Không thừa lời nhắc “dừng lại quan sát khi qua đường ngang”
TNGT đường sắt từ đầu năm 2019 đến nay có diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng trong tháng 7/2019, cả nước đã xảy ra 27 vụ TNGT đương săt lam 17 người tử vong, 23 người bị thương.
Đa phần các vụ tai nạn chủ yếu liên quan đến đường ngang dân sinh và những điểm giao cắt khuất tầm nhìn giữa đường bộ và đường sắt. Theo đanh gia, nguyên nhân xuất phát từ hiện trạng hệ thống đường ngang giao cắt với đường sắt tồn tại nhiều bất cập, bên canh đo người tham gia giao thông chủ quan, không quan sát hoặc cố tình băng qua đường ngang trong khi tàu hỏa đang đến gần.
Môt vu tai nan đương săt tai đia phân tinh Thanh Hoa
Mất mạng… vì thiếu ý thức
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), nguyên nhân cơ bản dẫn đến hầu hết các vụ TNGT đường sắt là do lỗi vi phạm của người tham gia giao thông và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua đường ngang như: Không chú ý quan sát biển báo, tín hiệu đường ngang, tín hiệu của nhân viên gác chắn; không làm chủ được tốc độ dân tơi đâm vào tau đang chạy qua đường ngang hoặc cố tình vượt qua đường ngang khi đã có tín hiệu báo tàu đến.
Trên thực tế đã có nhiều bài học về các vụ tai nạn đau lòng khi băng qua đường ngang mà lỗi là do người điều khiển các phương tiện giao thông cố tình bỏ qua các cảnh báo hoặc cố tình vượt qua đường ngay cả khi đoàn tàu đang đi tới, hậu qua la hang ngan ngươi đa phai tra gia băng chinh tinh mang cua minh.
Điển hình như vụ tai nạn ngày 9/7 vưa qua, vao luc 6 giờ 54 phút, tàu SE1 khi đến km900 360 (đường ngang biển báo) khu gian Núi Thành – Trị Bình (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã va vào xe ô tô taxi 4 chỗ BKS 76A – 037.91 của hãng Mai Linh vượt qua đường sắt, làm chết 02 người và 02 người bị thương, ô tô bị hỏng, gây ùn tắc và chậm tàu gần 30 phút.
Video đang HOT
Hay vụ tai nan ngày 22/7, vao lúc 8 giờ 5 phút, tàu 2003 đến km62 300 (đường ngang biển báo) khu gian Phố Tráng – Kép (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) đã va vào xe ô tô 7 chỗ BKS quân đội BT – 5487 vượt qua đường sắt, làm bị thương 01 người, xe ô tô bị hỏng, đầu máy bị hỏng nhẹ, gây ùn tắc và chậm tàu gần 02 giờ…
Đặc biệt ngày 31/7, lúc 8 giờ 42 phút, tàu SE27 máy 713 khi đến km1465 810 qua huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, tại khu gian Sông Lòng Sông – Sông Mao đã va vào xe ô tô 16 chỗ BKS 86B – 003.66 vượt qua đường sắt lam xe ô tô bị văng vào cột tín hiệu vào ga Sông Lòng Sông. Hậu quả, 4 người chết và chậm tàu 45phút.
Theo thống kê từ đầu năm 2019 đến nay, các vụ TNGT đương săt chủ yếu xảy ra trên lối đi tự mở và dọc hai bên hành lang đường sắt, chiếm 78%, còn lại là đường ngang biển báo, cảnh báo tự động có cần chắn tự động. Một số địa phương xảy ra nhiều vụ TNGT đương săt (từ 5 vụ trở lên), gồm: Hà Nội (19 vụ), Khánh Hòa (16 vụ), Hải Dương (10 vu); Bắc Giang, Thanh Hóa (9 vụ), Hà Nam, Nghệ An (8 vụ); Thừa Thiên – Huế (7 vụ), Đồng Nai (6 vụ); Nam Định, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam (5 vụ).
Các vụ TNGT đường sắt đã để lại hậu quả hết sức nặng nề, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người cũng như gây thiệt hại lớn về tài sản. Vì thế, đảm bảo ATGT đường sắt trở thành vấn đề rất cần được quan tâm.
Đâu tư ha tâng đương săt, nâng cao y thưc ngươi dân
Để hạn chế tai nạn đường sắt tại các vị trí đường ngang biển báo và lối đi tự mở, thời gian qua VNR đã bố trí trực cảnh giới tại 44 đường ngang có nguy cơ cao về tai nạn trong đợt cao điểm vận tải hè từ ngày 10/6 đến hết ngày 31/7, cảnh giới hàng ngày từ 6 – 21 giờ; công bố lịch trình chạy tàu thường xuyên; thông báo trên bảng thông tin điện tử trên tàu, dưới ga các quy định về đảm bảo ATGT khi đi qua đường sắt… để người dân nâng cao ý thức, tự giác chấp hành, phòng tránh tai nạn. Tuy nhiên, tình hình tai nạn đường sắt vẫn diễn biến phức tạp, nhất là liên quan đến ý thức người đi đường.
Vì vậy, VNR khuyến cáo người tham gia giao thông hãy “Dừng lại quan sát trước khi qua đường ngang vì an toàn của bản thân và xã hội”.
VNR cũng đề nghị Ủy ban ATGT Quốc gia chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền các quy định về đảm bảo an toàn đường sắt, hướng dẫn để người dân tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, chủ động phòng tránh tai nạn; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn đường sắt, trong đó có hành vi: Cố tình mở lại lối đi tự mở đã được đóng, nhổ bỏ cọc thu hẹp lối đi tự mở, lấn chiếm hành lang đường sắt, điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cố tình vượt qua đường sắt khi cần chắn tự động đã hạ xuống, dàn chắn, cần chắn đã đóng (gây hư hỏng cần chắn tự động, cần chắn, dàn chắn tại các đường ngang)…
Riêng đối với các địa phương có đường sắt đi qua, VNR đề nghị thực hiện nghiêm Nghị định 65/2018/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thực hiện một số điều của Luật Đường sắt 2017 và “Quy chế phối hợp”, gắn kết quả thực hiện với trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương.
Đặc biệt, trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt hiện nay còn nhiều bất cập và ngành Đường sắt cũng chưa có đủ điều kiện để tổ chức gác chắn thì đòi hỏi người tham gia giao thông đường bộ phải tuyệt đối chấp hành các quy định khi tham gia giao thông đường bộ. Vì thế, việc nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông đường bộ – đường sắt cũng như ý thức tự bảo đảm an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông là điều có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc giảm thiểu TNGT tại khu vực đường ngang.
Song song với đó, ngành Đường sắt tiếp tục chú trọng trong công tác đảm bảo an toàn, nâng cấp hệ thống biển, bảng, đèn tín hiệu, xây dựng rào chắn phân cách giữa đường bộ và đường sắt trên toàn tuyến, bảo vệ hành lang an toàn đường sắt, góp phần giảm thiểu TNGT .
Nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm cho trẻ em
Mỗi năm, trung bình nước ta có khoảng 8.000 người chết vì tai nạn giao thông (TNGT), trong đó có tới 1.500 trường hợp là trẻ em.
Đáng chú ý, trong số này có 50% trường hợp trẻ em bị chấn thương sọ não dẫn tới tử vong là do không đội mũ bảo hiểm (MBH). Dù đã có quy định bắt buộc trẻ em hơn sáu tuổi phải đội MBH khi ngồi trên xe máy, song thực tế, nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa tự giác đội MBH cho con mình, chưa thật sự ý thức được tầm quan trọng của việc đội MBH khi tham gia giao thông.
Nhiều cha mẹ học sinh vẫn thờ ơ trong việc đội mũ bảo hiểm cho chính bản thân và con mình.
"Quên" đội mũ
Theo quan sát của chúng tôi tại một số trường tiểu học, THCS trên địa bàn TP Hà Nội vào giờ đến lớp buổi sáng, nhiều cha mẹ học sinh và các em học sinh không đội MBH khi tham gia giao thông. Thậm chí, một số cha mẹ học sinh dù mang MBH theo, nhưng chỉ nhằm đối phó, treo trên xe chứ không đội cho con. "Quên" là câu biện minh khá phổ biến khi được hỏi lý do không đội MBH cho con mình khi tham gia giao thông. Thậm chí, nhiều cha mẹ học sinh còn tỏ vẻ khó chịu, viện cớ do nhà gần, đi một đoạn là tới, cho nên không việc gì phải mang MBH, bất tiện khi không có nơi cất, sợ mất,... Gặp chị Lê Hằng Nga, trú tại khu đô thị Xa La - Hà Đông (Hà Nội) đang đưa con học tại Trường tiểu học Văn Yên, hỏi chị vì sao không đội mũ cho con, chị phân trần: "Nhà chỉ cách trường có 500 m, thường ngày buổi chiều đi học về, cháu được ông bà đi bộ đến đón cho nên tôi cũng không đội mũ cho con do lích kích nhiều đồ. Bình thường nếu ông bà đưa đi, cháu nghiêm chỉnh chấp hành lắm".
Trong cuộc sống hằng ngày, đâu đó chúng ta vẫn nghe, thấy thông điệp "Đội mũ cho con - Trọn tình cha mẹ" để nhắc nhở những bậc làm cha, mẹ hãy đội MBH cho con khi tham gia giao thông nhằm phòng tránh thương vong cho trẻ em khi xảy ra TNGT. Đó không chỉ thể hiện tình yêu thương của cha mẹ đối với con trẻ mà còn là trách nhiệm của thế hệ đi trước đối với những mầm non, thế hệ tương lai của đất nước. Nhưng thực tế, hằng ngày người đi đường vẫn bắt gặp cảnh bố mẹ đội MBH đầy đủ nhưng chở theo con thì đầu trần, không đội mũ. Khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng, vì lo sợ bị xử lý, lập tức quay đầu đi ngược chiều ngay giữa dòng xe đang di chuyển gây nguy hiểm cho bản thân, con mình và những người chung quanh.
Cũng như người lớn, khi tham gia giao thông bằng các phương tiện xe hai bánh, trẻ em cũng phải đối mặt với các nguy cơ TNGT. Thực tế khi xảy ra TNGT, trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Thời gian qua, đã có rất nhiều vụ TNGT xảy ra với trẻ em hết sức thương tâm và gây nhức nhối dư luận xã hội. Nhiều người chở ba, bốn em nhỏ hoặc một tay bế con trẻ đứng lên yên xe, một tay điều khiển xe máy lao vun vút trên đường. Nhiều trường hợp dù chỉ va chạm nhẹ, nhưng khi ngã xuống đường, trẻ em rất dễ bị chấn thương sọ não, thậm chí thiệt mạng nếu không đội MBH. Khi ấy, câu nói "giá như" lại được thốt lên như một bài học đắt giá cho nhiều cha mẹ. Bên cạnh đó, sự lơ là, chủ quan của người lớn còn tạo nên ý thức không tốt đối với các em trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông (ATGT).
Bắt đầu từ người lớn
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu đội MBH đạt chuẩn khi xảy ra TNGT, nguy cơ tử vong sẽ giảm tới 42%, nguy cơ chấn thương vùng đầu giảm tới 69%. Vì vậy, MBH là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, phòng tránh các chấn thương trong TNGT. Thế nhưng tại nhiều địa phương, ý thức của người lớn trong việc đội MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông vẫn chưa thật sự được nâng lên. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, chương trình tặng MBH cho trẻ em do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp các cơ quan ban, ngành và doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, trao tặng hàng triệu MBH đạt chuẩn cho trẻ em trên cả nước, nhằm góp phần bảo đảm ATGT và nâng cao ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ em ngay từ trên ghế nhà trường. Đến nay, tỷ lệ đội MBH ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 đã tăng từ 52% vào năm 2018 lên 70% vào năm 2019.
Nhận thức tầm quan trọng của việc đội MBH cho con, anh Lê Tuấn Linh phụ huynh của cháu Lê Minh Đạt, học sinh lớp 4 Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, từ khi được tuyên truyền về tầm quan trọng của việc đội MBH cho trẻ em, tôi luôn tạo thói quen cho con khi đã ngồi lên xe máy là phải đội MBH để bảo vệ an toàn cho bản thân. "Trước đây cháu đi học toàn đầu trần, do bố mẹ nghĩ trẻ em không cần phải mua và đội MBH, nhưng từ năm trước, khi nhà trường phát MBH và vận động đội mũ, cứ ngồi lên xe máy là cháu hình thành thói quen đội mũ. Theo lời dạy của các cô giáo, đội MBH để đề phòng khi TNGT xảy ra sẽ hạn chế thương vong nên ở lớp cháu bây giờ, ai cũng đội MBH để làm gương cho các bạn khác học tập, kể cả đi bộ ra cổng trường chờ bố mẹ đón, các bạn cũng đội cho đỡ nắng để tạo thói quen. Bây giờ mỗi khi đi học, lúc nào bố mẹ quên không đưa MBH, cháu luôn là người nhắc bố mẹ nhớ đội MBH là để bảo vệ cho bản thân khỏi TNGT" anh Linh chia sẻ.
Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia Khuất Việt Hùng, đối với một số em nhỏ còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa tự chịu trách nhiệm đầy đủ về hành vi của mình, cộng với việc cha mẹ học sinh tỏ ra thờ ơ với quy định đội MBH cho con thì việc thực hiện nghiêm túc quy định đội MBH cho trẻ em vẫn còn là một bài toán nan giải. Tuy nhiên, để cải thiện điều này, một vấn đề quan trọng là cha mẹ học sinh phải luôn làm gương cho trẻ trong việc tự giác chấp hành nghiêm pháp luật, coi việc đội MBH cho bản thân và trẻ em khi tham gia giao thông là rất cần thiết, tạo nền nếp, ý thức chấp hành luật lệ giao thông nói riêng, pháp luật nói chung ở các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2020, từ ngày 15 đến 22-5-2020, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) TP Cần Thơ sẽ tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức PCTT-TKCN cho mọi tầng lớp nhân dân và toàn thể cán bộ, công nhân viên chức...