Không về quê, sinh viên làm thêm dịp Tết
Bố mất sớm, nhà chỉ có mẹ chăm sóc ba đứa em, thế nhưng đã 4 năm qua, Lâm chưa một lần về quê ăn Tết cùng gia đình, vì phải làm thêm để lo thân và đỡ đần cho mẹ.
Ngược với bạn bè háo hức về quê ăn Tết, Nguyễn Thanh Lâm (quê Phú Yên, sinh viên năm 4 Trường Đại học Nông Lâm TPHCM) ở lại làm thêm, kiếm tiền trang trải việc học hành và phụ giúp gia đình.
“Xuân này con không về”
Lâm sinh ra trong một gia đình có 6 anh em, bố mẹ làm nông, nên cuộc sống gia đình khá khó khăn. Năm Lâm học lớp 12, bố Lâm qua đời. Lúc Lâm vào đại học, chị hai lấy chồng, một mình mẹ vất vả nuôi 5 anh em ăn học.
Thương mẹ, ngoài thời gian học, Lâm bắt đầu kiếm việc làm thêm để trang trải học hành. Những công việc Lâm thường làm là gia sư, phục vụ nhà hàng, cưới hỏi, làm bánh kẹo thủ công… Thời gian cứ trôi, đến Tết năm thứ nhất đại học, Lâm quyết định xin mẹ ở lại thành phố để làm thêm vì sợ về nhà tốn kém. Ban đầu, mẹ không cho, Lâm phải năn nỉ cả tháng trời mới được mẹ đồng ý.
Lâm nói với mẹ: “Nếu cả đi và về để ăn Tết với mẹ thì ít nhất cũng phải tốn gần 2 triệu tiền tàu xe. Rồi còn tiền vui chơi với bạn bè, lì xì mấy đứa em nữa”. Được mẹ đồng ý, Tết năm đó, Lâm xin làm việc ở Khu du lịch Suối Tiên với các công việc như bảo vệ, phục vụ nhà hàng, soát vé… Tổng cộng cả mùa Tết, Lâm kiếm được gần 2 triệu đồng để lo cho việc học.
Cũng trong lần đầu tiên đón Tết xa nhà đó, Lâm được Ban quản lý ký túc xá tổ chức đón giao thừa tập thể. Trong lúc vui chơi, ca hát, Lâm gọi điện về chúc Tết mẹ và mấy em. “Đó là lần đầu tiên xa nhà, vừa nghe tiếng mẹ trả lời là em nhớ ngay khuôn mặt mẹ. Hơn 10 phút nói chuyện mà chỉ hỏi được vài câu sức khỏe rồi hai mẹ con khóc sướt mướt qua điện thoại”, Lâm kể.
Năm nay, lại một lần nữa, Lâm không về quê đón Tết mà ở lại làm thêm. Lâm đang xin làm phục vụ trong một nhà hàng ở trung tâm thành phố với thu nhập khoảng 15-20.000 đồng/giờ. Trong khi đó Nguyễn Thị Bích Nga, sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, đang phụ bán quần áo ở chợ đêm, với mức lương 200.000 đồng.
4 năm đón Tết ở ký túc xá
Video đang HOT
Nguyễn Tiến Luật, quê Hà Tĩnh, sinh viên năm thứ 5 Trường Đại học Kiến trúc TPHCM, đã 4 năm không về quê ăn Tết. “Mỗi năm một lý do nhưng chính yếu vẫn là kinh tế khó khăn, một lần về nhà là một lần khó và gây tốn kém cho bố mẹ”, Luật nói.
Gia đình Luật có 3 anh em, bố mẹ làm nông. Hai anh trai của Luật đều công tác xa, một anh làm giáo viên ở Đắk Lắk và một anh làm bộ đội, còn Luật học tại TPHCM. “Tết nào cũng vậy, cả gia đình mong được đoàn viên nhưng khó lắm, ai cũng khó khăn, cũng công việc nên mỗi lần Tết là cả gia đình chỉ biết nhìn nhau qua ảnh, nghe giọng nhau qua điện thoại thôi”, Luật tâm sự.
Nguyễn Tiến Luật, sinh viên Đại học Kiến trúc TPHCM (trái) trong lần dẫn tour giáp Tết 2015.
Luật cho biết, công việc làm thêm của Luật những mùa Tết vừa qua chủ yếu là bảo vệ công trường xây dựng, phục vụ nhà hàng, tiệc cưới… Riêng năm nay, Luật xin được công việc hướng dẫn du lịch nên ít vất vả hơn so với những năm trước, thu nhập cũng cao hơn.
“Xin được công việc này mình vui lắm, vừa được đi đây đi đó lại được thu nhập tốt hơn”, Luật nói và cho biết mỗi ngày kiếm được 200.000-300.000 đồng.
“Là sinh viên đón Tết xa nhà, ai mà chả khóc khi nói chuyện với ba mẹ đêm giao thừa, nhưng ở lại mãi rồi cũng quen”, Luật kể.
Châu Ha Ri, quê An Giang, sinh viên năm 3 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cũng không về quê đón Tết và đang tất bật với công việc bảo vệ đường hoa. Ha Ri là con út trong gia đình nghèo có 7 anh chị em đều đã lập gia đình. Tuy nhà chỉ cách trường hơn 300 cây số nhưng 2 năm nay, Ha Ri không về quê đón Tết cùng ba mẹ vì kinh tế khó khăn.
“Các anh chị thì có gia đình riêng, ai cũng khó khăn trong khi bố mẹ đã già nên em muốn ở lại kiếm tiền để phụ giúp bố mẹ, lo thêm việc học”, Ha Ri kể.
Năm nay, Ha Ri xin làm bảo vệ đường hoa ngày Tết, với mức thù lao từ 15-18.000 đồng/giờ. Chu Minh Huy (quê Bà Rịa – Vũng Tàu), bạn học cùng lớp, cùng phòng trọ cũng ở lại làm thêm không về quê đón Tết. Theo Huy, làm thêm dịp Tết một ngày bằng lương 3 ngày thường. “Họ trả cho em mỗi giờ 40.000 đồng cho công việc phát quà ở siêu thị”, Huy kể.
Theo Nguyễn Dũng
Tiền Phong
Ăn Tết hay Tết "ăn"?
Dân gian mình thường nhắc đến dịp nghỉ Tết âm lich bằng một từ rất dân dã: "Ăn Tết!". Nhưng kèm theo cái Tết truyền thống trong xã hội hiện đại ngày nay cũng có lắm bi hài và người viết có cảm tưởng như chúng ta đang bị Tết... "ăn". Và trong Tết, người phụ nữ bỗng trở thành "con mồi" truyền thống.
Khi còn nhỏ xíu, tôi cứ nhớ mãi hình ảnh bà nội tôi lưng còng như đòn gánh lúi húi bắc bếp để chuẩn bị nấu bánh tét (thứ bánh đặc trưng Nam bộ ngày Tết, chỉ khác hình dáng bánh chưng ngoài Bắc). Mọi công đoạn nấu bánh gần như bà nội tôi lo hết, việc canh lửa canh nồi thì đám cháu chắt gọi là coi để mà coi. Gà gáy khuya thì chỉ còn lại những người phụ nữ trong nhà tỉ mẩn lùa than, thêm củi để nồi bánh tét đều lửa.
Ba tôi, một người đàn ông "của xã hội" khi ông luôn đi sớm về khuya vì tính chất công việc. Hình như hơn 10 năm nay ông không có bữa giao thừa nào tại nhà trừ một lần bất ngờ đổ bệnh, cũng là vì công việc. Con gà, tô cháo, mâm cúng rước ông bà một tay mẹ tôi lo hết vì lúc ấy thằng con trai là tôi đây đang bận đi dạo phố phường bên lũ bạn hoặc sánh bước cùng một cô gái mình thầm thương đi hái lộc. Khoảnh khắc giao thừa là khoảng khắc tôi bưng tô (bát) cháo lên ăn sảng khoái, nghe trên tivi lời chúc Tết năm sau giống nhau năm trước, rồi yên tâm đi ngủ để sáng mồng Một vui vẻ đến tìm. Tất cả mọi công việc, mẹ tôi là người chu tất. Âm thầm và đều đặn, như mọi năm...
Năm nào cũng như năm nào. Tết truyền thống gắn với những truyền thống. Cây niêu giờ vắng bóng, câu đối đỏ dần ít đi, tràng pháo thì bị cấm nhưng bánh chưng xanh vẫn còn và thịt mỡ, dưa hành vẫn hiện diện ở mỗi nhà. Trong cái Tết truyền thống của người Việt, sự mắc định về việc dựng cây niêu, đốt tràng pháo, viết câu đối thường do người đàn ông thực hiện. Nấu nồi bánh chưng, kho mớ thịt mỡ, ngâm hũ dưa hành là chuyện của đàn bà.
Bỗng dưng ngẫm phận đàn bà thấy buồn quá (dù Mai Cồ tôi là đàn ông chính hiệu)!
Cuộc sống như một vòng bánh xe, càng hiện đại càng lăn nhanh. Bánh chưng, dưa hành, thịt mỡ đều có thể mua sau khi được chế biến nên người phụ nữ cũng đỡ vất vả hơn. Nhưng cái sự vất vả đó đâu chỉ nằm ở khâu chuẩn bị mà còn ở khâu phục vụ. Họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp của chồng, con đến chơi nhà thì y như rằng chỉ có người phụ nữ lại bày biện, chăm nom, tiếp đãi và dọn dẹp. Sau một trận say của đức ông chồng hay cậu con quý tử, người phụ nữ đâu đã được nghỉ ngơi mà còn phải tất bật xoa dầu cho chồng, đắp chăn cho con kẻo trận gió độc nào đấy làm người say nhập viện.
Cái gánh nặng trách nhiệm đó mấy ai thấu hiểu?
Lỉnh kỉnh đồ đạc cùng chồng con về quê nội chúc Tết cũng là một thứ mệt mỏi của người phụ nữ Việt Nam, tôi nghĩ vậy. Cả năm chỉ có một cái Tết! Đó là thứ lý do thô thiển để yêu cầu người phụ nữ phải thể này thế nọ như họ phải luôn thế nọ, thế kia để phục vụ các quý ông. Tin tôi đi, có những cô, những chị của tôi chỉ mong ngày Tết được rảnh rang để... ngủ. Họ mất ngủ cả năm vì chồng con đấy các bạn ạ! Và nhiều khi giấc ngủ "cho đã" cũng chỉ là thứ để mơ ước vì đám đàn ông lười biếng chúng tôi hay những phụ nữ đã "quen" với truyền thống hầu hạ muốn thế...
"Ăn Tết!" là một câu cửa miệng nhưng tại sao lại là "Ăn Tết!" mà không là nghỉ Tết? Hay cái Tết bây giờ đang "ăn" chúng ta bằng những cách hành xử lỗi thời khi để những điều được cho là truyền thống đè nặng lên suy nghĩ và cách hành xử của mình.
Mà ở đó, phụ nữ là người chịu thiệt...
Theo NTD
Thi nhan sắc quốc tế: Người đẹp đang "nhờn" luật Thống kê sơ qua trong năm 2014, có ít nhất 5 trường hợp người đẹp Việt đi thi "chui" quốc tế bị phát hiện. Vắng mặt 3/5 cuộc thi sắc đẹp lớn nhất thế giới năm 2014, những tưởng hoạt động của người đẹp Việt Nam ở đấu trường sắc đẹp thế giới trở nên ảm đạm. Người đẹp Nguyễn Thị Loan lọt...