Không tiêm vaccine, người phụ nữ Mỹ qua đời vì Covid-19
Trước khi qua đời, Kristen Lowery thường xuyên bày tỏ quan điểm chống vaccine, không đeo khẩu trang hay thực hiện quy định phòng dịch.
Kristen Lowery (40 tuổi), sống tại bang California, Mỹ qua đời ngày 15/9, để lại 4 đứa con nhỏ sau thời gian được điều trị. Gia đình Kristen mở một trang gây quỹ để kêu gọi chi phí lo liệu tang lễ cho cô, hiện nhận được khoảng 11.000 USD, theo 7 News.
Theo bài đăng của chị gái Kristen, bà mẹ 4 con phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 vào đầu tháng 9 và phải “giành giật sự sống” tại bệnh viện.
Trước đó, trên mạng xã hội, Kristen thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung chống vaccine Covid-19, kêu gọi không đeo khẩu trang hay thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng dịch.
Video đang HOT
Tại Mỹ, những trường hợp qua đời vì nhiễm SARS-CoV-2 sau khi từ chối tiêm vaccine, không tuân thủ quy định phòng dịch đang tạo sức ép lớn lên lực lượng y tế. Ảnh: David McNew/Getty.
Ở phần mô tả một bức ảnh đại diện, bà mẹ 4 con viết: “Không khẩu trang, không che chắn, không tiêm phòng, không sợ hãi. Chúng ta cùng nhau chiến thắng”.
Ngoài ra, Kristen tự nhận là “nhà tư tưởng tự do, luôn đặt nghi vấn với mọi thứ” hay cho biết “không bao giờ tin tưởng vaccine nữa” dù cô từng làm vậy.
Sau khi Kristen qua đời, trang cá nhân của cô được chuyển về chế độ riêng tư song các bài đăng của bà mẹ 4 con đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.
“Tại sao vẫn có nhiều người không chịu hiểu tầm quan trọng của vaccine Covid-19?”, “Càng ngày tôi càng không thể cảm thông nổi với những người chọn không tiêm vaccine và không đeo khẩu trang” là những bình luận của dân mạng về Kristen.
Trước đó, ở bang Alabama, hai vợ chồng Tristan và Dusty Graham lần lượt qua đời do Covid-19 vào 25/8 và 16/9. Cặp đôi cũng thường xuyên bày tỏ quan điểm chống vaccine, nói rằng nó “về cơ bản không phải là vaccine” và liên tục khẳng định sẽ không tiêm phòng.
Ngày 22/8, Natalie Rise (46 tuổi, y tá làm việc tại bang Idaho) qua đời sau khi là một trong những người không chấp nhận tiêm phòng.
“Em ấy bảo tôi không nên tiêm phòng. Tôi nghĩ đó là thông tin sai lệch, chắc em ấy đã bị ảnh hưởng bởi những thứ không đúng trên mạng xã hội và từ blogger, những người dùng YouTube tiêu cực”, Daryl Rise, anh trai của nữ y tá, nói với CNN .
Hơn 6 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên toàn cầu
Ngày 22/9, hãng tin AFP của Pháp dẫn các nguồn tin chính thức biết tính đến 16h30 cùng ngày, trên toàn thế giới đã có hơn 6 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 được tiêm cho người dân.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thiếu niên ở Sale, Maroc ngày 21/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nguồn tin trên, tốc độ tiêm chủng vaccine trên thế giới đã ổn định hơn so với thời gian đầu triển khai chiến dịch này. Để đạt được mức tăng 1 tỷ liều lên mốc tiêm 6 tỷ liều vaccine, thế giới cần 29 ngày. Trước đó, thời gian các nước tăng từ 4 tỷ liều vaccine được tiêm lên mốc 5 tỷ liều là 26 ngày và các thế giới mất 30 ngày để tăng từ 3 tỷ liều lên 4 tỷ liều. Trong khi đó, để đạt được mốc 1 tỷ liều vaccine đầu tiên, thế giới cần đến 140 ngày.
Trong số hơn 6 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm chủng nói trên, có gần 40% (tương đương 2,18 tỷ liều) được tiêm ở Trung Quốc. Sau đó là Ấn Độ với 826,5 triệu liều và Mỹ với 386,8 triệu liều. Đây là 3 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới.
Trong số các nước có dân số từ 1 triệu người trở lên, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đang đứng đầu về tỷ lệ tiêm chủng với 198 liều/100 người và hơn 81% dân số nước này đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19. Tiếp đến là Uruguay với tỷ lệ 175 liều/100 người, Israel - 171 liều/100 người, Cuba - 163 liều/100 người, Qatar - 162 liều/100 người và Bồ Đào Nha - 154 liều/100 người. Trong số những nước này, một số nước đã bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường (mũi thứ 3).
Trong khi đó, hầu hết các quốc gia nghèo hơn hiện nay cũng đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, trong đó chủ yếu là dựa vào nguồn cung từ cơ chế chia sẻ vaccine COVAX. Độ bao phủ vaccine vẫn chưa đồng đều dù các nước đã đẩy mạnh chương trình tiêm chủng trong những tuần gần đây với sự hỗ trợ vaccine của các quốc gia giàu hơn.
Ở các quốc gia có thu nhập cao, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ tiêm chủng trung bình ở mức 124 liều/100 người, trong khi tỷ lệ này ở các nước thu nhập thấp chỉ là 4 liều/100 người. Hiện 3 quốc gia trên thế giới chưa thông báo về việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là Burundi, Eritrea và Triều Tiên.
Amazon tặng xe ô tô và 100.000 USD cho nhân viên tiêm đủ 2 mũi vaccine Amazon đã tặng ô tô và 100.000 USD tiền thưởng cho một số nhân viên đã tiêm đủ 2 mũi vaccine trong chương trình rút thăm trúng thưởng nhằm khuyến khích mọi người tiêm chủng phòng bệnh COVID-19. Một kho hàng của Tập đoàn công nghệ Amazon. Ảnh: Getty Images Theo kênh CNBC (Mỹ), trong một bài đăng trên tài khoản Instagram "Amazon...