Không từ bỏ việc học dù từng run vì đói, một cái cặp cũng ‘chỉ là mơ’
Mồ côi, thể chất không tốt, nhưng Kim Mỹ vượt qua tất cả để được học và cô gái người Raglai vừa trúng tuyển vào ngành luật của Trường đại học Quy Nhơn.
Bạn Cao Thị Kim Mỹ phụ phát cơm cho nhiều người ở Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn – Ảnh: MINH CHIẾN
Giữa thung lũng mây xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) có một ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh từ các cụ già đến những em thơ… Nhiều ngày qua, mọi người ở Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn ai cũng vui khi hay tin “chị cả” Cao Thị Kim Mỹ đỗ vào ngành luật Trường đại học Quy Nhơn.
Vào trung tâm bảo trợ xã hội để tiếp tục đ ược học
Vừa phụ phát cơm, dọn bàn ghế cho mọi người tại trung tâm, đợi đến khi mọi người ngồi ăn ổn định, Mỹ mới lo cho bữa trưa của mình. Có bé gái tầm 6-7 tuổi xới cơm nhưng không chịu ăn, mắt rưng rưng chực khóc, vậy là Mỹ liền đến dỗ dành, ôm em vào lòng.
Mỹ kể lúc mới vào trung tâm, em cũng như các em nhỏ tại đây, đầy bỡ ngỡ, nhớ nhà lại ra sân khóc một mình.
Cô nữ sinh người Raglai Cao Thị Kim Mỹ với ước mơ trở thành nữ luật sư – Ảnh: MINH CHIẾN
Ngập ngừng một lúc, Mỹ tâm sự rằng: “Lúc mẹ mất, mấy anh em không biết bấu víu vào ai, cứ tự nuôi nhau mà sống. Trong nhà không có gì, toàn bộ áo quần của em là đồ được các đoàn từ thiện cho. Em luôn phải nhịn ăn sáng, có hôm vì đói mà cầm bút cũng run. Lúc đó thích một cái cặp mới, một đôi dép mới nhưng không có được”.
Không từ bỏ, cô nữ sinh xé từng trang giấy đóng thành tập để học, sách được thầy cô cho, còn chiếc cặp là bì đựng hồ sơ bằng nhựa.
Biết được hoàn cảnh của Mỹ, cán bộ trong Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn đã đến vận động em vào trung tâm để có cuộc sống tốt hơn. Mới đầu Mỹ rất băn khoăn, nửa muốn đi, nửa lại không vì không nỡ xa anh và các cháu.
“Nhưng lúc đó nhà khó khăn quá, em không muốn làm gánh nặng của anh nên đã đồng ý vào trung tâm. Em muốn vào đây để có thể tiếp tục đi học như các bạn, em biết chỉ có học mới thoát được cái nghèo, cái khổ” – Mỹ nói.
Cô Bo Bo Thị Đào, người quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ tại trung tâm, cho hay vì cùng là người Raglai nên cô có thể hiểu được văn hóa, ngôn ngữ và dễ dàng tiếp xúc với Mỹ. Từ lâu mọi người tại đây đều xem nhau như một gia đình, nhưng mỗi người lại có một câu chuyện, hoàn cảnh riêng. Trong đó Mỹ là người đặc biệt khi vào trung tâm ở độ tuổi bắt đầu dậy thì, khá nhạy cảm.
“Tôi theo sát từ khi em vào trung tâm đến bây giờ. Những em nhỏ 5, 6 tuổi vào đây ngày đầu các em có thể quấy khóc nhưng mau quên và dễ hòa nhập, còn Mỹ vào đây khi đã 12 tuổi, em ít thể hiện cảm xúc ra ngoài, tuy nhiên chúng tôi hiểu bên trong em luôn có nhiều nỗi buồn.
Hồi mới vào em hay ra một góc sân ngồi thẫn thờ, cả một khoảng thời gian dài em lặng im, rất ít khi nói chuyện vì tủi thân, các thầy cô tại trung tâm phải động viên rất nhiều” – cô Đào cho hay.
Video đang HOT
Từ lâu Mỹ đã xem những cô giáo, cán bộ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn như những người mẹ, người chị của mình.
“Em chẳng có gì để đền đáp nên chỉ ráng học thật tốt”
“Lúc mới vào sức học của Mỹ không bằng các bạn, người gầy gò, thiếu dinh dưỡng. Vậy là các thầy cô ở trung tâm người thì dạy thêm để em nâng cao kiến thức, rồi còn bổ sung dinh dưỡng cho em. Nhìn em thay đổi qua từng ngày, dần cởi mở, tinh thần học tập ngày càng tiến bộ, chúng tôi rất vui” – cô Đào nói.
Mồ côi, khó khăn, thể chất không được tốt, nhưng Mỹ vượt qua tất cả để sống và học. Mỹ vừa trúng tuyển vào ngành luật của Trường đại học Quy Nhơn. “Những người làm công tác nuôi dạy, giáo dục trẻ ở đây không có gì hạnh phúc hơn khi các em đạt được những thành tích, kết quả tốt trong học tập. Việc Mỹ đỗ vào trường em yêu thích làm chúng tôi cũng vui lây” – cô Đào tâm sự.
Bữa cơm trưa của những cụ già, em nhỏ tại trung tâm – Ảnh: MINH CHIẾN
Theo cô Nguyễn Trần Thúy Vân – giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn, tại trung tâm đang chăm sóc 26 người (12 người lớn và 14 trẻ em). “Những bé ở đây chịu nhiều thiệt thòi và kém may mắn. Việc Mỹ đỗ vào đại học là niềm vui của mọi người tại trung tâm và cũng là động lực để các em nhỏ noi theo” – cô Vân nói.
Ngước nhìn cô Đào, cô Vân, Mỹ bẽn lẽn nói rằng từ lâu em đã xem các thầy cô ở đây như những người mẹ, người chị. “Lúc em bị ốm, sốt, người nấu những chén cháo, mua từng bì thuốc luôn là các cô. Nếu ở ngoài, em phải tự lo vì không có ai quan tâm. Em chẳng có gì để đền đáp công ơn này nên chỉ ráng học thật tốt, để sau này có thể quay lại giúp các em nhỏ tại đây.
Các cô còn dặn ra ngoài đó có gì khó khăn cứ gọi điện về, nhưng em sẽ cố vượt qua, chứ gọi về sợ nhớ mọi người rồi khóc mất. Em sẽ đi làm thêm với đăng ký ở ký túc xá để giảm bớt tiền sinh hoạt phí” – Mỹ dự định.
Mỹ cũng tâm sự rằng lý do em chọn ngành luật không chỉ vì muốn hiểu rõ hơn về luật pháp hay làm một nữ luật sư, bảo vệ cho lẽ phải, mà quan trọng hơn là phổ biến những quy định cho người dân tại huyện miền núi còn khó khăn như Khánh Sơn.
“Em hầu như không nhớ mặt ba vì ông bỏ nhà đi từ sớm, một mình mẹ làm lụng nuôi 6 người con, sau em còn một em trai nữa. Mẹ em cũng mất sớm, em sống ở nhà anh trai. Ban ngày anh lên rẫy trồng keo, trồng sắn, em ở nhà nấu cơm, trông cháu, đôi khi còn giã gạo thuê kiếm ít đồng cho anh đi chợ” – Mỹ kể.
Chuyện tình 10 năm vượt ám ảnh tự ti và lời hứa của chàng 9X nổi tiếng
Tình yêu giúp họ tốt hơn. Quang Minh vượt qua tự ti để gây dựng sự nghiệp còn Việt Trúc từ "cô tiểu thư không biết gì về cuộc đời" được mở rộng vòng tròn xã hội, tìm thấy phiên bản tốt nhất của mình.
Tizi Đích Lép là tên chung của Huỳnh Quang Minh và Nguyễn Việt Trúc (cùng SN 1995 tại TP Nha Trang, Khánh Hòa). Cặp đôi nổi tiếng trong lĩnh vực sáng tạo nội dung về tình yêu, tâm lý và giới tính cho người trẻ.
Hai người lần đầu biết nhau khi học chung lớp 10 tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
Quang Minh làm bí thư còn Việt Trúc làm thủ quỹ nên hai người thường xuyên tranh cãi về vấn đề chi tiêu của lớp. Họ hay bị trêu là "oan gia" của nhau.
Tốt nghiệp cấp 3, Quang Minh theo học Trường Đại học Quốc Tế còn Việt Trúc học Trường Đại học Y Dược TP.HCM. Hai người tình cờ thuê nhà trọ ở quận Bình Thạnh, khá gần nhau, chỉ cách 5 phút đi lại.
Thường chia sẻ với nhau các vấn đề của sinh viên học xa nhà với tư cách bạn bè, đồng hương, họ quý mến nhau hơn, từ đó yêu nhau.
Lúc đó, Quang Minh hứa "10 năm nữa nếu đủ vững vàng và xứng đáng sẽ cưới Việt Trúc". Gia cảnh khá giả nhưng anh không thích xài tiền của cha mẹ nên chủ động tìm công việc làm thêm khi là sinh viên năm nhất.
9X vừa học vừa làm marketing cho một công ty thời trang, được trả lương theo giờ. Cuối năm thứ 2, anh làm quản lý cho một công ty khởi nghiệp về công nghệ, đồng thời làm bán thời gian cho 3 công ty nhỏ khác.
Vì lời hứa với bạn gái và khát khao tự lập, Quang Minh lao lực làm việc, bị stress nặng. Nghe lời khuyên của Việt Trúc, anh nghỉ việc, mất nguồn thu nhập 30-40 triệu đồng/tháng.
Lúc đó, Quang Minh vẫn tay trắng vì dùng hết tiền lương đầu tư vào các dự án, đổi lấy những bài học thực tiễn cho mình. Suốt giai đoạn này, Việt Trúc ở bên, lo cho bạn trai về vật chất lẫn tinh thần, giúp anh hồi phục.
Nhờ thời gian rảnh rỗi, Quang Minh tiếp xúc, bén duyên công việc sáng tạo nội dung. Hai người đạt được thành công bước đầu trong lĩnh vực này.
Quang Minh và Việt Trúc thời sinh viên.
Tizi Đích Lép ra đời từ việc cặp đôi thường xuyên hứng chịu các bình luận miệt thị ngoại hình.
"Trúc thường bị châm chọc vòng 1 nhỏ còn tôi bị chê xấu trai, mông lép. Vì vậy, chúng tôi chọn tên chung là "Tizi Đích Lép". Với họ, đó là khuyết điểm ngoại hình còn với chúng tôi, đó là tình yêu, là đặc điểm trên cơ thể của người mà chúng tôi yêu", 9X nói.
Mười năm yêu nhau, Quang Minh và Việt Trúc từng chính thức chia tay ở năm thứ 6. Nhiều sự cố xảy ra khiến Quang Minh tin rằng họ không thể đi đến hôn nhân. Vì vậy, anh đề nghị chia tay để giữ tuổi xuân cho bạn gái tìm kiếm tình yêu mới.
Sau này, Quang Minh nhận ra lần đề nghị chia tay đó do nỗi ám ảnh tự ti sâu trong mình. Anh luôn tự ti mình xấu trai, không xứng với Việt Trúc; tự ti về sự nghiệp thất bại, có thể không kịp hoàn thành "lời hứa 10 năm"...
Anh nói: "Do tự ti, tôi thường xuyên mâu thuẫn với Trúc trong cuộc sống thường nhật. Đỉnh điểm, tôi đã nói nặng lời để cô ấy dứt khỏi mình. Lần đầu tôi thấy tình yêu thật đau đớn".
Quang Minh cầu hôn Việt Trúc.
Nhưng họ đã "nối lại tình xưa" chỉ sau 5 ngày. Theo cặp đôi, dù "trái tim không còn đập liên hồi khi ở cạnh nhau", họ vẫn không thể chịu nổi sự vắng mặt của đối phương trong cuộc sống.
"Giống như việc bạn không bận tâm đến không khí khi được hít thở bình thường. Nhưng chỉ cần 1 phút không thở được, bạn sẽ hiểu mình cần nó thế nào", cặp 9X nói.
Sau lần chia tay, hai người trẻ sống chung, nghiêm túc với mọi thứ trong cuộc sống của họ. Sự nghiệp của Quang Minh cũng dần khởi sắc.
Họ tin rằng đã cùng nhau trải qua gần đầy đủ cung bậc của tình yêu. Một lần, Quang Minh hỏi nếu mai sau vẫn thất bại, tay trắng thì Việt Trúc sẽ thế nào.
Cô nghiêm túc nói: "Anh thành công hay thất bại đều sẽ có phần trách nhiệm của em như em chưa đủ tốt, chưa đủ giỏi... chứ không chỉ do anh".
Video Quang Minh cầu hôn Việt Trúc:
Một sự kiện đáng nhớ khác, Quang Minh bị sốt xuất huyết nặng, phải nhập Bệnh viện Hoàn Mỹ TP.HCM. Bác sĩ yêu cầu anh không được đi lại vì nguy cơ xuất huyết não.
9X không tin nổi có ngày phải nằm liệt giường, nhờ người khác chăm sóc, làm vệ sinh cá nhân, kể cả việc riêng tư nhất...
Thời gian đó, Việt Trúc ở bên chăm sóc bạn trai. Anh thường đợi cô ra khỏi phòng để khóc. Trái ngược Quang Minh, cô vui khi được chăm sóc anh, cho đây là cơ hội để tình cảm của hai người khăng khít hơn.
Qua nhiều sự việc, chàng trai biết đây là cô gái sẽ đồng hành với mình trong hành trình dài của cuộc đời sắp tới.
Năm thứ 9 yêu nhau, Quang Minh chính thức cầu hôn Việt Trúc trên du thuyền. Qua giai đoạn nồng nàn lãng mạn, họ đối đãi nhau vừa bằng tình yêu, vừa bằng tình thân, tình nghĩa.
Sau mỗi ngày làm việc vất vả, Quang Minh biết vợ sắp cưới sẽ luôn ở nhà đợi mình. "Đó là lúc tôi "xả vai", trở thành một đứa trẻ yếu đuối, mè nheo Trúc. Tôi chỉ bày bộ dạng này trước Trúc và chỉ cô ấy có thể chữa lành cho tôi", 9X tâm sự.
Những khoảnh khắc của cặp đôi 9X.
Tình yêu giúp họ tốt hơn. Quang Minh vượt qua tự ti để gây dựng sự nghiệp còn Việt Trúc từ "cô tiểu thư không biết gì về cuộc đời" được mở rộng vòng tròn xã hội, tìm thấy phiên bản tốt nhất của mình.
Hiện tại, Quang Minh và Việt Trúc vẫn tiếp tục công việc sáng tạo nội dung. Họ duy trì phương châm sản xuất nội dung sạch, tăng cường tính giáo dục trong các sản phẩm của mình.
Ngoài ra, Quang Minh điều hành 2 công ty về bán hàng tiêu dùng nhanh và quản trị tài năng còn Việt Trúc đang xây dựng vai trò beauty blogger (blogger làm đẹp).
Cặp 9X sẽ làm đám cưới vào ngày 21/4 tới - tròn 10 năm yêu nhau như lời Quang Minh hứa. Đám cưới mang chủ đề "Not a fairy tale" (không phải truyện cổ tích). Sau đó, họ đi trăng mật cùng nhau.
Hai người chưa có kế hoạch sinh con. Quang Minh muốn đạt mục tiêu lớn trong sự nghiệp kinh doanh trước khi về hưu sớm, dành toàn bộ thời gian cho vợ con.
Rời phố, chàng trai 9x tự tạo khoảng trời thiên nhiên để được du lịch mỗi ngày Cao lớn, đẹp trai, tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế nội thất trường đại học Kiến Trúc Hà Nội, Kiều Đức Thắng khiến rất nhiều ngạc nhiên khi quyết định rời Hà Nội, đến Khánh Hòa tự xây dựng một 'khoảng trời riêng' cho mình. "Ở thành phố có rất nhiều thứ mình yêu mến, nhưng những thứ mình cần cho giai đoạn...