Không vay tiền nhà nước, chồng đại gia Diệu Hiền mua 3 trực thăng, đóng 220 tàu cá
Ông Trần Văn Trí cho biết một đối tác Hàn Quốc đã hứa giúp ông đóng mới tàu cá, mua trực thăng và xây cầu cảng đồng thời ông cũng xác nhận bán 50% cổ phần công ty cho một đối tác Nhật Bản.
Ông Trí đón 2 đối tác Hàn Quốc và Nhật Bản tại Hà Nội.
Sáng 30.8, ông Trần Văn Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Trí Việt (Vĩnh Long) cho biết đã làm việc với Chủ tịch HĐQT của một tập đoàn chuyên nhập khẩu thủy sản ở Nhật Bản vào ngày 28.8 về việc hợp tác kinh doanh, đưa sản phẩm của Trí Việt sang Nhật Bản tiêu thụ.
Theo đó, đối tác này đồng ý mua 50% cổ phần của Trí Việt, bao tiêu sản phẩm cho công ty của ông Trí gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ biển như cá ngừ đại dương, cá thu đao, mực sữa, chả cá biển.
“Đối tác này không nhập khẩu cá nước ngọt. Được đối tác mua cổ phần, chúng tôi được tiếp thêm nội lực tài chính trong việc ký kết hợp đồng đóng mới tàu cá vỏ thép với một doanh nghiệp đóng tàu thủy ở TP.HCM”, ông Trí cho biết.
Hai ngày trước đó, ông Trí cũng làm việc với đối tác đến từ Hàn Quốc. Doanh nghiệp này cũng hứa giúp chồng đại gia Diệu Hiền 50% vốn khi triển khai dự án nhập, đóng mới 220 tàu vỏ thép, 3 trực thăng, xây dựng 2 cầu cảng ở Phú Quốc (Kiên Giang) và Trần Đề (Sóc Trăng).
Về dự án này, hai tuần trước Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Hữu Vũ ký công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về những vấn đề của Công ty Trí Việt. Theo đó, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn nghiên cứu, giải quyết các đề xuất này theo thẩm quyền, quy định hiện hành.
Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao các Bộ với cơ quan liên quan báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Một tháng trước, Công ty Trí Việt có tờ trình gửi lãnh đạo nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước và các ngân hàng xin nhập và đóng mới 220 tàu vỏ thép, 3 máy bay trực thăng cứu hộ, cứu nạn. Doanh nghiệp cũng nêu phương án xây dựng 2 cầu cảng tại huyện đảo Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang và cảng Trần Đề ở Sóc Trăng.
Theo người đứng đầu Công ty Trí Việt, “nguyên nhân doanh nghiệp nhập và đóng mới tàu vỏ thép nhằm thực hiện chủ trương lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ về việc đóng mới, cải tạo, nâng cấp tàu đánh cá để giúp ngư dân có phương tiện khai thác thủy hải sản xa bờ an toàn trên vùng biển của Việt Nam”.
Theo ông Trí, từ trước tới nay hầu hết tàu của ngư dân trong nước được đóng bằng gỗ mang về từ rừng nên chỉ một va chạm của tàu biển nước ngoài đã đủ gây hư hỏng. Vì vậy, khi đổi tàu vỏ gỗ bằng tàu thép cho thấy một việc mà thực hiện được hai chủ trương lớn là chống phá rừng lấy gỗ đóng tàu, giữ được môi trường tốt và an toàn đánh bắt thủy sản kết hợp với an ninh quốc phòng trên biển.
“Chủ trương của Bộ Nông nghiệp là từ nay đến năm 2020 cả nước phải có đội tàu đánh bắt xa bờ 30.000 chiếc bằng vỏ thép. Với số lượng lớn như thế này thì thử hỏi các doanh nghiệp trong nước sẽ đóng đến bao nhiêu năm mới xong? Trí Việt xin chủ trương nhập và đóng mới tàu vỏ thép do nước ngoài đóng chỉ với mục đích giúp ngư dân đánh bắt an toàn trên biển chứ không phải lợi dụng chủ trương ưu đãi về lãi xuất vay vốn”, ông Trí cho biết.
Theo chồng đại gia Diệu Hiền, tàu của Trí Việt được đóng mới có thiết kế kho lạnh, ngư dân không cần mang nước đá theo.
“Theo tôi được biết, phía Trung Quốc mỗi lần ra khơi có đội tàu đánh bắt xa bờ đến 9.000 chiếc. Vì vậy, Việt Nam phải sớm có đội tàu vỏ thép hùng hậu để vươn khơi bám biển như nước láng giềng”, ông Trí nêu quan điểm.
Theo Hàm Yên
Một Thế Giới
Đằng sau sự ra đi của bà Ba Sương tại Thủy sản Sông Hậu
Thời gian gần đây ở Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Sông Hậu đã đứng bên bờ vực phá sản, dẫn đến trong một thời gian ngắn đã phải thay đổi các chức danh chủ chốt liên tục để cứu Công ty.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sông Hậu - nơi xảy ra những bất ổn trong thời gian qua
Khi bị các nông dân đòi nợ, ngày 4/7/2013 ông Trần Thanh Long Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Sông Hậu (Sohafood) đã làm đơn từ nhiệm gửi đến các cổ đông tha thiết được từ chức, trong đơn có đoạn ông Long viết: "Tôi không thể tiếp tục, mong quý cổ đông thông cảm và hiểu cho hoàn cảnh của tôi. Việc nắm giữ là lực bất tòng tâm và tôi hoàn toàn không thể".
Ngày 29/7 ông Nguyễn Tấn Thanh - Giám đốc cũng làm đơn thoái thác đến các thành viên trong HĐQT than vãn khó khăn, nợ nần Sohafood đang trên bờ vực phá sản và ông Thanh không thể tiếp tục điều hành được. Trong đơn gửi các thành viên HĐQT, các cổ đông, các chủ nợ có đoạn viết: "Trong 2 năm giữ chức Giám đốc điều hành tôi đã tìm mọi cách để công ty vượt qua khó khăn. Tuy nhiên thời gian gần đây hoạt động của Cty chỉ duy trì ở mức tồn tại". Ông Thanh cũng chỉ ra hàng loạt khó khăn của Cty và đề nghị các cổ đông, các thành viên HĐQT tìm cách giải quyết.
Trước tình hình trên, ngày 1/8 các thành viên trong HĐQT tổ chức cuộc họp tại TPHCM chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông Trần Thanh Long - Chủ tịch HĐQT và tạm đình chỉ chức vụ giám đốc đối với ông Nguyễn Tấn Thanh. Tại cuộc họp này các thành viên HĐQT cũng thống nhất bầu bà Trần Ngọc Sương giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc của Sohafood.
Sau gần 3 tháng điều hành Sohafood, bà Trần Ngọc Sương trả được 10% nợ tiền cá cho nông dân, không đúng cam kết trả 20% trước ngày 15/9, nên nhiều chủ nợ phản ứng. Vin vào cớ đó ngày 10/10 Sohafood tổ chức đại hội cổ đông bất thường nhưng không thành. Ngày 26/10 tổ chức đại hội lần 2 cũng không thành, do tỷ lệ cổ đông đến dự quá thấp. Lý do các cuộc họp bất thường này là nhằm phế truất chức của bà Sương.
Sáng 26/10, sau khi đại hội bất thành, ông Nguyễn Tấn Thanh và ông Nguyễn Trường Hải (được giới thiệu là luật sư của ông Thanh) soạn "đơn thỉnh cầu gửi Sở KH&ĐT TP Cần Thơ" đã họp với các chủ nợ nông dân để lấy chữ ký.
Ông Nguyễn Tấn Thanh, mới đây đã tha thiết xin quay trở lại để điều hành công ty
Đơn có đoạn: "Hiện tại người có tâm huyết và khả năng điều hành phục hồi lại Sohafood chỉ có ông Nguyễn Tấn Thanh, người có năng lực, kinh nghiệm trong ngành thủy sản và là người có tiềm lực kinh tế vững chắc, đặc biệt quan tâm đến bà con nông dân", cho nên đề xuất UBND TP Cần Thơ "tạm giao cho ông Nguyễn Tấn Thanh điều hành Sohafood".
Tại cuộc họp, một nông dân chủ nợ hỏi ông Thanh: "Cơ sở nào, trước đây ông mua cá của nông dân để nợ kéo dài nên bị tạm đình chỉ, nay ông lại khẳng định nếu được phục chức thì trả được nợ cho nông dân?". Ông Thanh lúng túng không trả lời.
Mới đây tại cuộc Đại hội cổ đông lần 3 Bà Trần Ngọc Sương tuyên bố: "Tôi sẵn sàng bàn giao lại tất cả công việc khi tìm được người có đủ khả năng và có lộ trình trả nợ cho hơn 50 hộ nông dân và công ăn việc làm cho hơn 1.000 người lao động tại Sohafood."
Tại đại hội lần này, ông Trần Văn Trí (chồng của bà Diệu Hiền) được các cổ đông khác ủy quyền để tham gia đại hội, sau đó được bầu bổ sung vào HĐQT và được bầu giữ chức chủ tịch HĐQT.
Ông Trần Văn Trí (phải) vừa được bầu giữ chức chủ tịch HĐQT Sohafood
Sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT, ông Trí cho biết, ông đợi cấp lại giấy phép kinh doanh mới, công ty sẽ tìm cách trả nợ cho nông dân sớm nhất. Những hộ có ý muốn trở thành cổ đông công ty sẽ xem xét theo phương án trả nợ bằng cách bán cổ phần, cách thứ hai là công ty sẽ tìm nguồn vốn khác để trả nợ bằng tiền mặt cho nông dân.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Bộ GTVT "tước" quyền chủ đầu tư hàng loạt dự án của ngành đường sắt Bộ GTVT vừa "tước" quyền chủ đầu tư các dự án vốn ngân sách, vốn ODA đã giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam. Trong đó có dự án đường sắt tai tiếng vì nhận hối lộ của JTC và dự án "đội" vốn 300 triệu USD. Quyết định chuyển chức năng chủ đầu tư...