Không tiền đưa con đi viện, cha tự cắt thịt thối cứu con
Không còn tiền đưa con đi viện, người cha đành chấp nhận tự tay làm phẫu thuật, cắt từng mảnh thịt đang thối rữa trên cơ thể con trai để níu kéo sự sống.
Hằng ngày ông Lữ Văn Bình phải dùng nước muối lau vết thương cho con. Nếu thịt ở phần vết thương của Triệu bị thối thì ông Bình sẽ tìm cách cắt bỏ.
Đó là hoàn cảnh của gia đình ông Lữ Văn Bình (53 tuổi ngụ ấp 1, xã Xuân Tây, Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Để níu kéo sự sống cho con trai út đang mang bệnh xuất huyết tiểu cầu là Lữ Văn Triệu (24 tuổi), hằng ngày ông Bình phải tự tay làm vệ sinh vết thương cho con, thậm chí tự làm phẫu thuật, cắt bỏ từng mảnh thịt thối trên cơ thể Triệu.
Dùng nước muối lau vết thương cho con, ông Bình cho biết, khi còn bé, Triệu bụ bẫm và khỏe mạnh. Khi lên tuổi 14, Triệu bắt đầu bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Bắt đầu từ đó, thay vì đến trường học thì Triệu phải vào bệnh viện để điều trị. Bao nhiêu tiền bạc, gia sản, ông Bình đành “dốc” hết chữa bệnh cho con.
Thời gian đầu, để có tiền thuốc thang cho Triệu, vợ chồng ông Bình bán hết những gì có giá trị trong nhà. Tiền hết nhưng bệnh tình của con không những không thuyên giảm mà còn nặng thêm. Không nỡ nhìn con chết mòn vì bệnh, năm 2009, ông Bình bàn với vợ bán nhà, bán rẫy để lấy 200 triệu đồng đưa con đi viện. “Những tưởng số tiền đó sẽ giúp con khỏi bệnh. Ai ngờ chỉ hơn 1 năm sau, 200 triệu đồng đã hết sạch mà bệnh của Triệu không hề lay chuyển” – Ông Bình chua xót tâm sự.
Nhà cửa, đất đai, ruộng vườn… đều tiêu tan vì bệnh tật của con. Thời gian gần đây, vì không còn tiền để nhập viện cho Triệu nên hai vợ chồng ông Bình quyết định để con ở nhà tự điều trị.
Không ngăn được giọt nước mắt trên gò má, bà Phạm Thị Út (50 tuổi), mẹ của Triệu nghẹn ngào: “Từ khi Triệu ở nhà điều trị, cơ thể của Triệu bắt đầu bị lở loét, thịt bầm và thối từng mảng. Cách níu kéo sự sống duy nhất cho con lúc này là dùng nước muối vệ sinh vết thương. Những nơi thịt bị thối thì phải tìm cách cắt bỏ”.
Video đang HOT
Anh Lữ Văn Triệu bị bệnh xuất huyết tiểu cầu. Nếu điều trị tại bệnh viện thì mỗi tháng cần ít nhất 30 triệu đồng.
Thiếu thốn thuốc thang, nên cơ thể của Triệu đang dần “phân hủy”. Trên cơ thể của chàng trai 24 tuổi xuất hiện lỗ chỗ những vết thương rớm máu. Hơn 9 tháng điều trị tại nhà, vợ chồng ông Bình đành nuốt nước mắt khi phải lần lượt cắt bỏ hai bắp chân bị thối của Triệu.
Ông Bình cho biết, nếu đưa Triệu vào bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM điều trị thì mỗi tháng phải có ít nhất 30 triệu đồng. “Bây giờ, hai vợ chồng gắng gượng lắm cũng chỉ đủ tiền mua bông gòn, nước muối rửa vết thương cho con. Còn tiền cho con đi viện thì chắc không bao giờ có nổi” – Ông Bình than thở.
Vợ chồng ông Bình sinh hạ được 5 người con bao gồm 4 gái 1 trai. Bốn người con gái đều đã lập gia đình nhưng đều có cuộc sống khó khăn nên không giúp đỡ được nhiều. Cùng với việc chăm sóc con trai út, vợ chồng ông Bình còn phải lo thuốc thang cho mẹ già là Nguyễn Thị Bé (93 tuổi) bị bệnh tim.
Ông Nguyễn Văn Toán, trưởng ấp 1, xã Xuân Tây cho biết, do dồn tiền bạc chữa bệnh cho con nên gia đình ông Bình trở nên kiệt quệ. Ngôi nhà ông Bình đang ở là ngôi nhà của một người thân cho mượn. Tuổi cao nhưng hàng ngày ông Bình vẫn phải nai lưng làm thuê, cóp nhặt từng đồng để lo thuốc thang cho con.
Thời gian vừa qua, vì không có tiền mua gạo nên hai vợ chồng ông Bình phải ăn cháo loãng. Chính quyền địa phương đã vận động, hỗ trợ một phần gạo và tiền bạc để giúp gia đình ông Bình có cơm ăn qua ngày. Hiện tại đang rất cần sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: Ông Lữ Văn Bình, ngụ tổ 1, ấp 1, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai. ĐT: 01645.958.761
Theo Dantri
Chủ động nguồn vốn cho HS, SV vay
Trong khi nguồn vốn vay cho học sinh, sinh viên nghèo ở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) nhiều địa phương đang gặp khó khăn thì ở các tỉnh Tây Bắc, việc vay vốn này khá thuận lợi bởi chủ động được nguồn.
Tháng 9, các học sinh, sinh viên (hssv) nghèo vùng Tây Bắc bắt đầu nhập học, kèm theo các khoản chi phí mua sắm, đóng góp... tốn kém bạc triệu.
Tạo điều kiện tốt nhất cho HSSV vay
Em Lò Văn Thoan - sinh viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội cho biết: Nhà em ở thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, Sơn La. Đây là năm thứ 3 em học đại học, gia đình có thêm một em gái nữa vào học Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La. Cứ mỗi kỳ nghỉ hè là chúng em lại tìm việc làm thuê, phụ giúp bố mẹ để cải thiện cuộc sống gia đình và có thêm một khoản cho ngày nhập học.
Dịp hè vừa rồi, em đi phụ vữa như mọi năm, nhưng việc ít quá, chỉ đủ tiền ăn thôi. Con nhà nghèo đi học vất vả lắm, nhiều hôm xách vữa tuột cả da tay nhưng vẫn phải làm. May mắn là chúng em có khoản vay từ Ngân hàng CSXH và thủ tục rất thuận tiện. Nhiều bạn khác cũng được tiếp tục theo học dù gia đình rất khó khăn là nhờ khoản tiền vay của ngân hàng này.
Phụ huynh làm thủ tục vay tiền tại Ngân hàng CSXH huyện Điện Biên Đông
Bà Tòng Thị Tươi - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH Sơn La cho biết: "Chúng tôi luôn chủ động nguồn vốn vay cho HSSV từ khâu lên kế hoạch tới việc phân bổ vốn tới các huyện, thành phố. Hiện nguồn vốn này của chi nhánh còn hơn 10 tỷ đồng và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các đối tượng được vay theo quy định. Cán bộ, nhân viên của chi nhánh được quán triệt tinh thần phục vụ cao để tạo điều kiện tốt nhất cho HSSV vay vốn góp phần đào tạo nhân lực cho vùng cao.
Tăng cường tuyên truyền
Tại Ngân hàng CSXH huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), các cán bộ, nhân viên đang chuẩn bị cho đợt công tác xuống với các xã vùng sâu để tuyên truyền, thống kê số lượng HSSV có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn làm thủ tục và giải ngân...
Ngân hàng CSXH Hải Phòng: Không thiếu vốnÔng Lê Đình Thái - Giám đốc Ngân hàng CSXH Hải Phòng khẳng định, ngân hàng đủ nguồn vốn cho HSSV vay. Từ đầu năm đến nay, ngân hàng đã cho 5.015 gia đình HSSV vay 30 tỷ 458 triệu đồng. Tổng dư nợ chương trình cho vay HSSV hiện là 496 tỷ 538 triệu đồng, với 35.573 hộ vay.Bùi Hương
Theo ông Lường Văn Dinh- Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Điện Biên Đông cho biết: Với vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, lượng HSSV không nhiều, nhưng cái khó là việc nắm bắt, hiểu biết về vốn vay ưu đãi của Nhà nước đối với HSSV của bà con còn hạn chế.
Năm 2012, trong tổng số 4 tỷ đồng vốn vay HSSV chúng tôi được giao, hiện vẫn còn hơn 2 tỷ đồng và đang tiếp tục cho vay. Chúng tôi vẫn phải tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn bà con về chính sách ưu đãi này của Nhà nước đồng thời kiểm tra, giám sát tốt việc sử dụng nguồn vốn vay để phát huy hiệu quả.
Cũng theo ông Dinh, vốn vay cho HSSV là điều kiện tiên quyết với nhiều gia đình. Việc quyết định tiếp tục theo học hay thôi học của con cái họ rất khó khăn, vì họ phải lo mưu sinh hàng ngày. Để chủ động được nguồn vốn cho vay HSSV thì khâu lên kế hoạch hàng năm của ngân hàng phải sát với nhu cầu thực tế và việc sử dụng vốn phải đúng mục đích thì "mới có tiền để nâng bước học trò nghèo trên đường lập nghiệp".
Theo dân việt
Cha mẹ lười, đẩy con đi ăn xin Cha mẹ lười làm ăn, đẩy con ra đường đi ăn xin để có tiền sinh sống. Đó là thực trạng nóng bỏng xảy ra với nhiều trẻ em vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Phú Yên... Dây dưa, khó nhằn Buổi chiều giữa tháng 6, tại một quán ăn trên đường Trần Phú, TP.Quy Nhơn (Bình Định), chúng tôi thấy một...