Không tìm hiểu kỹ địa điểm thẩm mỹ, nhiều chị em phải sửa mũi đến lần thứ 5
Rất nhiều chị em phụ nữ hiện đang là “nạn nhân của thẩm mỹ”, đặc biệt là khi đi nâng mũi nhưng không tìm hiểu kỹ địa điểm thực hiện phẫu thuật khiến không những không được 1 chiếc mũi ưng ý mà còn bị sưng, viêm, ảnh hưởng đến đường thở, đau nhức đầu thường xuyên.
Dao kéo, phẫu thuật thẩm mỹ không còn là chuyện xa lạ với nhiều chị em phụ nữ. Đặc biệt trong thời buổi hiện đại, nhu cầu thẩm mỹ lại nổi lên như 1 xu hướng, người người “ồ ạt” đi thẩm mỹ mà quên mất giá trị thực sự của việc thẩm mỹ.
Chưa kể đến việc địa điểm thẩm mỹ “mọc lên như nấm” khiến nhiều khách hàng gặp hoang mang khi lựa chọn 1 cơ sở tốt. Tâm lý ham rẻ, không tìm hiểu kỹ trước khi phẫu thuật cũng khiến nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân của thẩm mỹ hỏng, tiêu biểu nhất là thẩm mỹ nâng mũi.
Phẫu thuật mũi hỏng do đâu?
Phẫu thuật nâng mũi không phải là 1 ca phẫu thuật lớn nhưng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và cái “tâm” của bác sỹ thực hiện. Chiếc mũi quyết định rất nhiều đến gương mặt của mỗi người vì nằm ở vùng trung tâm. Vậy nên, nếu lựa chọn địa điểm nâng mũi uy tín, bạn sẽ có 1 chiếc mũi đẹp thay đổi cả gương mặt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn địa điểm thẩm mỹ không tốt, rất có thể khiến bạn không những không đẹp lên mà ngược lại còn phải sửa lại nhiều lần do tình trạng mũi xấu, viêm, sưng, lệch, vẹo…
Khó ai có thể “chung sống” cùng 1 chiếc mũi không vừa ý. Vì vậy, khách hàng thường tiếp tục mắc sai lầm, đến địa điểm thẩm mỹ trước đó để sửa lại. Vậy nhưng với những cơ sở không uy tín, tình trạng tay nghề bác sỹ kém thì dẫu có “sửa sai” nhiều đến đâu đi nữa thì “sai vẫn hoàn sai”. Nếu không thể làm đẹp, làm “đúng” cho bạn ngay từ ban đầu thì những lần sau cũng khó có thể hồi phục hay đem lại cho bạn 1 dáng mũi ưng ý. Bạn nên tìm hiểu lại những nơi có chuyên môn hơn để khắc phục chiếc mũi nâng “hỏng”.
Khóc trên bàn mổ sau 5 lần nâng mũi
Tình trạng chị P trước khi nâng mũi sửa lại lần thứ 5
Trường hợp của chị P( TP.HCM) là 1 ví dụ điển hình cho trường hợp phải nâng mũi lại quá nhiều lần. 4 lần nâng mũi trước đây đã làm chị P gần như mất hết niềm tin vào thẩm mỹ. Tuy nhiên, khát khao làm đẹp luôn thôi thúc bản thân chị không thể để tình trạng này diễn ra mãi được.
Lần sửa mũi thứ 5 chị quyết tâm tìm hiểu kỹ hơn để tránh lại 1 lần nữa “tiền mất tật mang. Ấp ủ hơn 1 năm tìm kiếm, cân nhắc, chị quyết định lựa chọn nơi có bác sỹ uy tín, nhiều năm kinh nghiệm để làm nhưng vẫn rất lo lắng trước ca mổ. Bởi bác sỹ nhận định trường hợp của chị là 1 ca khó, lớp da đã rất mỏng, yếu, bên trong mất thịt. Sụn nâng trước kia của chị thì bị đứt tan nát, gẫy, khiến lỗ mũi 2 bên không đều nhau.
Video đang HOT
Lỗ mũi 2 bên không đều nhau vì bị sập, sụp sụn
Tuy nhiên sau ca phẫu thuật kéo dài gần 5 tiếng, chị P cuối cùng cũng được tái hồi phục hoàn toàn cấu trúc mũi. Mặc dù ca phẫu thuật thành công nhưng chị P phải bật khóc vì vẫn còn cảm thấy sợ. Nỗi sợ của chị không đơn thuần là nỗi sợ phẫu thuật, sợ đau bởi chị đã dần quen sau quá nhiều lần sửa mũi. Nỗi sợ của chị xuất phát từ tâm lý. Sự bất an luôn thường trực bởi chị đã bị hỏng mũi không chỉ 1 lần.
Nâng mũi xong, khác với nhiều người khác sẽ chỉ chú tâm nhìn vào gương, xem dáng mũi mới như thế nào, liệu có hợp với gương mặt mình chưa. Thế nhưng chị P thì hoàn toàn ngược lại. Chị nhìn sơ qua dáng mũi ngay sau khi phẫu thuật rồi suốt 5 ngày đầu tiên, không dám nhìn gương vì sợ nhìn rồi lại thất vọng như những lần trước.
Nụ cười rạng rỡ của chị P sau ca phẫu thuật nâng mũi sửa lại không chỉ đẹp hơn mà còn rất tự nhiên, khắc phục toàn bộ những biến chứng trước kia
Theo khoe365.net.vn
Cận cảnh hình ảnh nâng mũi hỏng của cô gái trẻ khiến nhiều người sợ co rúm!
Những hình ảnh ấy khiến người xem không khỏi rùng mình khi sụn nâng mũi bị lòi hẳn ra ngoài, để lại một chiếc lỗ trống hoác đáng sợ.
Mới đây, trên mạng xã hội facebook, nhiều chị em truyền tay nhau những hình ảnh cận cảnh nâng mũi hỏng của một cô gái trong nhóm hội dao kéo. Những hình ảnh ấy khiến người xem không khỏi rùng mình khi sụn nâng mũi bị lòi hẳn ra ngoài, để lại một chiếc lỗ trống hoác đáng sợ. Nhiều người nhận định rằng, mũi bị làm hỏng, tình trạng hoại tử như này khó có thể cứu vãn được.
Cận cảnh những hình ảnh sụn nâng mũi lòi ra bên ngoài khiến nhiều người sợ hãi.
Có thể nói, việc nâng mũi để gương mặt trở nên hài hòa, thanh thoát, sang quý hơn hiện nay rất phổ biến, đặc biệt được chị em phụ nữ ưa chuộng. Tuy nhiên, có rất nhiều điều bạn cần ghi nhớ trước khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ tại khu vực tưởng chừng ngày càng đơn giản này.
Các biến chứng có thể gặp phải khi nâng mũi?
Theo TS.BS Phạm Thị Việt Dung (giảng viên Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình - trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), bầm tím và sưng nề thường hết sau 1-2 tuần. Nhiễm trùng có thể xuất hiện sớm sau mổ vài ngày hoặc muộn sau vài tuần đến vài tháng, thường biểu hiện bằng sưng đỏ khu trú, bùng nhùng, chảy dịch... nên xử lý sớm bằng kháng sinh mạnh hoặc tháo chất liệu.
Một biến chứng nữa cũng hay gặp là lệch, cong, quá dài, quá ngắn... có thể sửa lại, tốt nhất là sửa sau 3-6 tháng. Đỏ đầu mũi nếu không phải là do đặt sống quá cao, quá dài thì có thể là phản ứng chất liệu (hiếm khi xảy ra), cần xử lý theo nguyên nhân.
"Thủng đầu mũi, tòi chất liệu ra đầu mũi, biến dạng đầu mũi và vách mũi là những biến chứng khá nặng nề làm thay đổi hình dáng mũi ngay cả khi tháo chất liệu, cũng xảy ra không ít với các đối tượng thực hiện phẫu thuật mà không được đào tạo bài bản hoặc theo dõi không sát, xử lý biến chứng không kịp thời sau mổ", BS Việt Dung nhấn mạnh.
Sau cùng là một phẫu thuật viên dù là giỏi đến mấy cũng không thể khẳng định 100% phẫu thuật không biến chứng. Có điều là phẫu thuật viên càng được đào tạo bài bản, càng có kinh nghiệm thì càng giảm tối thiểu những rủi ro và nếu có thì cũng là những biến chứng nhẹ, có thể sửa chữa được.
Chọn chất liệu tự thân hay nhân tạo khi nâng mũi mới an toàn?
Chuyên gia nhận định, nhiều người nhầm tưởng kỹ thuật tạo hình mũi sử dụng chất liệu sụn vành tai là đủ nhưng thực tế thì sụn vành tai có số lượng rất nhỏ, chỉ đủ một lớp mỏng bọc ở đầu mũi trong những trường hợp cần làm dài đầu mũi trong khi da đầu mũi mỏng. Như vậy để nâng sống mũi luôn phải sử dụng chất liệu đặt sống mũi nhân tạo (trừ khi chỉ chỉnh sửa đầu mũi).
Nhiều người nhầm tưởng kỹ thuật tạo hình mũi sử dụng chất liệu sụn vành tai là đủ nhưng thực tế thì sụn vành tai có số lượng rất nhỏ.
Sụn sườn do có nhiều bất lợi khi sử dụng (phải gây mê lấy sụn, để lại sẹo ở ngực nơi lấy sụn, đôi khi xảy ra biến chứng thủng màng phổi khi lấy sụn, có nguy cơ tiêu bớt và làm cong vẹo, thay đổi dáng mũi theo thời gian, trong khi sụn nhân tạo ngày nay rất an toàn, nhiều kiểu dáng, dễ gọt, không thay đổi hình dáng theo thời gian và độ trơ cao, hiếm gây phản ứng thải loại nên ở các nước có nền Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ phát triển sụn sườn không còn được sử dụng rộng rãi nữa (trừ một số rất ít trường hợp đặc biệt).
Hơn nữa, hiện nay nhiều chất liệu bọc đầu mũi nhân tạo khá an toàn cũng đang dần thay thế sụn vành tai.
Nên kiêng gì sau mổ nâng mũi?
Không cần kiêng ăn bất cứ loại thức ăn gì khi nâng mũi trừ khi dị ứng hoặc chỉ kiêng tôm, cua, hải sản, đồ ăn lạ... nếu có cơ địa dị ứng.
Theo chuyên gia, không cần kiêng ăn bất cứ loại thức ăn gì trừ khi dị ứng hoặc chỉ kiêng tôm, cua, hải sản, đồ ăn lạ... nếu có cơ địa dị ứng. Không nên động chạm vào mũi, đặc biệt là vết mổ, không nên đeo kính trong khoảng 3 tháng đầu sau mổ, không nên soi gương nhiều trong 3 tuần đầu vì trong 3 tuần đầu nhiều khi sưng nề, tụ máu... làm dáng mũi thay đổi không phải là dáng mũi sau này. Tư thế nằm ngủ hoàn toàn không ảnh hưởng đến vị trí chất liệu, nằm nghiêng không thể làm lệch mũi như nhiều người vẫn tưởng (nếu có lệch là do nguyên nhân khác).
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh.vn
Nhiễm trùng sau nâng mũi do đâu? Khắc phục như thế nào? Mũi tấy đỏ, bầm tím dài ngày, chảy dịch, thậm chí chảy máu sau khi nâng là biểu hiện của nhiễm trùng, cần xử lý kịp thời trước khi dẫn tới hoại tử. Nhiễm trùng được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm khi nâng mũi không đảm bảo an toàn, đặc biệt nguy cơ cao khi nâng mũi tại các...