Không tin Patriot, Nhật điều tàu Aegis phục tên lửa Triều Tiên
Dù nhật đã triển khai hệ thống Patriot trên toàn quốc, tuy nhiên như vậy chưa đủ khiến nước này yên tâm trong nhiệm vụ đối phó với tên lửa Triều Tiên.
Hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản ngày 1/2 cho biết, ngoài những hệ thống tên lửa phòng thủ Patriot, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) đã quyết định triển khai khu trục hạm tên lửa trang bị hệ thống Aegis để sẵn sàng đánh chặn tên tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Tuy nhiên, JMSDF không cho biết lực lượng này điều tàu nào đi làm nhiệm vụ. Hiện nay, JMSDF có trong biên chế 6 tàu khu trục tên lửa trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis của Mỹ gồm: 2 tàu lớp Atago và 4 tàu lớp Kongo.
Theo các chuyên gia quân sự, để đối phó với các mối đe doạ tên lửa từ Triều Tiên phải sử dụng ít nhất là 2 tàu. Nhưng do thời gian qua, 2 trong tổng số 6 tàu Aegis hiện có đã bước vào quá trình đại tu dài hạn nên hiện nay Hải quân Nhật chỉ còn trong 4 tàu để sử dụng.
Hệ thống Aegis trên tàu chiến có thể phát hiện 300 mục tiêu, theo dõi 100 mục tiêu với phạm vi bao quát 320km và cùng một lúc có thể tấn công 18 mục tiêu khác nhau.
Video đang HOT
Các tàu chiến sử dụng hệ thống Aegis đã nhiều lần thử nghiệm thành công trong lĩnh vực đánh chặn các tên lửa đạn đạo và bắn hạ vệ tinh có quỹ đạo bay thấp nên người Mỹ rất coi trọng phát triển loại vũ khí tác chiến cơ động này.
Với nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình và vệ tinh tầm thấp, các tàu Aegis được tích hợp radar AN/SPY-1D (V) hiện đại nhất thế giới hiện nay. Các tàu sử dụng hệ thống Aegis cải tiến được điều khiển bằng các hệ thống máy tính cực mạnh, có khả năng chống các xung kích của bom xung mạch điện từ.
Hệ thống máy tính có những phần mềm chuyên dụng để phát hiện, bám sát, bắt chết mục tiêu và đồng thời sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn có tính năng tiệm cận nhau là SM-2 Block IV và SM-3 để đánh chặn.
Tên lửa SM-2 có tầm bắn ngắn hơn so với loại SM-3, chỉ bắn hạ được mục tiêu trong khoảng 200 km, nhưng tên lửa SM-3 lại chỉ phù hợp đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tên lửa đánh chặn RIM-161A, còn gọi là SM-3 được chế tạo dựa trên nguyên mẫu của loại SM-2 Block IV, có tầm bắn trên 500km, độ cao đánh chặn đạt tới 160km. Cả 2 loại tên lửa này đều được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng Mk-41.
Quá trình đánh chặn của SM-3 chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất. Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu.
Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 9kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.
Các hệ thống Aegis đặt trên tàu nổi, bao gồm các tuần dương hạm và khu trục hạm được lắp đặt các phần mềm chuyên dụng để phát hiện, bắt chết và đánh chặn mục tiêu. Mỗi tàu sẽ được trang bị 4 hoặc 6 quả tên lửa Standard Missile-3 (SM-3), có giá khoảng 10 triệu USD/quả, ngoài ra còn có các tên lửa SM-2. (Ảnh trong bài: Khu trục hạm Aegis lớp Atago của JMSDF).
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án vụ đánh bom đẫm máu tại Syria
15 thành viên Hội đồng Bảo an khẳng định, khủng bố dưới mọi hình thức đều cấu thành mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hòa bình và an ninh quốc tế.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 1/2 đã kịch liệt lên án loạt vụ đánh bom liên tiếp nhằm vào một đền thờ Hồi giáo dòng Shiite ở thủ đô Damascus của Syria làm ít nhất 76 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.
Tuyên bố của Hội đồng Bảo an bày tỏ sự cảm thông sâu sắc và chia buồn với gia đình các nạn nhân cũng như người dân Syria.
Hội đồng Bảo an bày tỏ quan ngại về sự gia tăng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria, cũng như tác động tiêu cực của tổ chức thánh chiến này đối với sự ổn định của Syria.
Hàng loạt đánh bom liên tiếp ngày 31/1 nhằm vào một đền thờ Hồi giáo dòng Shiite ở Damascus, Syria làm ít nhất 76 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương. (ảnh: Reuters).
15 thành viên Hội đồng Bảo an cũng tái khẳng định, khủng bố dưới mọi hình thức đều cấu thành mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hòa bình và an ninh quốc tế.
Vụ đánh bom liên hoàn xảy ra ngày 31/1 gần đền thờ Sayyida Zeinab, nơi để phần mộ của cháu gái nhà Tiên tri Mohammed và đặc biệt được tôn kính như một điểm hành hương đối với những người Hồi giáo dòng Shiite.
Tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" đã thừa nhận tiến hành loạt vụ đánh bom này. Trước đó, hồi tháng 2/2015, thánh đường này cũng từng là mục tiêu tấn công của hai vụ đánh bom liều chết vào một trạm kiểm soát gần đó khiến 4 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương.
Tình trạng bất ổn ở Syria do cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và lực lượng đối lập đã tạo điều kiện cho tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo chiếm nhiều vùng lãnh thổ tại quốc gia Trung Đông này.
Bạo lực đẫm máu tại đây cũng khiến hơn 4 triệu người phải chạy trốn ra nước ngoài và 7,6 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi tha phương ở trong nước, gây nên một cuộc khủng hoảng người di cư lớn./.
Hồng Nhung Theo Tân Hoa xã
Theo_VOV
Kinh hoàng cuộc sống tại thành phố chết chóc nhất hành tinh Thủ đô Caracas của Venezuela là địa bàn hoạt động, đâm chém của nhiều băng đảngm biến nó trở thành thành phố chết chóc nhiều nhất hành tinh. Thành phố chết chóc Caracas, Venezuela có dân số nội thị là 3,27 triệu người.Tuy nhiên, phần lớn những người dân tại đây luôn phải nơm nớp nỗi lo "tên bay đạn lạc" từ các...