Không tin mình chiến thắng, game thủ này đã khai sinh ra khái niệm mới: “Quẩy muộn”
Game thủ này đã hết sức thận trọng xác nhận chiến thắng của mình tới 3 lần trước khi ăn mừng để tránh bị “hố”.
Trong thể thao chính thống cũng như giải đấu game chuyên nghiệp, đã có không ít trường hợp chỉ vì chủ quan ăn mừng quá sớm mà dẫn đến chuốc lấy thất bại ở phút chót, và những tình huống như vậy thường được người ta gọi vui bằng thuật ngữ “quẩy sớm”.
Nhưng một game thủ người Mỹ chuyên thi đấu tựa game đối kháng BlazBlue mới đây xem chừng đã khai sinh ra một khái niệm hoàn toàn với “quẩy sớm” mà chúng ta có thể gọi là “quẩy muộn” khi không dám ăn mừng ngay cả khi đã giành chiến thắng với tỉ số 2-0. Cụ thể thì anh chàng này nghi ngờ rằng vòng đấu mình đang tham gia được phân định thắng thua theo hình thức chạm 3 chứ không phải chạm 2, vì vậy mà Glyn Medoza (tên của game thủ quá cẩn thận nói trên) đã ra dấu nhờ trọng tài xác nhận tới 3 lần trước khi nhảy lên vì vui sướng.
Vẻ mặt đầy ngạc nhiên xen lẫn ngờ vực của Medoza (phải) khi thấy có người vỗ vai chúc mừng mình chiến thắng.
Nguyên nhân dẫn đến việc Medoza thận trọng như vậy là bởi anh vừa đánh bại được Ryo Nozaki – một game thủ chuyên nghiệp người Nhật. Trong làng game đối kháng thì người Nhật thường được người ta nhìn nhận nằm ở một đẳng cấp khác so với phần còn lại của thế giới, tương tự như người Hàn Quốc với Liên Minh Huyền Thoại hay StarCraft vậy. Chưa kể Ryo còn từng lọt vào vòng chung kết của giải đấu đối kháng lớn nhất thế giới EVO mùa giải 2014. Đứng trước đối thủ trên cơ như vậy, việc Medoza không tin mình đã chiến thắng cũng là điều dễ hiểu.
Thậm chí ngay cả khi Ryo đã ra dấu hiệu muốn bắt tay sau khi thua cuộc, Medoza vẫn tỏ ra ngơ ngác và gọi sự trợ giúp từ phía tổ trọng tài. Biểu cảm của game thủ này thật sự rất ngộ nghĩnh và hài hước, trái ngược hẳn với những vận động viên “quẩy sớm” để rồi thua đau đớn mà chúng ta thấy trong các đoạn video chế giễu trên internet.
Video đang HOT
Phải mất một lúc lâu, Doza mới dám “quẩy” để ăn mừng chiến thắng. Các bạn có thể theo dõi tình huống hài hước này trong đoạn clip bên dưới: Game thủ BlazBlue “quẩy muộn” sau khi phải xác nhận lại chiến thắng của mình 3 lần.
Theo GameK
5 tựa game PC kinh điển mà đứa trẻ nào cũng đã từng sử dụng mã gian lận
Không chỉ có tính năng multiplayer hấp dẫn, dòng game "StarCraft" còn có một phần chiến dịch chơi đơn rất hay, lôi cuốn người chơi bằng một cốt truyện đậm tính khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên các màn chơi chiến dịch chính này cũng không dễ dàng vượt qua, nên rất nhiều đứa trẻ thời xưa (bao gồm cả chúng ta) cũng đã từng phải nhờ cậy tới sự trợ giúp của những đoạn mã gian lận để đánh bại kẻ thù.
Đừng cố phủ nhận làm gì, tất cả chúng ta đều đã từng sử dụng mã cheat gian lận trong game ít nhất là một lần khi còn nhỏ (nếu không muốn nói là vô số). Trong khi ai cũng muốn hợp lí hóa hành động thiếu trung thực của mình từ "Tớ chỉ muốn thử xem thế nào thôi", cho tới "Tớ bị thua điên tiết lắm rồi nên phải tìm sự giúp đỡ chứ", chúng ta đều là những kẻ có tội với nhà phát triển.
Cho dù là sử dụng mã gian lận đơn giản hay thông qua một số sản phẩm tinh vi hơn như Action Replays và GameSharks, cheat đã trở thành một điều không thể thiếu của thế giới game thời xưa. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại 5 tựa game PC mà ai cũng đã cố gắng ăn gian khi còn nhỏ.
"Grand Theft Auto" - Phá luật game
Ở một vài thời điểm trong bất kỳ một tựa game "Grand Theft Auto" nào, chúng ta đều là những công dân ngoan đạo, chơi theo đúng luật của thế giới ảo và tránh gây ra phiền phức ngoài ý muốn. Nhưng rồi sẽ có lúc ta cảm thấy chán nản và mới phát hiện ra một vài mã cheat thú vị để rồi sa ngã vào một con đường tội lỗi vô tận. Ta đã lạm dụng "sức mạnh thần thánh" này để bất chấp tất cả luật chơi của game, có bất tử tiền, bất tử máu, vô số vũ khí lợi, và tùy ý hủy bỏ số sao truy nã.
"The Sims" - Vô số mod
"The Sims" là một trong những game mô phỏng cuộc sống nổi tiếng nhất mọi thời đại. Cảm giác theo dõi một gia đình ảo sinh sống, cho ra đời hết thế hệ này đến thế hệ khác phải nói là rất thú vị, nhưng đôi khi như thế là chưa đủ. Người chơi năm xưa đã tìm đến rất nhiều bản mod để bổ sung thêm những tính năng gameplay mà sản phẩm gốc không hề có. Hơn nữa, trò chơi cũng có tồn tại nhiều đoạn mã gian lận giá trị như hóa tiền, thay đổi thời gian...
"Doom" - Hóa thần
"Doom" là một trong những người đi tiên phong của thể loại FPS và nó có một độ khó khét tiếng, từng khiến cả một thế hệ người chơi phải nuốt nước mắt. Để phá đảo được tựa game này, không ít người chơi đã bỏ qua thể diện của một game thủ chân chính và sử dụng đoạn mã khiến nhân vật trở nên bất tử, tha đồ bắn giết kể địch mà chẳng phải lo lắng gì nữa.
Age of Empires
Tựa game chiến thuật thời gian thực kinh điển "Age of Empires" đã mang đến cho thế giới ảo rất nhiều đoạn mã gian lận thú vị và không thể nào quên được ví như Big Daddy. Tất nhiên đối với một sản phẩm có tính đối kháng cao thế này, hành động gian lận là khó có thể chấp nhận được, nhưng đâu có ai cấm ta sử dụng khi chơi một mình cơ chứ. Hoặc ít nhất đứa trẻ nào cũng muốn sài thử vài đoạn mã vì tò mò muốn được nhìn thấy ô tô bắn rocket trông ra làm sao.
StarCraft
Không chỉ có tính năng multiplayer hấp dẫn, dòng game "StarCraft" còn có một phần chiến dịch chơi đơn rất hay, lôi cuốn người chơi bằng một cốt truyện đậm tính khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên các màn chơi chiến dịch chính này cũng không dễ dàng vượt qua, nên rất nhiều đứa trẻ thời xưa (bao gồm cả chúng ta) cũng đã từng phải nhờ cậy tới sự trợ giúp của những đoạn mã gian lận để đánh bại kẻ thù.
Theo GameK
Thảo luận: Game mobile chiến thuật càng ngày càng... dễ! Từng là một "tượng đài" trong ngành công nghiệp game, thể loại game chiến thuật nói chung đã thu hút được sự yêu thích của đông đảo game thủ trên khắp thế giới. Thế nhưng, hiện nay, "hậu duệ" của dòng game này trên mobile ngày càng "dễ" đi và mất đi sự thu hút vốn có. Dòng game chiến thuật, đặc biệt...