Không tước GPLX vĩnh viễn đối với người vi phạm
Không còn lỗi vi phạm giao thông nào mà người điều khiển bị tước bằng lái vĩnh viễn.
Theo Nghị định 171 mà Chính phủ vừa ban hành, từ đầu năm 2014 trở đi, sẽ không còn lỗi vi phạm giao thông nào mà chủ phương tiện bị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn.
Trước đây, trong quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, có rất nhiều hành vi mà chủ phương tiện bị tước GPLX vô thời hạn. Nhưng với quy định mới, chủ phương tiện vi phạm những lỗi này sẽ được giảm mức phạt. Họ sẽ chỉ bị tước GPLX trong một thời hạn nhất định.
Chẳng hạn, theo Nghị định 71 trước đó, người lái ô tô lạng lách, đánh võng mà gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh của người thi hành công vụ sẽ bị phạt 15 triệu – 25 triệu đồng, và bị tước quyền sử dụng GPLX không thời hạn.
Nhưng theo quy định mới, hành vi này sẽ bị phạt 15 triệu – 20 triệu đồng và chỉ bị tước quyền sử dụng GPLX 4 tháng.
Video đang HOT
Trước đây, người đi mô tô, xe máy vi phạm lỗi trên bị phạt 10 triệu – 14 triệu đồng và cũng bị tước quyền sử dụng GPLX không thời hạn. Thậm chí chỉ cần tái phạm hành vi đánh võng cũng bị tước GPLX vô thời hạn.
Từ đầu năm 2014 trở đi, sẽ không còn lỗi vi phạm giao thông nào mà chủ phương tiện bị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn.
Nhưng từ năm sau, xe máy có hành vi trên chỉ bị giữ nguyên mức phạt tiền và tước quyền sử dụng GPLX 4 tháng.
Một cán bộ CSGT tại Hà Nội, cho biết, tước GPLX là một hình thức phạt bổ sung ngoài phạt tiền với người vi phạm. Những người bị tước quyền sử dụng GPLX không thời hạn thường là chủ phương tiện có vi phạm giao thông rất nghiêm trọng. Người nào bị tước GPLX không thời hạn, sẽ không còn cơ hội học tập hoặc sát hạch để lấy bằng khác. Điều đó đồng nghĩa với việc họ không được điều khiển xe cơ giới nữa.
Với quy định mới, người vi phạm vẫn bị tước GPLX nhưng chỉ trong thời hạn nhất định, sau đó có thể điều khiển phương tiện trở lại.
“Tôi cho rằng, hình thức xử phạt mới này cũng là hợp lý và tạo điều kiện cho người tham gia giao thông.” – Viên CSGT nêu quan điểm.
Theo Khampha
Liên tiếp bắt nhiều vụ vận chuyển trái phép gỗ quý
Ngày 19/10, Hạt Kiểm lâm huyện Đông Hòa (Phú Yên) cho biết đã đề nghị UBND huyện này ra quyết định xử phạt 25 triệu đồng đối với ông Nguyễn Công Danh (ở xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa, Phú Yên) do vận chuyển gỗ trái phép.
Thông tin ban đầu cho biết, rạng sáng 1/10, cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ ô tô 78C-01151 do ông Danh điều khiển đang vận chuyển gần 5m3gỗ sơn huyết nhóm 1. Tại cơ quan chức năng, ông Danh khai nhận, toàn bộ số gỗ trên được chuyển từ huyện Sông Hinh (Phú Yên) đến đèo Cả (giữa hai tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa) để sang xe, nhưng không biết chủ gỗ và người nhận là ai.
Bùng phát tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép gỗ Sơn huyết tại Phú Yên
Trước đó, UBND tỉnh Phú Yên đã ra quyết định xử phạt 25 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 6 tháng đối với ông Trần Quang Hưng (trú ở thôn Phú Thịnh, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa) do vận chuyển gỗ sơn huyết trái phép.
Theo UBND tỉnh Phú Yên, từ đầu năm đến nay, tỉnh này đã ra quyết định xử phạt 10 đối tượng gần 420 triệu đồng, tịch thu hơn 27m3 gỗ các loại, tước giấy phép lái xe 6 tháng đối với 7 trường hợp do cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép.
Tình trạng mua bán, thu gom, vận chuyển gỗ sơn huyết trái phép đang bùng phát phức tạp tại các tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk,..., cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện, xử phạt nhiều vụ nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra.
Sơn Công
Theo Dantri
"Ôm cục tức" vì... hộp đen Hiện nhiều chủ xe, chủ doanh nghiệp vận tải đang "ngậm đắng" đóng tiền phạt vì gắn hộp đen không hợp quy, hợp chuẩn, đồng thời phải gấp rút bổ sung những tính năng còn thiếu để đối phó đoàn kiểm tra. Khi Nghị định 91 quy định các phương tiện là xe vận tải khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển...