Không tự khắc phục được thì tìm biện pháp ngăn chặn
Chiều qua 29-10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ. Bộ trưởng và lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời nhiều câu hỏi nóng của báo giới liên quan tới cân đối thu- chi ngân sách trong bối cảnh nợ công tăng cao, làm rõ thêm thông tin về vụ bắt giữ, tạm giam nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương.
- Xin hỏi Bộ trưởng, trong cuộc họp Chính phủ, vụ việc bắt giữ, tạm giam ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương có được đặt ra? Thủ tướng có ý kiến gì về việc này không?
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên: Về việc ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương vừa bị bắt, ban đầu khi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiến hành thanh tra thường xuyên đã phát hiện Ngân hàng này có những dấu hiệu bất ổn, nên đã thông báo lại cho ông Thắm chuẩn bị khắc phục những bất ổn đó, đưa ngân hàng hoạt động tốt hơn, có quy định thời gian để thực hiện. Sau khi cơ quan điều tra vào cuộc, phát hiện ông Hà Văn Thắm không tự khắc phục được sai lầm của mình nên đã xem xét khởi tố, Viện Kiểm sát phê chuẩn dùng biện pháp ngăn chặn, bắt tạm giam ông này. Tội danh là vi phạm các quy định về tín dụng.
Chính phủ không bàn nội dung này tại phiên họp, chỉ thông tin qua báo cáo. Quan điểm của Chính phủ, đối với các vi phạm thuộc lĩnh vực kinh tế, chúng ta hết sức thận trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho những người vi phạm tự khắc phục và khi nào họ không tự khắc phục được thì chúng ta tìm biện pháp ngăn chặn cần thiết. Đó là trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật. Chúng ta không hình sự hóa với những trường hợp vi phạm kinh tế khi không cần thiết. Cơ quan điều tra đang điều tra vụ việc và sẽ thông báo khi có kết quả chính thức.
- Ngân hàng Nhà nước có thể cho biết nguyên nhân chính dẫn đến việc thanh tra phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra? Sai phạm cụ thể của ông Thắm ra sao?
Video đang HOT
- Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: Trong quá trình giám sát và thanh tra đối với các tổ chức tín dụng nói chung, cũng như Ngân hàng Đại Dương nói riêng, NHNN đã phát hiện ra những sai phạm trong hoạt động lãnh đạo của cá nhân ông Hà Văn Thắm. NHNN đã đề nghị Ngân hàng Đại Dương khắc phục sau thanh tra. Trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, NHNN thấy rằng Ngân hàng Đại Dương chưa khắc phục những sai phạm và lại phát sinh thêm những sai phạm mới. NHNN đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra và hiện nay cơ quan điều tra đang trong quá trình điều tra tất cả sai phạm của ông Hà Văn Thắm.
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên: Như tôi vừa nói, Thanh tra NHNN đã làm nhiệm vụ thường xuyên của mình trong quá trình quản lý Nhà nước. Quá trình thanh tra đã phát hiện những dấu hiệu vi phạm. Tuy nhiên, những dấu hiệu đó mới là bước đầu, còn cơ quan điều tra khi xét thấy những dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì cần phải xử lý. Chúng ta chờ kết quả điều tra làm rõ thì sẽ có thông tin chính xác hơn.
- Hiện nay chi thường xuyên chiếm 70% cơ cấu chi. Xin Bộ trưởng cho biết lí do khiến chi thường xuyên tăng cao, có phải do kỷ luật ngân sách chưa nghiêm và giải pháp của Chính phủ trong thời gian tới?
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên: Về cơ cấu chi, Chính phủ đã có báo cáo trong kỳ họp Chính phủ lần này cũng như báo cáo trước Quốc hội. Chúng ta biết rằng đất nước hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Tăng trưởng của chúng ta nhiều năm chưa đạt chỉ tiêu đề ra, nhưng chúng ta không giảm bất cứ loại chi nào cho con người, an sinh xã hội và quốc phòng trong tình hình mới.
Con số mà chúng ta thấy là tốc độ tăng chi chung cao, mà trong đó chi thường xuyên cao hơn tốc độ tăng GDP. Đây là sự cân đối không hợp lý. Chính phủ bàn và thấy rằng, cần có giải pháp để tính toán lại, cân đối lại.
Chúng ta nói nôm na như trong gia đình là có những nhu cầu không thể giảm mà thậm chí còn tăng, nhất là cho con người. Chi lương tăng suốt thời gian qua. Chi cho đầu tư phát triển giảm. Lần này Chính phủ bàn và đặt ra yêu cầu phải tính toán lại bằng cách tiết kiệm, tính toán cho hợp lý, quản lý, kiểm soát tốt, cân đối lại nguồn chi để đảm bảo quá trình lâu dài. Trong đó có tính toán giải pháp lương tới đây.
Trong lúc kinh tế khó khăn, chúng ta đã giảm một số nguồn thu, giảm, giãn thuế để doanh nghiệp có điều kiện vượt qua khó khăn, điều đó cũng làm cho thu-chi của chúng ta bị ảnh hưởng. Cần bàn kỹ lại, tính toán lại, kiểm soát chặt chẽ để thu-chi cân đối được.
Theo_An ninh thủ đô
Phạt người đội mũ bảo hiểm rởm: Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phản bác
Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, việc phạt mũ bảo hiểm rởm là trách nhiệm của cơ quan chức năng chứ không bắt người dân phải chấp nhận điều đó.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/7, khi được hỏi về việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm từ ngày 1/7, cụ thể là cảnh sát giao thông đã được trang bị kiến thức để có thể đánh giá chất lượng của mũ bảo hiểm? Có cơ chế quản lý để người dân có thể mua được mũ xịn? Cơ chế nộp tiền phạt như thế nào?
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: Theo điều 8, xử phạt người điều khiển phương tiện, chỉ có 2 hành vi bị phạt là không đội mũ bảo hiểm và đội mũ không cài dây.
"Thông tin phạt người đội mũ kém chất lượng thời gian qua là không chuẩn, khiến người dân bất an. Báo chí hãy đăng tải thông tin chính xác để người dân được yên tâm", Bộ trưởng Nên nói.
Cũng theo Bộ trưởng, ai cũng muốn bảo vệ tính mạng người dân nhưng trong điều kiện hiện nay chỉ nên phạt như thế. Việc phạt mũ bảo hiểm rởm là trách nhiệm của cơ quan chức năng chứ không bắt người dân phải chấp nhận điều đó.
Châu Anh
Theo_VTC
"Tình huống xấu nhất là có thể chấm dứt quan hệ giữa hai nước" Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, tình huống xấu có thể xảy ra sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 là có sự hạn chế giao thương giữa biên giới Việt - Trung, đóng cửa biên giới và cao nhất là chấm dứt quan hệ giữa 2 nước... Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính...