Không tiêm vắc xin Combe Five trong những trường hợp nào?
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương vừa có hướng dẫn chi tiết về những đối tượng không hoặc hoãn tiêm vắc xin Combe Five cũng như các bước theo dõi sau tiêm vắc xin này tại nơi tiêm và tại nhà.
Cuối tháng 12/2018, Bộ Y tế bắt đầu cho triển khai vắc xin mới là vắc xin DPT-VGB-Hib (ComBE Five) thay thế vắc xin Quinvaxem.Tuy nhiên, đến thời điểm này có nhiều thông tin trên mạng xã hội chia sẻ về tình trạng trẻ phản ứng sau tiêm chủng đặc biệt nhiều trẻ phải nhập viện sau tiêm chủng do tím tái và cả tử vong.
Bộ Y tế đã có kết luận 2 trường hợp trẻ tử vong không liên quan với vắc xin.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương khi triển khai Combe Five trong chương trình tiêm chủng mở rộng:
KHÔNG tiêm chủng vắc xin cho các trường hợp:
Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib lần tiêm chủng trước hoặc vắc xin có thành phần DPT, viêm gan B, Hib như:
Sốt cao trên 39C trong 1- 2 ngay sau tiêm văc xin.
Dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở trong vong 2 ngay sau tiêm văc xin.
Co giât co kem theo sôt hoăc không sôt trong 3 ngay sau tiêm văc xin.
Khoc dai dăng trên 3 giơ… trong 1 ngay sau tiêm văc xin
Giảm trương lực cơ trong vòng 2 ngay sau tiêm văc xin.
b) Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan….)
TẠM HOÃN tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib cho các trường hợp:
Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
Trẻ sốt 37,5C hoặc hạ thân nhiệt 35,5 C (đo nhiệt độ tại nách).
Video đang HOT
Trẻ mới truyên mau, cac san phâm tư mau hoăc dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong 14 ngày.
Cân nặng dưới 2000 gram
Tư vấn trước tiêm chủng
Thông báo cho cha/mẹ hoặc người giám hộ của trẻ về loại vắc xin được tiêm chủng lần này để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng:
Phản ứng thông thường: sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm, sưng nhẹ tại vị trí tiêm,… sẽ hết sau khi tiêm 1- 3 ngày.
Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng:
Cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
Tiếp tục theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng:
Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.
Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm…thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.
Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.
Các dấu hiệu cần theo dõi: Tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…), trẻ sốt cần cập nhiệt độ
Nếu phát hiện bất thường gì về sức khỏe của trẻ thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.
Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu:
Tinh thần: quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ, …
Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch
Sốt cao>39C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24h
Da nổi vân tím, chi lạnh
Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú
Phát ban
Hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác khiến cha mẹ lo lắng.
Lưu ý sử dụng thuốc tại nhà:
Không tự ý dùng thuốc. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Không nên dùng các loại thuốc lá, cây… khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Tư vấn nhân viên y tế trước và sau khi xử lý.
Trần Phương
Theo Dân trí
Bộ Y tế thông tin về hai trường hợp trẻ tử vong tại nhà sau tiêm chủng
Chiều 28/12, Bộ Y tế đã chính thức đưa ra thông tin về hai trường hợp trẻ ở Nam Định tử vong tại nhà sau tiêm chủng từ 36 đến 48 tiếng. Theo đó, hai trẻ đều được khám sàng lọc và tiêm vắc xin ComBE Five, uống vắc xin bại liệt tại trạm y tế, sau tiêm được theo dõi 30 phút tại trạm đúng qui định và không có biểu hiện bất thường.
Sau khi về nhà, trong một đến hai ngày trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, gia đình tự cho uống thuốc hạ sốt, không đưa đến cơ sở y tế.
Sang ngày hôm sau, gia đình thấy trẻ tím tái, khó thở nên đưa cháu đến bệnh viện huyện. Tuy nhiên, khi tới bệnh viện hai cháu đã tử vong.
Sở Y tế Nam định đã tiến hành điều tra nguyên nhân và họp Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân. Hội đồng đã có kết luận hai trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng không nghĩ đến phản ứng phản vệ nặng sau tiêm vắc xin, không liên quan đến thực hành tiêm chủng và Hội đồng tư vấn chuyên môn xác định trẻ tử vong chưa rõ nguyên nhân.
Bộ Y tế cũng cho hay, Vắc xin phối hợp 5 trong 1 (Quinvaxem) phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam từ tháng 6 năm 2010. Từ tháng 10 năm 2016, nhà sản xuất thông báo ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem trên qui mô toàn cầu.
Để đảm bảo tiêm chủng phòng các bệnh nêu trên cho trẻ em, được sự khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh tiêm chủng vắc xin toàn cầu (GAVI), Bộ Y tế xem xét đã có Quyết định về việc sử dụng vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất có thành phần tương tự để thay thế vắc xin Quinvaxem.
Sau khi triển khai trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh (Hà Nam,Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu) trong tháng 10 và tháng 11/2018 với tổng số trẻ được tiêm là 17.356 trẻ. Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai trên quy mô toàn quốc từ tháng 12/2018.
Đến ngày 27/12/2018, đã có 12 tỉnh triển khai tiêm vắc xin ComBe Five đã được triển khai gồm: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Quảng Nam,Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Long An với tổng số trẻ được tiêm là 69.929 trẻ.
Theo báo cáo của các địa phương, ngoài phản ứng thông thường như (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc...) ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum với tỷ lệ khoảng 0,05% -5,5%, các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.
Các địa phương còn lại sẽ triển khai vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng 1 năm 2019.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vắc xin chưa thanh phân ho ga toan tê bao, trong đó có vắc xin ComBE Five: sôt từ 38-39C chiêm tơi 44,5%, phan ưng sưng 38,5%, nóng đỏ tai chô tiêm co thê tơi 56,3%, đau 25,6%, cac phan ưng khac như quấy khoc kéo dài là 3,5%.
Bộ Y tế cũng khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các tỉnh/thànhphố thực hiện tiêm vắc xin ComBE Five theo kế hoạch, thực hiện đúng qui trình tiêm chủng an toàn, khám sàng lọc, theo dõi 30 phút tại trạm sau tiêm, tư vấn cho các bậc cha mẹ biết cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
Khi trẻ có biểu biện bất thường về sức khỏe như sốt cao trên 39 độ C, quấy khóc kéo dài, tím tái, phát ban, ly bì...các bà mẹ phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
Thông tin chi tiết xin liên hệ Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia theo số điện thoại: 0243 8213764. DĐ: 0936255696
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bộ Y tế nói về thông tin một số trẻ nhập viện sau tiêm vắc xin ComBe Five Trước một số thông tin phản ánh về việc nhiều trẻ có phản ứng sau tiêm vắc xin ComBE Five, sáng 28/12, ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng đang tổng hợp báo cáo về các trường hợp có phản ứng sau tiêm đối với loại...