Không tự ý tăng liều thuốc trị gút để tránh ngộ độc
Tôi bị bệnh gút nên thường hay phải uống thuốc colchicine. Xin được hỏi bác sĩ, nếu các cơn đau sau này nặng hơn thì tôi có được phép tăng liều của thuốc lên không?
Nguyễn Văn Ơn (Hà Nội)
Colchicin là một trong những loại thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh gút. Tác dụng của thuốc là làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế thực bào các vi tinh thể urat, từ đó làm ngừng sự tạo thành acid lactic, giữ cho pH tại chỗ được bình thường (vì pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể monosodium urat kết tủa tại các mô ở khớp). Với đợt cấp của gút, colchicin là thuốc được chọn dùng để làm giảm đau và dùng để chẩn đoán viêm khớp do gút.
Ngoài ra, colchicin cũng có những độc tính nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu người bệnh sử dụng không đúng cách. Vì vậy, trong điều trị đợt gút cấp, cách uống thuốc là rất quan trọng. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng và thời gian uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. au và sưng khớp thường giảm sau 12 giờ và thường hết hẳn sau khi dùng thuốc 48 – 72 giờ. Nếu cần thiết phải uống lại thì đợt uống mới phải cách lần uống trước 2-3 ngày để tránh các tổn thương do thuốc gây ra.
Video đang HOT
Khi dùng thuốc thấy có hiện tượng bất thường như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy… cần ngừng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Thêm một loại thuốc hứa hẹn trong điều trị COVID-19
Theo thông tin mà hãng Merck đưa ra tại cuộc họp với các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, thuốc này giúp giảm đáng kể tải lượng virus trong vòng 5 ngày điều trị.
Ảnh minh họa
Theo AFP, hãng dược Merck của Đức và đối tác Mỹ Ridgeback Biotherapeutics vừa công bố kết quả khả quan sau khi thử nghiệm loại thuốc uống Molnupiravir giúp điều trị COVID-19.
Theo thông tin mà hãng Merck đưa ra tại cuộc họp với các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, thuốc này giúp giảm đáng kể tải lượng virus trong vòng 5 ngày điều trị. Tuy nhiên, hãng này cũng thừa nhận cần có những thử nghiệm khác để xác nhận kết quả khả quan nêu trên.
Giai đoạn thử nghiệm 2A (trong 3 giai đoạn cần có trước khi đưa thuốc ra thị trường) đã được tiến hành đối với 202 người có triệu chứng COVID-19 nhưng không nhập viện. Kết quả cho thấy không có lo ngại gì về mức độ an toàn và trong số 4 trường hợp nghiêm trọng được báo cáo, không có trường hợp nào liên quan đến việc dùng thuốc.
Ông William Fischer, một giám đốc nghiên cứu và là giáo sư y học ở Đại học Bắc Carolina (Mỹ), nhận định kết quả nghiên cứu này rất hứa hẹn, dựa theo sự giảm sút nhanh chóng của tải lượng virus ở những người mắc COVID-19 giai đoạn đầu và được cho uống Molnupiravir.
Hiện hãng Merck cũng đang nghiên cứu một loại thuốc điều trị có tên gọi MK-711. Những kết quả thử nghiệm lâm sàng đầu tiên, công bố hồi cuối tháng 1/2021, đã cho thấy dòng thuốc này giảm được hơn 50% nguy cơ tử vong hoặc khó thở ở bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện với các triệu chứng từ vừa đến nặng.
Trong một diễn biến liên quan khác, Anh vừa công bố nghiên cứu thử nghiệm thuốc trị bệnh gout để chữa COVID-10. Tuy nhiên, thuốc đã không phát huy tác dụng đối với các bệnh nhân mắc COVID-19 phải nhập viện.
Loại thuốc trên là colchicine, một dược phẩm lâu đời thường dùng để điều trị các bệnh gout. Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu trên cho biết dựa trên một phân tích sơ bộ, một hội đồng độc lập đã đề xuất tạm dừng việc tuyển các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm loại thuốc này trong khuôn khổ dự án mang tên "Phục hồi" do Chính phủ Anh hỗ trợ.
Đây là dự án thử nghiệm lớn nhất thế giới về phương pháp điều trị biến chứng ở các bệnh nhân phải nhập viện vì mắc COVID-19. Dự án này đã phát hiện 2 phương pháp điều trị có thể tăng cơ hội sống đối với các bệnh nhân mắc COVID-19.
Ông Peter Horby, một trong các nhà điều tra dự án thử nghiệm, nhấn mạnh đây là thông tin quan trọng và hữu ích cho công tác chăm sóc các bệnh nhân ở Anh và trên thế giới trong tương lai.
Colchicine là một loại thuốc chống viêm mạnh đã được biết đến từ rất lâu, được phát hiện cách đây 150 năm. Thuốc được chiết xuất từ một loại cây có tên là Colchicum autumnale và được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như bệnh gout, viêm khớp, viêm màng ngoài tim và một số bệnh khác.
Cô bé 7 tuổi ngày nào cũng chạy 10km, biết lý do ai cũng rưng rưng Hình ảnh cô bé 7 tuổi ngày nào cũng miệt mài chạy 10km đến mức mệt lả khiến nhiều người rơi nước mắt. Theo thông tin trên tờ Qilu Evening News , Xiaohan, 10 tuổi được phát hiện bị mắc bệnh thiếu máu bất sản nghiêm trọng vào tháng 6 năm ngoái. Phương pháp điều trị tốt nhất là cấy ghép tủy xương....