Không tiêm vắc xin ngừa bệnh cho con, có thể bị phạt đến 500.000 đồng
Chỉ có 75% trẻ ở TP.HCM tiêm ngừa vắc xin “5 trong 1″, “6 trong 1″; 25% lọt sổ là nguy cơ lớn mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Không tiêm ngừa vắc xin bắt buộc cho con, phụ huynh có thể bị phạt – ẢNH: DUY TÍNH
Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM ngày 28.5 cho biết sau 3 tháng thực hiện tiêm vắc xin “5 trong 1″ ComBE Five ngừa 5 bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B) trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tại TP.HCM đã có 23.316 mũi tiêm, gồm: 11.670 mũi 1, 8.073 mũi 2 và 3.573 mũi 3.
Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 18 tháng tuổi
Qua ghi nhận có 1.321 trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm chủng, chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm (chiếm tỉ lệ 5,7%); không có ca tai biến nặng.
Video đang HOT
Với 23.316 liều tiêm vắc xin Com BE Five được tiêm thì tương đương 5% số trẻ của TP.HCM được tiêm chủng vắc xin chương trình mở rộng.
Trong khi đó, có đến 70% trẻ được tiêm chủng vắc xin “5 trong 1″ và “6 trong 1″ dịch vụ.
Như vậy, hiện TP.HCM có 75% trẻ được tiêm ngừa vắc xin “5 trong 1″ và “6 trong 1″, còn lọt sổ 25% trẻ chưa được tiêm phòng các loại bệnh này. Đây là nguy cơ rất lớn dẫn đến sự gia tăng số ca mắc các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB, viêm gan B và bại liệt trong thời gian tới nếu trẻ em không được tiêm đúng lịch.
Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo các bậc phụ huynh có con dưới 1 tuổi cần đưa con đi tiêm chủng theo đúng lịch tiêm bắt buộc do Bộ Y tế quy định.
Trẻ trên 1 tuổi thì cha mẹ cần xem lại sổ tiêm để biết đã tiêm đầy đủ cho con hay chưa. Phụ huynh có thể chọn vắc xin tiêm chủng mở rộng (miễn phí) hoặc dịch vụ (trẻ tiền) để hoàn thành mũi tiêm phòng bệnh cho con trẻ.
Trung tâm y tế dự phòng cũng lưu ý, theo điều 8, Nghị định 176/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có quy định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đới với các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
Theo Thanh niên
Thống đốc Mỹ cho con nhiễm bệnh thủy đậu
Thống đốc bang Kentucky (Mỹ) Matt Bevin tin rằng mắc thủy đậu một cách có chủ đích là cách tốt để phòng bệnh sau này.
Theo AP, trong phỏng vấn giữa tháng 3 với WKCT, Matt Bevin tiết lộ đã cố tình cho các con của mình phơi nhiễm với virus thủy đậu để mắc bệnh và miễn dịch.
"Tất cả con của tôi đều từng bị thủy đậu", ông Bevin nói. "Chúng mắc thủy đậu một cách có chủ đích. Chúng tôi có một người hàng xóm bị bệnh, tôi để các con tiếp xúc với ông này và nhiễm bệnh".
Thống đốc cho biết các con của ông "khổ sở trong vài ngày" nhưng cuối cùng "đều ổn". Ông Bevin cùng vợ là Glenna có 9 người con, trong đó bốn bé được nhận nuôi.
Ông Bevin (giữa) phòng bệnh thủy đậu cho con bằng cách để trẻ mắc bệnh. Ảnh: IFL.
Trước chia sẻ của Thống đốc bang Kentucky, một số chuyên gia sức khỏe đã bày tỏ sự bất bình.
"Không ai nên làm theo điều này", tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia bệnh truyền nhiễm từ Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt khuyên. "Chúng ta cần tiêm phòng cho con trẻ. Tiêm chủng là chiến thắng to lớn trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng ở Mỹ, đừng bước lùi".
Ông Bevin vẫn khuyến cáo cha mẹ cho con đi tiêm phòng thủy đậu song cho rằng chính phủ không nên bắt buộc tiêm phòng.
"Tại sao chúng ta lại ép trẻ nhỏ tiêm vắcxin", ông Bevin đặt câu hỏi. "Trong nhiều trường hợp, vắcxin rất tốt. Nhưng đối với vài người, có những lý do để làm khác đi".
Theo luật bang Kentucky, trẻ em trước khi đi mẫu giáo phải được tiêm phòng thủy đậu. Cha mẹ có thể xin miễn trừ với lý do tôn giáo hoặc cung cấp bằng chứng rằng trẻ đã từng mắc bệnh.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm cao, do virus Varicella-Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là trẻ em nhóm tuổi đi học. Thông thường mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch ngay sau khi bị bệnh. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng yếu, bệnh vẫn có thể tái phát.
Thủy đậu thường không phát bệnh ngay khi virus xâm nhập mà ủ bệnh chừng 13-15 ngày. Sau thời gian này, bệnh nhân sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, đau nhức, ngứa và đốm đỏ mọc khắp người không theo một trình tự nào. Nốt đậu ban đầu có màu trong chuyển dần sang màu đục vì có mủ. Các biến chứng từ thủy đậu bao gồm nhiễm trùng, viêm phổi và viêm não.
Thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, do đó Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắcxin là cách phòng bệnh hiệu quả.
Theo AP
Cần chế tài xử lý người không đưa trẻ đi tiêm chủng? Quy định trẻ đến tuổi tiêm chủng phải đi tiêm phòng đầy đủ, nếu phụ huynh kiên quyết từ chối, sẽ rất khó thực hiện. Bà Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM bày tỏ băn khoăn tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Cục Y tế Dự phòng -...