Không thu phí cao tốc sẽ tạo bất công bằng
Thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư để có thêm nguồn lực đầu tư các tuyến cao tốc khác và tạo ra sự công bằng giữa người hưởng thụ.
Sau khi dừng thu phí, lượng phương tiện lưu thông tăng đột biến trên cao tốc TP HCM – Trung Lương
Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, nguồn vốn đi vay ngày càng khó khăn, việc thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ có thêm nguồn lực để đầu tư các tuyến cao tốc khác là cần thiết.
Chúng ta phải thấy rằng đầu tư hạ tầng là trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên, nếu Nhà nước đã có nguồn ngân sách đủ để đầu tư toàn bộ hệ thống giao thông mà không cần phải huy động các nhà đầu tư tư nhân (PPP, BOT) thì không nói làm gì.
Hiện nay, nguồn ngân sách của chúng ta có hạn, chỉ đủ tập trung vào các dự án giao thông trọng yếu, dân sinh, cấp bách.
Theo quy hoạch, chúng ta có hơn 6,4 nghìn km đường cao tốc nhưng thực tế chỉ mới đầu tư xây dựng được 2 nghìn km.
Với con số km đường cao tốc còn chưa xây dựng lớn như vậy, trong bối cảnh vốn ngân sách còn hạn hẹp thì việc thu phí trên đường cao tốc là hết sức cần thiết. Đây là dịch vụ chất lượng cao, nhân dân có thể lựa chọn đường cao tốc hoặc là quốc lộ.
Video đang HOT
Lâu nay, chúng ta vẫn có tư duy là đã đóng phí đường bộ hay nộp các loại thuế thì đương nhiên phải có quyền sử dụng mọi thứ do Nhà nước đầu tư.
Tuy nhiên, tư duy này cần phải thay đổi, vì thực tế đường cao tốc là loại hình đặc biệt, nó đòi hỏi phải có số tiền đầu tư rất lớn, đổi lại là chất lượng dịch vụ vượt trội so với đường quốc lộ. Có nghĩa là người lưu thông vào đường cao tốc sẽ an toàn, thuận tiện, nhanh chóng hơn rất nhiều nếu lưu thông trên quốc lộ.
Ngoài ra, việc chưa thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư còn là một sự bất hợp lý, không công bằng giữa người được sử dụng đường cao tốc và người không được sử dụng đường cao tốc; Bất hợp lý giữa địa phương được đầu tư đường cao tốc và địa phương không được đầu tư loại đường này…
Như vậy, việc thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư không chỉ tạo ra nguồn ngân sách để tái đầu tư hệ thống giao thông mà còn tạo ra sự công bằng giữa người hưởng thụ.
Tất nhiên, bên cạnh việc đầu tư đường cao tốc thì cũng phải cho người dân có quyền lựa chọn, nếu không đi trên cao tốc thì có thể đi trên những tuyến đường song hành.
Mặt khác, cùng với việc thu phí cao tốc, Nhà nước cũng cần nghiên cứu thêm các giải pháp huy động vốn khác, như vậy mới có đủ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đầu tư thỏa đáng cho hạ tầng giao thông, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Đề xuất thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị quyết của UBTVQH quy định về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính cho biết mục đích, quan điểm xây dựng Nghị quyết nêu trên nhằm huy động kịp thời, hợp lý nguồn lực từ người sử dụng đường cao tốc nhằm có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng mới và bảo trì các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của UBTVQH theo 02 Phương án.
Phương án 1: Quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá.
Theo Bộ Tài chính, phướng án 1 này có các ưu điểm: Thứ nhất , phù hợp với Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, phía Đông giai đoạn 2017 - 2020;
Thứ hai, khuyến khích thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng hạ tầng đường bộ;
Thứ ba, công khai, minh bạch và dễ nhận được sự đồng thuận của người dân và chủ phương tiện.
Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm là: Có ý kiến cho rằng, đường cao tốc do Nhà nước đầu tư quy định thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá) là không đúng bản chất; Bộ Giao thông vận tải và địa phương phải thành lập công ty để quản lý thu phí dịch vụ đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Phương án 2: Quy định thu phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, theo quy định pháp luật về phí, lệ phí
Phương án 2 có ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc tại Luật Phí và lệ phí: Dịch vụ công do Nhà nước cung cấp thu phí.
Nhưng các nhược điểm là: Thứ nhất, không phù hợp với Nghị quyết số 52/2017/QH14, trong đó, giao Chính phủ: Đối với những dự án thành phần sử dụng toàn bộ vốn đầu tư công nghiên cứu áp dụng phương án thu giá dịch vụ hợp lý để thu hồi vốn Nhà nước đầu tư .
Thứ hai, không khuyến khích thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng hạ tầng đường bộ. Lý do, cùng sử dụng dịch vụ đường cao tốc như nhau, chủ phương tiện trả mức phí sử dụng đường cao tốc sẽ thấp hơn mức phí dịch vụ.
Qua phân tích ưu, nhược điểm của 02 phương án nêu trên, để đảm bảo công khai, minh bạch, đồng bộ với thu phí dịch vụ hoàn vốn các dự án BOT, Bộ Tài chính chọn Phương án 1: Trình UBTVQH ban hành Nghị quyết quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá.
Dự kiến mức phí khoảng 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn
Bộ Tài chính cũng cho biết các tác động về mặt kinh tế - xã hội như sau: Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở phân tích dữ liệu sử dụng 05 tuyến đường cao tốc hiện hành, kết quả lượng hóa chi phí vận hành và chi phí thời gian của phương tiện cho thấy so với lưu thông tuyến trên quốc lộ song hành, phương tiện lưu thông trên các tuyến cao tốc sẽ được lợi bình quân theo xe đơn vị là 2.518 đồng/km/xe tiêu chuẩn.
Như vậy, nếu phải nộp phí khoảng 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn thì chủ phương tiện vẫn hưởng lợi khoảng 1.500 đồng/km.
Hệ thống đường cao tốc do Nhà nước đầu tư hiện nay (tổng dài 196 km), nếu thực hiện thu phí dịch vụ đường cao tốc với mức thu là 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn thì dự kiến hàng năm sẽ thu được khoảng 2.142 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho việc đầu tư cải tạo hệ thống đường cao tốc hiện hành, cũng như bổ sung vốn đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc mới.
Bộ tài chính: Mỗi km cao tốc cần chi phí bảo trì 830 triệu đồng/năm Theo thống kê Bộ Tài chính vừa công bố, kinh phí bảo trì bình quân đối với các tuyến đường cao tốc do Tổng cục Đường bộ quản lý là 830 triệu đồng một km mỗi năm. Con số này gần gấp đôi phí bảo trì dành cho đường quốc lộ thông thường là 450 triệu đồng. Hình minh họa Tuy nhiên, vốn...