Không tin kết quả ADN vì con ngày càng giống ông hàng xóm, tôi phát hiện sự thật ngỡ ngàng
Tôi đã rất lo lắng và hồi hộp trong thời gian chờ trung tâm trả kết quả. Thế nhưng đến hôm nhận kết quả trong tay, chẳng hiểu sao trong lòng tôi nỗi trăn trở vẫn chưa tìm được lời giải đáp.
Ngày biết vợ có bầu, tôi ra sức chiều chuộng. Nhà tôi có hai anh em, bố mẹ tôi vì khát một mống con gái nên đến khi tôi vào đại học mẹ tôi vẫn cố để nặn được bé Na. Nhờ trời thương, mẹ tôi đã sinh Na trong an toàn, mẹ tròn con vuông.
Vì từng nhìn thấy mẹ bầu bí vất vả rồi thì nghén ngẩm nên tôi phần nào thấu hiểu được nỗi khổ nhọc của người phụ nữ. Nhìn vợ mệt mỏi tôi chỉ buồn một nỗi không thể nghén thay vợ nên làm cho vợ được điều gì tôi đều cố gắng hết sức.
Hàng ngày, tôi đều đưa đón vợ đi làm dù đường không được tiện lắm. Giờ đi lại giao thông cũng phức tạp, nhỡ ra làm sao tôi ôm hận cả đời mất. Tôi chỉ nghĩ đơn giản một điều, vợ con mình mình không chăm lo thì còn chăm lo ai. Thay vì đến sớm cà phê với đồng nghiệp hay la cà quán xá sau giờ tan làm, tôi sẽ đưa vợ đi cho an toàn.
Nhìn vợ mệt mỏi tôi chỉ buồn một nỗi không thể nghén thay vợ nên làm cho vợ được điều gì tôi đều cố gắng hết sức. Ảnh minh họa.
Ngày cái thai được 14 tuần, bác sĩ khẳng định đứa bé giống bố khiến tôi vỡ òa trong niềm sung sướng. Cả nhà hai bên nội ngoại tôi đều hiếm con cái. Tôi có hai bác với một dì điều kiện kinh tế tốt lắm mà chỉ tội không có lấy một mụn con. Bác tôi lựa chọn con đường nhận con nuôi còn dì và bác còn lại ở vậy thân già trông nhau.
Tôi còn nhớ như in cái ngày vợ chuyển dạ. Những cơn đau khiến cô ấy vã mồ hôi liên tục, gương mặt phờ phạc đi trông thấy. Đứng ngoài phòng sinh, tôi bồn chồn lo lắng không biết vợ ở trong đó thế nào. Tôi chỉ lo vợ sức yêu không đẻ thường được mà bảo đẻ mổ thì cô ấy không muốn.
Cuối cùng, sau gần 2 tiếng vợ vào căn phòng ấy, tôi đã nghe thấy những tiếng khóc đầu đời của con trai mình. Đón con từ tay bác sĩ, tôi hạnh phúc sung sướng đến lạ kỳ. Thằng bé như một thiên thần tí hon được ông trời ban cho gia đình chúng tôi vậy.
Vì bệnh viên khá gần nhà nên cả hai bên nội ngoại tôi đều có mặt. Bác tôi vừa bế cháu vừa ngắm nghía kỹ khuôn mặt của thằng bé.
Video đang HOT
“Tai này là giàu lắm đây. Nhưng sao nhìn nó chẳng giống ai thế nhỉ?”, bác tôi buột miệng.
“Trẻ con nó thay đổi từng ngày í chứ giờ mới sinh thì nhìn ra giống ai. Thôi các bà xem pha sữa hay làm gì cho con dâu đi. Tôi thấy nó phờ phạc cả người rồi”, bố tôi vội vàng lên tiếng.
Vợ tôi đẻ thường nên chỉ 2 ngày sau sinh là được về nhà. Có con rồi tôi mới hiểu hạnh phúc được làm cha là như thế nào. Mỗi khi đi đâu tôi cũng chỉ nhanh nhanh chóng chóng muốn được về nhà để hít hà cái mùi bụ sữa ôi sao mà đáng yêu vậy của thằng bé.
Thời gian trôi đi, tôi chỉ có một điều hơi bận lòng đó là con quả thật không giống vợ chồng tôi chút nào. Tôi và vợ đều trắng trẻo nhưng con tôi từ khi sinh đã có làn da ngăm đen. Thôi thì con trai đen cho khỏe nhưng đặc biệt là thằng bé chỉ có mắt một mí, đặc điểm mà cả vợ chồng tôi đều không có.
Tôi cũng nghe được nhiều lời bàn tán rồi đồn đoán từ những bà hàng xóm. Tôi không muốn quan tâm đến những lời thị phi đó nhưng cũng có chút bận tâm khi họ nói trông con tôi giống hệt ông Lâm – hàng xóm kế bên đường. Ngày con tròn 3 tuổi, để giải quyết những khúc mắc trong lòng, tôi lén lấy mẫu tóc của con để đi xét nghiệm ADN.
Thế nhưng đến hôm nhận kết quả trong tay, chẳng hiểu sao trong lòng tôi nỗi trăn trở vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Ảnh minh họa.
Tôi đã rất lo lắng và hồi hộp trong thời gian chờ trung tâm trả kết quả. Thế nhưng đến hôm nhận kết quả trong tay, chẳng hiểu sao trong lòng tôi nỗi trăn trở vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Kết quả nói thằng bé chính là con của tôi, vậy tại sao con lại chẳng hề giống cả tôi lẫn vợ?
Cuối cùng, nỗi băn khoăn suốt bấy lâu của tôi lại được gỡ nút thắt một cách rất tình cờ. Hôm đó một người bạn của vợ tôi chia sẻ tấm hình hồi cấp 3 kèm lời tựa về kỷ niệm với từng người. Nhìn đến người được đánh dấu là vợ mình, tôi há hốc miệng không thể nhận ra.
Vợ tôi khi xưa đen nhẻm và đặc biệt là đôi mắt một mí không thể lẫn vào đâu được. Tôi lờ mờ hiểu ra vấn đề nên hỏi lại một người bạn cô ấy cho chắc thì được biết vợ tôi đã phẫu thuật thẩm mĩ sau khi học xong đại học. Cô ấy vì ngại nên không dám thú nhận với tôi.
Biết sự thật mà tôi thấy tội lỗi với vợ con vô cùng. Chỉ vì một chút hoài nghi, những lời đồn đoán mà tôi đã nghi oan cho vợ mình. Vợ ơi, anh xin lỗi em ngàn lần!
Theo Eva
Con dâu từ nhà ngoại về, mẹ chồng dè bỉu nhà thông gia nghèo không chăm tốt, con dâu chỉ ứng phó bằng 1 câu đã khiến bà tái mặt
Về chung nhà chuyện đấy lại càng khiến My mệt mỏi. Bất cứ chuyện gì, dù là nhỏ nhất, mẹ chồng cậy giàu của cô đều có thể liên tưởng để cạnh khóe, mỉa mai việc nhà My nghèo, không môn đăng hộ đối với nhà bà.
Gia cảnh nhà My không khá bằng nhà chồng. Đó là sự thật rành rành, My chả có gì phản đối. Nhưng từ khi về làm dâu nhà chồng, cô không hề ăn bám hay ngửa tay xin nhà chồng cái gì. Vợ chồng cô có công việc ổn định, tự lập về kinh tế, hàng tháng đều góp tiền sinh hoạt cho bố mẹ chồng đầy đủ. Thế nhưng mẹ chồng luôn cậy giầu để nói và làm ra những hành động khiến cô ngột ngạt, thậm chí bị xúc phạm.
Từ khi cô và chồng yêu nhau, dù bà không phản đối gay gắt, mà vẫn thường xuyên bóng gió ám chỉ về gia cảnh nghèo nhà My. Về chung nhà chuyện đấy lại càng khiến My mệt mỏi. Bất cứ chuyện gì, dù là nhỏ nhất, mẹ chồng cậy giầu của cô đều có thể liên tưởng để cạnh khóe, mỉa mai việc nhà My nghèo, không môn đăng hộ đối với nhà bà.
"Con ăn nhiều món này vào, ở nhà làm gì mà được ăn", "Ôi con xem cái áo này chất vải thích không, chắc bố mẹ con cả đời chưa bao giờ được sờ vào đâu, mang về biếu ông bà thì ông bà chả cảm động rơi nước mắt ấy"..., những câu tương tự như vậy, nhiều lần khiến My thật sự bị tổn thương. Nhưng nhà cô nghèo là sự thật, với lại cô cố gắng nhịn không chấp nhặt bà để không khí trong nhà đỡ căng thẳng.
Ảnh minh họa
Mọi chuyện cứ thế, My không biết bao lần phải nuốt cục nghẹn vào bụng vì những lời nói bình thường mà chứa đầy gai nhọn của mẹ chồng. Cho tới khi cô sinh con, con được 3 tháng thì cô mẹ chồng mới cho cô đưa con về ngoại chơi nửa tháng. Giao hẹn là thế nhưng được 2 hôm mẹ chồng đã gọi lên gọi xuống giục cô về nhanh nhanh, vì sợ ở nhà ngoại không có gì bồi bổ cho cháu đích tôn của bà.
My cố gắng lắm mới ở được 1 tuần, đành thu dọn đồ đạc đưa con về. Vừa tới nhà, mẹ chồng liền bế cháu lên cân ngay lập tức: "Xem cháu bà có sụt mất lạng nào không. Ở bên đấy làm gì có gì ăn, lại cho cháu bà ăn rau với đậu phụ chứ gì. Đã bảo chơi 1, 2 ngày gọi là có thôi... Ôi thương cháu bà quá đi mất, từ giờ thì ở nhà đừng có đi đâu nhé...". Và khi phát hiện cháu mình cả tuần không tăng lạng nào thì bà tiếp tục càm ràm cả tràng, toàn những lời lẽ khó nghe nhắm vào gia cảnh nhà My.
My chết lặng, nghe bà nói mà đầu cứ ong ong. Cô chỉ muốn khóc, tủi thân lẫn ấm ức. Trẻ con đã 3 tháng, đâu phải mới sinh, cả tuần không tăng cân chả phải chuyện quá lạ. Hơn nữa, dù nhà cô nghèo thì vài bữa cơm cữ đủ dinh dưỡng cho con cháu làm gì tới mức không cho mẹ con cô ăn nổi. Mà mẹ chồng phải mạt sát, khinh thường như vậy.
My cũng nhận ra, mẹ chồng thật chất chưa bao giờ tôn trọng cô hết. Bà chỉ nói cho sướng miệng mình, không hề để ý tới cảm nhận của con dâu. Chuyện này lặp đi lặp lại khiến My gần như chai sạn, nhưng lần này, cô chợt nghĩ, chả lẽ cô cứ thế chịu đựng tới hết đời, hoặc giả tới khi nào mẹ chồng chán không mang vấn đề này ra nói nữa thì thôi? Cuộc sống luôn phải nhịn đắng nuốt cay, tai ngơ làm thinh trước sự mỉa mai, châm chọc từ bà?
Ảnh minh họa
My thở dài, nhân có cân ở đấy, cô cũng bước lên cân. Cô sụt 5kg so với hồi con gái. Người ta bầu bì, sinh con còn phải lo đau đầu chuyện giảm cân, cô thì chả cần bận tâm. Chăm con đêm hôm mệt mỏi, lại được thái độ của mẹ chồng khinh dâu nghèo khiến My không lúc nào tinh thần thoải mái mà béo lên được.
Cô mỉm cười nửa đùa nửa thật nói với mẹ chồng: "Mẹ xem, từ hồi lấy chồng về đây sống con giảm đi mất 5 cân thịt rồi này. Chẳng hiểu sao,... nhà mình điều kiện tốt thế, ăn uống hẳn là sướng hơn bên nhà con nhiều. Xem ra con phải về để bà ngoại chăm cho béo lên thôi. Bên nhà con nghèo nhưng lúc nào cũng vui vẻ cười nói, tinh thần thoải mái, chẳng ai kêu than cái nghèo cả, vì nghèo trong sạch, vẫn tự làm tự ăn chứ có đi xin của ai đâu...".
Mẹ chồng chê nhà cô nghèo chăm cháu không tăng cân, vậy sao cô ở nhà chồng có điều kiện mà còn tụt cân kia kìa. My không nói thẳng ra, nhưng rõ ràng ám chỉ, ở nhà chồng cô luôn phải suy nghĩ đến mất ngủ, thành ra người gầy rộc đi. Mà đó cũng là sự thật, cô gầy đi cũng là sự thật. Mẹ chồng nghe My nói xong thì im lặng không đáp được lời nào. Vừa giận vừa thẹn. Bà "hừ" một tiếng, bế cháu quay ngoắt vào nhà.
Song từ hôm sau mẹ chồng cậy giàu của cô đã bớt kì thị gia cảnh nghèo nhà My hơn hẳn, khiến My thở phào. Đúng là đôi khi nhẫn nhịn để dĩ hòa vi quý cũng không phải phương án tốt.
Theo Afamily
Cháu bà nội tội bà ngoại - Cô gái nào cũng phải chạnh lòng Cháu bà nội nhưng chỉ tội bà ngoại, người ta nói thế đúng là chẳng sai tý nào các chị em nhỉ? Nghe mà cứ rưng rưng nước mắt. Mẹ ơi! Bà ngoại ơi!. Mẹ vất vả nuôi dưỡng con gái, tới khi con lấy chồng tưởng thế là xong, hết nghĩa vụ. Ai ngờ khi con bầu bí, sinh nở một lần...