Không tìm thấy thi thể vụ vứt xác: Xử thế nào?
Luật sư cho rằng, nếu không tìm thấy thi thể nạn nhân vụ “vứt xác bệnh nhân”, cơ quan điều tra sẽ phải thực hiện tố tụng theo nguyên tắc “có lợi cho bị can”.
khách hàng”. Hầu hết ý kiến đều thống nhất quan điểm “phải tìm thấy xác nạn nhân mới có thể truy cứu bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường tội gì”. Nhưng trường hợp không tìm thấy thi thể chị L.T.T.H (khách hàng nâng ngực xấu số), vụ án sẽ được xử lý thế nào?
Không tìm thấy xác, xử tội gì?
Luật sư Lê Văn Kiên (Văn phòng Luật sư Ánh sáng Công Lý, Hà Nội) cho rằng, bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường có thể bị xem xét khởi tố ở một số tội danh. Việc làm chết bệnh nhân, ông ta có thể bị khởi tố tội vô ý làm chết người. Bác sỹ Tường hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ không đăng ký, có thể bị xem xét tội kinh doanh trái phép.
Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường, người làm chết bệnh nhân đến nâng ngực rồi vứt xác
Ông Kiên cho biết, tội “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” có thể được xem xét. Nhưng tội này thường được áp dụng đối với trường hợp bác sỹ làm chết bệnh nhân trong bệnh viện.
“Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng có thể xem xét ông này thêm hành vi xâm phạm thi thể hài cốt.” – LS Kiên nhận định.
Ông Kiên cho rằng, nếu xác định trong phổi nạn nhân có nước, ông Tường sẽ bị khởi tố tội giết người. Vì điều đó chứng tỏ nạn nhân chết sau khi bị ném xuống sông.
Theo vị luật sư này, về nguyên tắc, muốn buộc tội bác sỹ Tường, lực lượng chức năng phải tìm thấy thi thể nạn nhân. Để xác định một người có chết hay không phải giám định và nhận diện.
Ông Kiên cho biết, đã từng có trường hợp, bị can, bị cáo nhận tội xong thì nạn nhân bỗng quy trở về. Trước đây, ở Nghệ An có một vụ án mà một nạn nhân bị chém chết quăng xác. Sau khi xử xong, mấy năm sau, nạn nhân quay về.
Nếu không tìm thấy thi thể nạn nhân, ông Kiên cho biết, quy trình tố tụng vẫn tiến hành như bình thường. Tuy nhiên, theo luật sư, về mặt pháp lý, chứng cứ vẫn chưa đầy đủ, dù có một số tình tiết phù hợp với lời khai của bác sỹ Tường cũng như nhân viên.
“Mọi thứ bây giờ vẫn chỉ dựa vào lời khai. Giả sử nạn nhân bị ai đó cố ý sát hại thì sao?” – Luật sư Kiên nêu vấn đề.
Cảnh sát giao thông đường thủy chạy xuồng dọc sông Hồng tìm kiếm thi thể chị L.T.T.H
Luật sư Tạ Ngọc Sơn cũng cho biết, hiện chưa tìm được xác nạn nhân nên việc sớm đưa ra kết luận bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường phạm tội giết người là chưa đủ căn cứ. Đó mới là lời khai một phía từ bác sỹ Tường, các kết luận giám định pháp y cụ thể sẽ chỉ ra nguyên nhân chính xác cái chết từ đó đối chiếu với lời khai của bác sỹ Tường để xem xét. Nhưng nếu không tìm thấy xác, cơ quan điều tra sẽ phải tiến hành tố tụng theo hướng suy đoán.
Tuy nhiên, luật sư Sơn khẳng định chỉ một trong trong 3 tội danh được xem xét gồm: “Tội giết người”, “Tội vô ý làm chết người”, “Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”.
Video đang HOT
Có lợi cho bị can
Luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga
Theo luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga (Trưởng văn phòng Luật sư Hằng Nga, Hà Nội), hiện nay chưa tìm được thi thể nạn nhân, trước mắt, cơ quan điều tra khởi tố bác sỹ Tường tội giết người là có thể chấp nhận được.
Luật sư Hằng Nga khẳng định: Đến khi tìm thấy xác và có đủ chứng cứ chứng minh chị H. chết trước khi bị ném xuống sông như đã khai, bác sỹ Tường chỉ bị truy cứu tội danh “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” là chính xác. Nữ luật sư cho rằng, ông Tường đã vi phạm quy tắc nghề nghiệp bác sỹ. Không nhất thiết vụ việc xảy ra trong bệnh viện mới xử lý về tội này.
Trường hợp không tìm thấy thi thể nạn nhân, bà Hằng Nga cho biết sẽ thực hiện quy trình tố tụng theo nguyên tắc “có lợi cho bị can, bị cáo”. Đó là khi không tìm được chứng cứ buộc tội nặng hơn sẽ phải áp dụng tội danh nhẹ hơn.
Như vậy, nếu thi thể chị L.T.T.H không được tìm thấy, bác sỹ Tường sẽ bị khởi tố về tội danh “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”.
Như đã đưa tin, PC45 – Công an TP. Hà Nội đang điều tra vụ án “thẩm mỹ viện làm chết khách hàng rồi phi tang”. Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc bệnh viện đã bị bắt giữ và khởi tố về tội “giết người”. Nạn nhân là chị L.T.T.H (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), người đến trung tâm thẩm mỹ của ông Tường để nâng ngực. Theo kết quả điều tra bước đầu, ngày 19/10, sau khi được bác sỹ Tường cùng một số nhân viên ở Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường hút 11 ống mỡ ở bụng (loại 50cc), bơm lên ngực, chị H. đã tử vong. Ông Tường cùng một nhân viên bảo vệ mang xác chị H. đưa lên cầu Thanh Trì rồi ném xuống sông Hồng phi tang. Hiện nay, cơ quan điều tra đang cử rất đông lực lượng phối hợp với các cơ quan chức năng cùng người nhà nạn nhân tìm kiếm thi thể chị H. trên sông Hồng.
Theo Khampha
Thú hoang - Không nơi ẩn nấp
Ở Việt Nam những năm gần đây, dường như nơi đâu có dự án bảo tồn thủ hoang, nơi đó chúng bị săn đuổi ghê gớm hơn, bị dồn đến bước đường cùng nhanh hơn.
Những con voi hoang dã cuối cùng có thể cũng sẽ biến mất như tê giác Java nếu cộng đồng và chính quyền không thực sự chung tay với dự án bảo tồn. Ảnh: PV.
Năm trước thống kê 35, năm sau chết 5
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam (VACNE), kể, Đắk Lắk từng là cái nôi của voi châu Á.
Nửa thế kỷ trước, trong các cánh rừng Ea Súp Ea H'leo, và Bản Đôn, nhất là khu vực Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn ngày nay, voi nhiều vô kể. Có những đàn voi đông 30-40 con.
Nơi đây rừng nhiều, đất bằng phẳng, lại nằm ở ngã ba Đông Dương, thuận cho voi di chuyển từ rừng VN sang các cánh rừng đại ngàn bên Campuchia, Thái Lan, rồi Lào và ngược lại.
Chỉ riêng voi nhà, năm 1980, theo Sở Văn hóa Thông tin Đắk Lắk, tỉnh này có đến 503 con.
Nhưng nạn phá rừng diễn ra quá nhanh, săn bắt voi lấy ngà và lông đuôi gia tăng chóng mặt. Vọi sụt giảm nhanh chóng về quần thể và tấn công người ngày càng dữ.
Năm 1995 từng xảy ra vụ một con voi từ rừng Ea Trul xông ra buôn bà con Ê Đê gần đó phá nát ba ngôi nhà, vườn tược và quật chết một cụ bà. Dân quân Đắk Lắk phải bắn chết nó.
Năm 2005, Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) thống kê VN chỉ còn 81 con voi hoang dã, chủ yếu ở miền Trung và Tây Nguyên.
Năm 2010, tỉnh Đắk Lắk được phê duyệt dự án bảo tồn voi giai đoạn 2010- 2015. Mới đây, dự án được sửa đổi bổ sung với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng.
Nhờ dự án, ông Huỳnh Trung Luân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Voi Đắk Lắk, cho biết, từ tháng 8-2011, Trung tâm Bảo tồn Voi Đắc Lắc đi vào hoạt động.
Họ tổ chức giám sát voi hoang dã để thống kê số lượng cũng như quy luật di chuyển, tìm kiếm thức ăn. Họ đã tiếp cận được với hai đàn voi. Một đàn 29 con thường sống ở VGQ Yok Đôn. Đàn kia sáu con gần một công ty lâm nghiệp.
Tóm lại, voi hoang dã trên địa bàn tỉnh được xác định còn 35 cá thể. Cũng nhờ dự án, mới thống kê được số voi nhà còn lại là 51 con, giảm 90% so với cách đây 30 năm.
Những tưởng nhờ dự án, hai đàn hoang dã hiếm hoi còn lại cuối cùng sẽ được bảo vệ. Ai dè, chỉ hơn 8 tháng qua, 5 con chết trong đó 2 con đực bị giết bằng súng.
Bảy tháng đầu năm 2012, 3 con chết, trong đó có một con bị giết. Hai con kia được cho là bị sa lầy khi kiếm ăn.
Sáng 28-8, nhà báo Nguyễn Việt Thắng, Đài Tiếng nói Việt Nam, kể, các anh phải vượt 11 km từ trạm kiểm lâm gần nhất, qua hai con suối, và 6 km đường trơn trượt, để tiếp cận vị trí hai con voi trưởng thành bị phát hiện chết trưa 25-8. Sâu và xa là thế, Việt Thắng cho hay, vẫn không giúp gì trong việc bảo vệ đàn voi.
Tê giác Java ở VQG Cát Tiên được luật pháp Việt Nam bảo vệ nhưng cuối cùng nó vẫn bị bắn chết. Nguồn: WWF Việt Nam.
Rừng sâu thăm thẳm mà vẫn có đường mòn, vẫn có vết lốp các loại xe cơ giới. Bên đường mòn, cây lớn còn lại rất ít. Nhiều nơi chỉ còn thấy gốc cây. Rừng nhìn bề ngoài có vẻ còn rậm rạp nhưng vào trong thì thấy rỗng ruột.
"Thỉnh thoảng vẫn nghe tin nhiều cây to, gỗ quý bị cưa xẻ ở VQG Yok Đôn. Để đốn hạ những cây to như thế cần nhiều thời gian và nhiều người. Vậy mà nạn chặt hạ cây rừng vẫn diễn ra. Trong khi đó, thời gian để bắn chết một con voi chắc ít hơn nhiều so với đốn hạ cây to. Điều đó cho thấy số phận của voi thật mong manh. Điều kiện sống của voi đang ngày càng chật vật hơn", Việt Thắng nói.
Không ai hiểu bằng người trong cuộc
Ông Huỳnh Trung Luân chỉ ra ba nguyên nhân đe dọa voi. Thứ nhất, sinh cảnh bị thu hẹp, một số diện tích rừng bị khai thác quá mức, một số chuyển đổi mục đích sang trồng cây công nghiệp và các công trình dân sinh.
Thứ hai là xung đột giữa voi và người. Do mất sinh cảnh, voi thường về các khu dân cư và canh tác tìm kiếm thức ăn. Dân dùng nhiều biện pháp xua đuổi, voi bỏ chạy có tình trạng dẫm đạp lên nhau và chết. Thứ ba là săn bắt trộm.
"Một số người có nhu cầu quái đản khai thác lông đuôi voi, ngà voi, và một số bộ phận voi", ông Luân nói.
"Voi đực trưởng thành bị săn đuổi nhiều nhất. Từ năm 2009 đến nay, 14 con voi chết trong đó có ba con voi đực bị sát hại bằng súng để lấy ngà và các bộ phận. Phần lớn voi con chết do bị giẫm đạp trong bầy đàn, bị xua đuổi".
Nhưng vấn đề ở chỗ, tại sao dự án đi vào hoạt động mà vẫn không chặn được đà voi chết và bị giết? Làm sao bảo vệ được voi khi nhiều cư dân địa phương cũng muốn xà xẻo rừng, lấy việc phá trộm rừng trong vườn quốc gia làm kế sinh nhai? Làm sao giữ được rừng khi lúc nào cũng có một đội quân đông đảo từ nơi khác đến túc trực, đặt hàng cho việc phá rừng và trộm rừng? Làm sao có thể giữ được vườn quốc gia nếu, sau khi ra khỏi rừng, nhiều chuyến gỗ vẫn xuôi về đến Buôn Ma Thuột, thậm chí, ra tận các tỉnh phía Bắc.
Đấy là tâm sự của một số cán bộ trong ngành kiểm lâm Đắk Lắk mà nhà báo Việt Thắng không tiện nêu tên.
Dự án bảo tồn vẽ đường cho...săn trộm
Theo PGS.TS Phạm Bình Quyền, VACNE, các dự án bảo tồn thú hoang chủ yếu được quốc tế tài trợ phần đối ứng của phía VN thường không đáng kể đã thế, không ít nơi mang tính hình thức.
Tình trạng đó khiến nhiều dự án bảo tồn động vật hoang dã ở VN được triển khai đơn độc giữa một rừng các mối đe dọa từ tứ phía, theo TS Rossi Stenke, chuyên gia bảo tồn người Đức công tác nhiều năm ở VQG Cát Bà, Hải Phòng.
Để bảo tồn những con voi cuối cùng ở Đắk Lắk, đã có dự án di chuyển các xưởng cưa và sau đó là các cơ sở chế biến gỗ gần rừng vào các cơ sở công nghiệp. Nhưng các huyện có diện tích rừng lớn và có voi lưu trú như Yok Đôn đều chưa có cơ sở công nghiệp nào.
Các chuyên gia dự án một mặt cứ tuyên truyền ra rả về giá trị của thú hoang cần được bảo tồn với các thông tin nghiên cứu từ hiện trường cặn kẽ như địa điểm sinh sống, tập tính kiếm ăn... Mặt khác, họ đơn độc thực hiện các hoạt động bảo tồn trong bối cảnh nhận được sự phối hợp yếu ớt từ các tổ chức địa phương.
Nguyễn Điệp Hoa, nguyên cán bộ truyền thông WWF, nhận xét, thiếu phối hợp hiệu quả giữa dự án với chính quyền, thông tin của dự án bảo tồn chẳng khác nào bật đèn pha rọi sáng rực rừng sâu chỉ cho bọn săn trộm thú quý đang ở đâu, săn chúng bằng cách nào.
Điều tra về cái chết hồi tháng 5-2010 của cá thể tê giác một sừng quý hiếm tại VQG Cát Tiên, ông Craig Bruce - chuyên gia về Tê giác của WWF, nhớ lại, con tê giác này đã bị thương nặng trước khi chết. Một viên đạn khá to găm vào xương hiển nhiên không thể coi là vết thương nhẹ phần mềm.
"Hơn một thập kỷ qua, tôi đã tham gia công tác bảo tồn các quần thể tê giác lớn trên thế giới và đã có mặt tại nhiều hiện trường nơi có tê giác chết tự nhiên và không tự nhiên. Không tính tới yếu tố tuổi, viên đạn cắm trong xương và chiếc sừng bị lấy đi có thể coi là bằng chứng cho thấy cá thể tê giác này bị săn trộm đê lấy sừng", Craig Bruce nói.
"Theo kinh nghiệm của tôi, hiếm khi sừng tê giác bị lấy đi một cách tình cờ bởi những người vô tình đi qua, sau khi nó chết tự nhiên, và 98% trường hợp tìm thấy tê giác mà sừng bị lấy mất là tê giác bị giết trộm để lấy sừng. Các vết cắt trên sọ cho thấy người cắt đã chuẩn bị trước dụng cụ phù hợp để lấy đi chiếc sừng".
Một vụ săn trộm hoàn hảo giữa lúc dự án bảo tồn cá thể còn lại duy nhất này ở VN đang được triển khai ráo riết nhất. WWF khẩn thiết đề nghị mở một cuộc điều tra trên diện rộng và nếu cá thể tê giác này thực sự bị giết thì cần đưa những kẻ vi phạm, kể cả người bắn lẫn người buôn bán chiếc sừng tê giác bất hợp pháp ra xét xử theo pháp luật VN.
Từ đó đến nay, chưa có gì được làm sáng tỏ. Từ đó đến nay, các dự án bảo tồn thú quý hiếm vẫn diễn ra như cũ, thú hoang tiếp tục được bảo tồn bằng cách để cho... chết và giết. Chả nhẽ bó tay?
Theo TPO
Nga hạ thủy tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt Nam Chiếc tầu ngầm Kilo thuộc dự án 636 đầu tiên dành cho Việt Nam trong hợp đồng đóng 6 chiếc tầu ngầm đã được Nhà máy đóng tàu Admiralteisky của Nga hạ thuỷ ngày 28-8. Theo hãng tin Nga Interfax, Công ty cổ phần "Nhà máy đóng tàu Admiralteisky" của nước này đã hạ thủy chiếc đầu tiên trong tổng số 6 tàu...