Không trả được nợ cho ba, tôi đành mang tiếng bất hiếu
Tôi càng xoay xở giúp đỡ gia đình bao nhiêu thì mọi người lại càng ỷ lại bấy nhiêu. Vì thế, tôi quyết định thà mang tiếng bất hiếu còn hơn.
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo ở nông thôn. Mẹ mất khi em gái út vừa tròn một tuổi. Một mình ba làm lụng nuôi ba chị em tôi khôn lớn. Bởi vậy, tôi rất thương ba và các em của mình.
Đến khi lấy chồng, tôi vẫn tìm cách giúp đỡ gia đình. Rất may, tôi lấy được người chồng biết yêu thương vợ. Suốt 8 năm qua, mỗi lần ở nhà có việc gì, ba gọi điện xin tiền, tôi vẫn gửi về đều đặn.
Tôi đã giúp đỡ gia đình trong khả năng của mình. (Ảnh minh họa)
Ngày giỗ mẹ, tôi cũng lo sắm sửa và tự tay làm tất cả tươm tất. Khi ba đau hay em trai nhập viện, mọi chi phí đều do tôi chi trả. Có lẽ vì thế mà ba nghĩ vợ chồng tôi giàu có, đi đâu ba cũng khoe có con gái lấy chồng khá giả. Trong khi tôi giấu chồng làm những việc đó. Bởi dù yêu thương nhưng hoàn cảnh vợ chồng tôi cũng chỉ đủ sống.
Để chu cấp cho ba và các em, tôi phải làm thêm thứ này thứ kia để kiếm thêm tiền. Mọi chuyện cứ như thế cho đến khi tôi có bầu đứa con thứ hai. Vì thai yếu nên phải nghỉ làm, tiền bạc cũng không dư dả.
Đúng thời điểm đó, em gái út của tôi lấy chồng. Trong gia đình, chỉ có em gái được ăn học đàng hoàng. Ra trường, em được nhận vào làm giảng viên nên không tốn một đồng nào xin việc. Ba vốn rất tự hào về em gái nên khi em nói với ba cần nộp mười triệu cho trường và mua laptop để soạn bài, ba đồng ý ngay.
Nhưng ba không có tiền, lại gọi điện xin tôi. Tôi đang nghỉ việc ở nhà, thu nhập không có vả lại số tiền đó không phải là nhỏ. Vì chiều em, ba lấy sổ đỏ đi vay ngân hàng 40 triệu, đưa em gái 20 triệu còn lại sửa nhà.
Em gái dùng số tiền đó để đi nâng mũi, sắm sửa quần áo chưng diện bản thân mà ba không hề biết. Em đi làm được vài tháng thì có bầu phải cưới gấp, ốm nghén nhiều nên nghỉ làm luôn.
Ba lại chạy vay để tổ chức đám cưới cho em. Vì thương con, cưới xong dư được 30 triệu, ba không lấy trả nợ mà đưa cho vợ chồng em gái. Hiện giờ, vợ chồng em đang ở trọ, con đầu mới 9 tháng tuổi đã có bầu thêm đứa thứ hai.
Video đang HOT
Em rể không có công việc ổn định, thu nhập thấp nên cuộc sống rất khó khăn. Nhưng đến thời điểm này, ngân hàng bắt đầu đáo hạn nợ, số tiền vay 40 triệu cộng với lãi và một khoản vay sinh viên cho em gái đi học đã đến lúc phải tất toán.
Ba không có khả năng trả, em gái lại càng không, suốt ngày gọi điện bảo tôi thu xếp. Tôi không biết phải làm thế nào để giúp gia đình mình. Số tiền đó vượt khả năng của tôi. Muốn tâm sự với chồng để anh nghĩ cách giúp nhưng chồng thừa biết ba và em gái vay tiền để làm gì nên rất khó mở lời.
Nghĩ đến ba phải đối mặt với nợ nần, tôi không sao chịu được. (Ảnh minh họa)
Tôi lo lắng cho ba và em bao nhiêu chắc chồng cũng biết nhưng anh chỉ im lặng. Cứ vài ngày, ba lại gọi điện giục gửi tiền về trả nợ mà tôi không biết xoay xở thế nào. Ba quay sang trách móc: “Mang tiếng có một đứa con gái lấy chồng giàu, một đứa làm giảng viên đại học mà mấy chục triệu không trả được”.
Cô ruột cũng gọi điện nói nặng nhẹ là lo thu xếp trả nợ cho ba và em gái không người ta nói ra nói vào nhục mặt lắm. Mọi người đâu có hiểu, vợ chồng tôi chỉ mức đủ sống, vừa mới xây nhà. Số tiền tôi giúp gia đình đều do tôi làm thêm và không hề cho chồng biết.
Nhiều lúc, tôi định đi vay nợ để trả giúp ba nếu không chẳng dám về quê nữa. Nhưng chồng biết chắc mọi chuyện không thể yên ổn, gia đình xào xáo. Tôi đành buông xuôi, mang tiếng bất hiếu để ba tự xoay xở.
Phải chăng do tôi giúp đỡ nhiều nên giờ ba và em cứ ỷ lại nên mới ra nông nỗi này. Dù tôi tự nhủ lòng, mình không phải chịu trách nhiệm về số tiền mình không vay. Nhưng nghĩ đến cảnh ba phải đối mặt nợ nần khi tuổi đã già, tôi không sao chịu đựng được.
Trà My
Theo phunuonline.com.vn
Bố chồng trở thành nỗi ám ảnh
Tối hối hận vì mình không tìm hiểu gia đình chồng thật kĩ trước khi kết hôn. Giờ đây, khi ngày sinh nở đã cận kề, tôi hoang mang trước cách đối xử của bố chồng...
Khi lấy chồng, các cô dâu thường lo lắng về mối quan hệ với mẹ chồng vì thường xảy ra mâu thuẫn. Còn với tôi, bố chồng mới là nỗi ám ảnh thật sự. Tôi sinh ra trong một gia đình viên chức có cuộc sống đầy đủ, ba mẹ tâm lý. Bởi thế tôi lớn lên trong môi trường đầy ắp tình yêu thương, chưa bao giờ to tiếng với nhau.
Sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm, tôi được nhận về dạy ở một trường cấp ba gần nhà và có khá nhiều người theo đuổi. Lúc đó, tôi đang có mối tình rất đẹp từ thời sinh viên nên không để ý. Ra trường vài tháng, mỗi đứa một nơi, dù không nói lời chia tay nhưng chúng tôi lặng lẽ xa nhau.
Tôi lấy chồng khi tuổi còn khá trẻ. Ảnh minh họa
Hơn một năm sau, tôi mới nhận lời yêu anh - chồng hiện tại của tôi. Anh đã yêu tôi từ lâu, âm thầm dõi theo nhưng tôi từ chối, thậm chí đối xử tệ bạc với anh. Dù tôi có thể nào anh vẫn yêu thương và săn sóc. Bởi vậy, khi đang chới với vì tình yêu tan vỡ, tôi đã nhận lời yêu anh không đắn đo.
Nhà anh ở cách quê tôi hơn 50km, anh làm xây dựng nên phải theo công trình. Vì ở xa, tôi không có điều kiện để tìm hiểu kĩ gia đình anh như thế nào. Chỉ có một người bà con đánh tiếng khi biết tôi quyết định làm đám cưới rằng: "Nó không chê vào đâu được nhưng về nhà đó chỉ khổ cháu thôi".
Tôi vẫn không đủ tỉnh táo để phân tích lời nói đó vì tôi thấy chồng mình quá hoàn hảo. Nhà anh giục cưới gấp nhưng ba mẹ tôi chần chừ phần vì tôi còn quá trẻ, quá non nớt vụng về, phần vì gia đình anh ở xa.
Nhưng ba mẹ anh đi xem bói, bảo nếu không cưới ngay thì phải đợi đến năm tôi 30 tuổi mới được tuổi. Nghe thế, ba mẹ tôi lo lắng nên đành lòng chấp nhận. Trước khi cưới, nhà anh hứa sẽ để tôi ở bên ngoại cho đến khi xin được việc làm ở quê chồng.
Nghe thế, mẹ tôi cũng yên tâm vì nhà anh thuần nông, tôi không biết làm ruộng, cấy hái...về đó làm dâu không có công việc ổn định sẽ khổ. Nhưng được vài tháng, bố chồng gây sức ép bắt tôi bỏ việc để về nhà chồng. Anh không biết làm thế nào đành xin cho tôi dạy hợp đồng ở một trường cấp hai gần nhà.
Bố chồng luôn tìm cớ chỉ trích, la mắng, sỉ nhục tôi. Ảnh minh họa
Dù không phải biên chế nhưng cũng mang tiếng đã xin được việc làm nên tôi buộc phải về sống chung với bố mẹ chồng. Cuộc sống tưởng như êm đềm nhưng sau vài ngày đã đảo lộn khiến tôi rất hoang mang và thất vọng.
Chồng đi làm xa, bố chồng nghiện nhậu , liên tục phá đồ đạc ở trong nhà, mẹ chồng sợ hãi cam chịu. Từ ngày tôi về làm dâu, ông luôn tìm cách gây sự và bắt bẻ tôi.
Mỗi bữa cơm, tôi ăn cơm ít, ông chửi tôi ăn quà ngoài đường, mua đồ lên trường ăn để về nhà khỏi ăn cơm. Từ đó, ông suy ra tôi chê nhà chồng nghèo, ăn uống kham khổ nên thích ăn "đập mồm bả mép" ở ngoài.
Nhưng sức ăn của tôi từ trước đến giờ chỉ được hơn bát cơm, ăn nhiều không được chứ tôi không hề ăn uống linh tinh ở ngoài. Tâm sự với chồng, anh bảo tôi gắng ăn nhiều hơn để bố khỏi nói nhưng cố ăn làm sao được.
Tôi đi dạy, ông ở nhà lục tủ áo quần của vợ chồng tôi, thấy có "ba con sâu". Ông chửi tôi là đồ cave lăng loàn, chồng đi vắng nên theo trai. Những việc hoàn toàn không có nhưng ông vẫn dựng lên để lăng mạ, hạ nhục tôi.
Tôi cảm thấy mình bị đầy đọa về tinh thần đến mức cạn kiện khi ngày sinh nở đã cận kề. Ảnh minh họa
Vốn lớn lên trong ấm êm nên tôi luôn ở trong tình trạng căng thẳng từ khi về nhà chồng. Bởi thế, tôi chậm mang thai. Ông lại tiếp tục kiếm cớ để chửi bới suốt ngày. Đến khi tôi có bầu, vì bụng to không tự gội đầu được phải ra tiệm, ông lại nhiếc móc: "Đánh rắn thì đánh ngay đầu, về đây tao bắt mày phải theo nếp ở đây, không sướng được, không muốn gì được nấy, nhõng nhẽo quen thói".
Giờ đây, tôi mới thấm thía lời cảnh báo của người bà con nhưng đã quá muộn. Nhiều lần tôi giục chồng xin ra riêng hoặc cho tôi về ngoại chứ tôi thực sự chịu không nổi nhưng chồng lần lữa không quyết.
Mỗi ngày phải giáp mặt với bố chồng và nghe ông chửi bới, tôi cảm thấy mình bị đày đọa tinh thần đến mức cạn kiệt trong khi ngày sinh nở đang cận kề. Nhiều lần, ba mẹ tôi lên xin cho tôi về nhà ngoại ở cữ, bố chồng nhất định không chịu với lý do: "Cháu nội thì phải sinh ở nhà ông".
Tôi sợ rằng, nếu mình ở cữ nhà chồng thì trước sau gì cũng bị rơi vào trầm cảm. Dù ở đây mẹ chồng khá chăm chút nhưng bà không có tiếng nói trong gia đình, cứ im lặng nhẫn nhịn mặc chồng muốn làm gì thì làm.
Theo phunuonline.com.vn
Cầm đùi gà con rể mua cho, chưa kịp ăn con gái tôi đã giật lại rồi hét lên, nghe mà thật đau đớn tủi hờn Con rể tôi đã thẳng tay tát vợ nó vì một cái đùi gà mua cho tôi. Là mẹ, kể những chuyện không hay về con mình cũng là điều bất đắc dĩ. Nhưng tôi cay đắng, đau lòng quá nên phải kể ra thôi. Tôi sinh được hai đứa con gái. Đứa đầu bán cá ở khu chợ gần nhà và sống...