Không tinh hoàn liệu có vô sinh
Tôi 27 tuổi, bẩm sinh không có tinh hoàn trong bìu tuy vẫn có khả năng xuất tinh bình thường. Liệu tôi có khả năng có con không?
Tôi ở TP HCM, nếu đi xét nghiệm cần đến trung tâm, bệnh viện nào? (Trần)
Ảnh: hollycassandra.com
Trả lời:
Tinh hoàn không có trong bìu là một trong những bất thường cơ quan sinh dục thường gặp. Tinh hoàn được hình thành từ tuần lễ thứ 8 trong thai kỳ và di chuyển từ trong ổ bụng xuống bìu. Nếu có bất thường trong quá trình di chuyển này sẽ dẫn đến tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trên đường đi của tinh hoàn, đây là bệnh lý tinh hoàn ẩn.
Trong thư bạn không nói rõ bạn không có một tinh hoàn hay không có cả hai bên ở trong bìu. Nếu bạn không có tinh hoàn chỉ ở một bên thì vẫn có khả năng có con, có khả năng sản xuất tinh trùng, với điều kiện tinh hoàn còn lại phải ở trong điều kiện bình thường. Còn nếu không có cả hai tinh hoàn trong bìu thì có thể khẳng định không có tinh trùng trong tinh dịch.
Thể tích tinh dịch trong một lần xuất tinh của người bình thường là từ 2 đến 4 ml, tuy nhiên 9/10 thể tích là dịch của các tuyến niệu đạo, dịch túi tinh, dịch tiền liệt tuyến. Chỉ 1/10 thể tích của tinh dịch là do tinh trùng đóng góp. Kể cả khi không có tinh hoàn hai bên, bệnh nhân vẫn có khả năng xuất tinh, đó là điều hết sức bình thường.
Hiện tượng xuất tinh không đồng nghĩa với việc bạn có tinh trùng trong tinh dịch cũng như sẽ có con. Muốn biết bệnh nhân có thể có con không, chúng ta cần phải kiểm soát, đánh giá lại tinh dịch, gồm khảo sát mật độ tinh trùng, hình dạng của tinh trùng, tỷ lệ sống, khả năng di chuyển…
Chẩn đoán tinh hoàn ẩn cần phải khám lâm sàng, xác định tinh hoàn ẩn ở vị trí nào hoặc tinh hoàn lạc chỗ, đánh giá tinh hoàn ẩn một hoặc hai bên. Sau đó, bệnh nhân cần được siêu âm để khảo sát tinh hoàn ẩn cũng như các bất thường khác đi kèm như: thoát vị bẹn, tràn dịch tinh mạc… đồng thời bac si se lam xet nghiêm đanh gia cac dâu ân vê ung thư, đặc biệt ung thư tinh hoàn với 3 loai xet nghiêm cân thiêt la AFP, beta HCG, LDH. Cuối cùng là làm xét nghiệm tinh dịch đồ, lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân qua thảo luận với gia đình bệnh nhân.
Video đang HOT
Tại TPHCM, bạn có thể đến khám tại Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân để được các bác sĩ tư vấn cũng như thăm khám toàn diện. Bạn có thể đặt lịch khám bệnh theo hẹn qua số điện thoại 08.66861267.
Thạc sĩ Mai Bá Tiến Dũng
Trưởng khoa Nam học – Bệnh viện Bình Dân
Theo VNE
10 lý do gây đau tinh hoàn đáng báo động
Nguyên nhân gây đau ở tinh hoàn hầu hết là đáng báo động. Nếu bạn không chú ý để kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể rất nguy hiểm.
Phần lớn đàn ông đều không muốn đi khám bác sĩ. Và khi nói đến việc kiểm tra phần kín, họ thậm chí còn nhút nhát hơn so với phụ nữ. Nhiều người bị đau tinh hoàn nhưng không biết lý do gây đau. Tuy nhiên, họ không bao giờ thừa nhận có đau ở bìu và thường cố gắng giả vờ không đau.
Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể sẽ rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ mất vĩnh viễn một hoặc cả hai tinh hoàn. Do vậy, nếu tinh hoàn của bạn bị đau khi sờ vào hoặc đau kéo dài quá một ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ.
Ảnh: boldsky.
Có nhiều loại đau khác nhau do những nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, tinh hoàn bị đau khi bạn ho. Trong phần lớn các trường hợp, đây là biểu hiện của chứng thoát vị. Cũng có khi, vùng háng có thể cảm thấy nặng và thắt lại khi bạn đứng. Đó thường là dấu hiệu của chứng giãn tĩnh mạch trong tinh hoàn. Dưới đây là một số trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ở tinh hoàn. Đừng bỏ qua các loại đau này vì chúng đều tiềm ẩn nguy hiểm.
Giãn tĩnh mạch tinh
Bạn có cảm thấy tinh hoàn của bạn giống như một chiếc túi đựng đầy mì khi bạn đứng lên nhưng lại trở lại bình thường khi bạn ngồi. Đây là một kiểu của giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng tới tinh hoàn. Tĩnh mạch ở bìu bị thắt lại và giãn ra dẫn tới đau và căng tức kéo dài ở vùng dưới.
Chấn thương và xuất huyết
Bạn đã bao giờ bị va đập tinh hoàn cực mạnh. Cú va đập có thể khiến bạn ngừng thở trong vòng vài giây nhưng bạn có thể kéo mình trở lại. Đôi khi, một chấn thương nặng có thể khiến máu chảy ra ngoài túi bìu. Tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng cách nghỉ ngơi tại giường hoặc phẫu thuật dẫn lưu nhỏ.
Thoát vị bẹn
Thoát vị là tình trạng một bộ phận nào đó của cơ thể bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường được giới hạn của nó trong cơ thể. Thoát vị bẹn là bệnh lý hay gặp ở nam giới. Thoát vị bẹn là thường xảy ra ở nơi tinh hoàn được nối với cơ thể. Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Bìu này càng to thêm khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn. Bệnh thường đòi hỏi phẫu thuật để cắt bỏ và tốt nhất là không nên trì hoãn phẫu thuật.
Sỏi thận
Khi sỏi thận bị đẩy xuống, nó có thể gây đau dữ dội cho tinh hoàn. Nhưng dù sao đau tinh hoàn do sỏi thận cũng là may mắn nhất. Nhiều người sẽ thở dài nhẹ nhõm vì tinh hoàn được an toàn.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn lại, làm ngừng trệ nguồn máu nuôi tinh hoàn, thời gian xoắn kéo dài làm thương tổn nhu mô tinh hoàn. Điều này dẫn đến tình trạng đau âm ỉ. Nếu chậm đến bác sĩ bạn có nguy cơ mất một bên tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn
Nếu bạn cảm thấy tinh hoàn mềm và sưng viêm, có thể là do các ống mào tinh trong tinh hoàn bị nhiễm một loại vi khuẩn hoặc virus. Điều này thường xảy ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng tiết niệu.
Vỡ tinh hoàn
Tình trạng này là do vỡ túi bìu dẫn đến chảy máu và xuất huyết. Điều này thường xảy ra do tác động nghiêm trọng bên ngoài do chấn thương thể thao và tai nạn giao thông.
Nang mào tinh
Nang mào tinh về cơ bản là một u nang phát triển trong ống dẫn tinh trùng. Trong phần lớn các trường hợp nang này là lành tính vì nó được hình thành do sự tích lũy của tinh trùng. Nếu nang mào tinh quá lớn có thể dẫn đến căng tức và gây đau.
Ung thư tinh hoàn
Có một thực tế đáng ngạc nhiên là rất ít nam giới bị đau khi bị ung thư tinh hoàn. Thông thường, ung thư tinh hoàn được phát hiện khi bạn cảm thấy có một khối u. Nhưng nếu ung thư ở trong giai đoạn có khối u, bạn có thể cảm thấy hơi đau tức.
Tổn thương thần kinh sinh dục
Loại tổn thương thần kinh này xảy ra do áp lực kéo dài lên tinh hoàn khi bạn đi xe đạp. Tình trạng này gây đau dữ dội và thường được gọi là "Hội chứng của người đi xe đạp".
Hà Hiền (theo boldsky)
Cách nhận biết ung thư tinh hoàn Giai đoạn đầu của ung thư tinh hoàn thường không có dấu hiệu đặc biệt, chỉ thấy tinh hoàn to và rắn khi sờ nắn bằng mấy đầu ngón tay, cũng có thể không đau hoặc hơi đau. Ảnh minh họa Ung thư tinh hoàn phát triển từ những tế bào của tinh hoàn, là bệnh lý của nam giới trẻ, ở độ...