Không ủng hộ Tổng thống Trump, “đại gia” dầu mỏ thế giới từ chối tăng sản lượng
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih, chỉ ra: “Từ tháng 6/2018 đến nay, Saudi Arabia vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường”.
Ảnh: ShutterStock
Các nước sản xuất dầu lớn của thế giới, dẫn đầu bởi Saudi Arabia và Nga trong ngày Chủ Nhật đã phát đi tín hiệu về việc họ không thấy cần thiết phải gấp rút tăng sản lượng dầu bất chấp việc Tổng thống Donald Trump đang gây sức ép lên các nước buộc họ bơm thêm dầu ra thị trường và giữ giá dầu ở mức thấp.
Theo New York Times, trong cuộc họp bàn về sản lượng mới đây tại Algier, các quan chức thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nước liên minh trong đó bao gồm Nga khẳng định rằng sau những đợt tăng sản lượng gần đây, các khách hàng đã có đủ nguồn cung.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih, chỉ ra: “Từ tháng 6/2018 đến nay, Saudi Arabia vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường”.
Chính phủ Saudi Arabia và một số nước đồng minh hiện đang cố gắng cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu của Tổng thống Trump cũng như mục tiêu không bơm quá nhiều dầu vào thị trường, giống như những gì họ đã từng làm trong năm 2014. Khi đó việc nguồn cung dầu trên thị trường quá cao không khỏi tàn phá những nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ.
Video đang HOT
Chuyên viên nghiên cứu tại tổ chức môi giới Kayrros ở Paris, ông Antoine Halff, nhấn mạnh: “Họ đang cố gắng trấn an Tổng thống Trump, cùng lúc đó không khiến cho nội bộ OPEC trở nên chia rẽ”.
Khi mà giá dầu Brent đang lên sát mức 80USD/thùng, Tổng thống Trump đã dùng Twiiter và một số phương tiện khác để tác động đến OPEC nhằm tăng sản lượng dầu. Thông điệp của ông chủ yếu nhắm đến Saudi Arabia, nước sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC.
Trong tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định lại quan điểm của mình: “Chúng tôi bảo vệ các nước Trung Đông, chắc chắn họ sẽ không thể an toàn nếu không có chúng tôi, và họ vẫn tiếp tục đẩy giá dầu lên cao hơn nữa. Quyền lực của OPEC cần phải giảm ngay được giá dầu”.
Theo giới chuyên gia phân tích chính trị, Tổng thống Trump nhiều khả năng không muốn giá dầu tăng quá cao, điều này có thể tác động xấu đến Đảng Cộng hòa khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đến gần.
Cuối năm 2016, OPEC và Nga đã đồng ý hạn chế sản lượng dầu, điều này đã khiến cho giá dầu Brent tăng đến 20% trong năm nay. Việc Tổng thống Trump quyết định tái áp dụng lệnh trừng phạt chống Iran đã đẩy giá dầu tăng cao trong năm nay.
TRUNG MẾN
Theo bizlive
Nga bóp nguồn tiền IS teo tóp
Theo ông Sergey Beseda, đại diện Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), IS đang tìm kiếm nguồn tài chính mới do nguồn tiền của chúng suy giảm lớn.
So với các khoản tài chính ước tính vào khoảng 3 tỷ USD trong năm 2014, hiện IS chỉ kiếm được 200-300 triệu USD mỗi năm.
Vì vậy, nhóm khủng bố này đang có xu hướng đầu tư các nguồn tiền kiếm được trước đây vào việc kinh doanh hợp pháp nhằm thu được những khoản tài chính đều đặn cho những hoạt động tiếp theo.
Để cải thiện tình hình tài chính, IS cũng đã thay đổi phương thức hoạt động, như tăng cường tuyên truyền và tuyển dụng trên các mạng xã hội. Thậm chí, ông Beseda còn cho rằng IS có thể sẽ triển khai "một số kênh buôn lậu ma túy."
Nguồn tài chính của IS đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Việc IS lâm vào tình trạng thiếu hụt tài chính xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính là chúng đã mất quyền kiểm soát những mỏ dầu hồi cuối năm 2017, đặc biệt là các mỏ dầu chiến lược Omar ở vùng nông thôn phía Đông Nam tỉnh Deir Ezzor.
Ngoài dầu mỏ, nguồn thu lớn thứ hai của nhóm khủng bố này có được là tiền chuộc các con tin. Theo ước tính của Bloomberg, IS kiếm được khoảng 35-45 triệu USD trong năm 2014 từ những món tiền trả cho con tin.
Nguồn thu đáng kể nữa của IS là bán các cổ vật chúng tìm được trên lãnh thổ chiếm giữ trái phép. Một quan chức tình báo nói với Guardian rằng, IS kiếm được 36 triệu USD từ al-Nabuk, một khu vực đồi núi phía tây Damascus, Syria gồm có các cổ vật có niên đại lên đến hàng ngàn năm.
Ngoài ra, IS còn thu thuế của chính người dân ở những thành phố đông đúc thuộc lãnh thổ mà chúng nắm giữ, kiểm soát lương thực và các nguồn tài nguyên quan trọng khác. Chúng cũng nhận được nguồn tiền từ các cá nhân ở các quốc gia thuộc vùng Vịnh. Các tài khoản này rất khó bị phát hiện.
Tuy nhiên, do phần lớn vùng lãnh thổ Syria trước đây do IS kiểm soát đều đã bị Nga và Syria giải phóng nên đã tác động tiêu cực đến nguồn tài chính của nhóm khủng bố vốn được đánh giá là giàu nhất trong các nhóm khủng bố này.
Mặc dù vậy, để chặn đứng được nguồn cung tài chính của IS không phải là việc dễ dàng.
Ông Matthew Levitt, cựu quan chức chống khủng bố kiêm tình báo tài chính của Bộ Tài chính Mỹ, cho hay: rút kinh nghiệm từ tổ chức tiền thân như Al-Qaeda, IS không dính líu tới hệ thống tài chính quốc tế và vì thế, tổ chức này không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt hay các luật chống rửa tiền và các quy định của ngân hàng.
Ngoài ra, IS kiếm tiền bằng cách chính thức hóa hệ thống tài chính nội bộ trong "nhà nước" tự xưng của chúng. Vì thế, để có thể cắt đứt đường dây tiếp cận của nhóm này với nguồn tài chính từ địa phương rất khó.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Người dân Iraq phong tỏa nhiều cơ sở dầu mỏ chiến lược Ngày 2/9, hàng trăm người biểu tình đã phong tỏa các cơ sở dầu khí chiến lược ở tỉnh Basra, cái nôi của phong trào phản kháng xã hội tại Iraq trong thời gian gần đây, theo AFP. Người biểu tình phong tỏa một tuyến đường dẫn đến mỏ dầu Ben Omar Hàng chục người biểu tình tụ tập trên con đường dẫn...