Không ‘thông cảm’ với Putin, EU sẽ tiếp tục trừng phạt Nga
Các lãnh đạo Liên minh châu Âu không không tỏ ra thông cảm với Tổng thống Nga hay bỏ ngỏ khả năng nới lỏng các lệnh trừng phạt Moscow dù kinh tế nước họ có thể bị ảnh hưởng, Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao EU hôm nay 18.12.
Các lãnh đạo Liên minh châu Âu sẽ thảo luận về vấn đề Ukraine và Nga trong cuộc hội đàm tại Brussels, Bỉ vào hôm nay 18.12 sau khi bàn về tình hình kinh tế của Cộng đồng chung. Các quan chức cho hay khủng hoảng tài chính Nga sẽ là một trong những nội dung được đem ra thảo luận.
Tiếp tục các lệnh trừng phạt
Mặc cho những lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục ảnh hưởng ít nhiều đến nội bộ Cộng đồng chung và cuộc khủng hoảng đồng tiền Nga cũng không đem lại lợi ích nào cho EU, các nước này vẫn đang lên kế hoạch nới rộng lệnh cấm đầu tư vào Crimea, nhắm vào việc khai thác dầu khí và du lịch của Nga tại khu vực biển Đen.
“Tất cả chúng tôi đều theo dõi nghiêm túc tiến triển của tình hình kinh tế Nga. Không nước nào trong EU có lợi từ việc đồng rúp sụt giá thê thảm như vậy”, các quan chức của Uỷ ban châu Âu nói tại Berlin.
Tuy nhiên, tất cả các nước đều đồng thuận rằng EU sẽ giữ lập trường với các lệnh trừng phạt. Hơn nữa, họ sẵn sàng để thực hiện bước tiến sâu hơn nếu cần thiết để đẩy nhanh tính khả quan của tình hình chính trị miền Đông Ukraine, Reuters cho biết.
Giá trị đồng rúp Nga đã giảm hơn 50% so với USD kể từ đầu năm nay – Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cũng nói hôm 17.12 rằng châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài việc gia tăng áp lực lên Nga, dù các cơ hội cho những cuộc thảo luận song phương vẫn còn mở. “Khả năng một lệnh trừng phạt mới vẫn tồn tại”, ông Schaeuble nói.
Video đang HOT
Trước đó, Nga đã đáp trả những lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu bằng cách cấm phần lớn thực phẩm nhập khẩu từ phương Tây. Nông dân EU và người lao động ở một vài lĩnh vực khác đã bị ảnh hưởng.
Trước thềm hội nghị, các lãnh đạo EU cũng sẵn sàng để hỗ trợ thêm tài chính cho Ukraine, cụ thể là cho sự cải cách của nước này. Song, EU cũng tuyên bố họ có ít khả năng để đáp ứng 15 tỉ USD mà Ukraine cần, số tiền này được Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) ước tính trước đó.
Rất ít thông cảm với ông Putin
Hiện các lệnh trừng phạt hiện vẫn chưa đủ sức để thay đổi lập trường của Tổng thống Vladimir Putin trong vấn đề Ukraine, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, nó đã ảnh hưởng rất rõ lên nền kinh tế tài chính Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng kêu gọi phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để đổi lấy động thái tương tự từ phía Nga, và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng tuyên bố nước này mất 10 tỉ USD vì các lệnh trừng phạt cách đây không lâu.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev chủ trịch cuộc gặp về vấn đề tình hình tài chính Nga hôm qua 17.12 – Ảnh: Reuters
Song, một nhà ngoại giao vừa cho rằng: “Hầu như không có sự thông cảm dành cho Tổng thống Nga trong nội bộ EU”.
“Tình hình hiện tại ở nước Nga không nghiêm trọng như lần vỡ nợ hồi năm 1998 mà họ đã trải qua dù có nhiều điểm chung”, một nhà ngoại giao khác cho biết. Đồng tình với quan điểm này, Bloomberg cũng đưa ra phân tích cho rằng dù giá dầu lao dốc, tiền tệ các nước mới nổi rơi tự do, nhưng tình cảnh như năm 1998 khi Venezuela và Nga vỡ nợ sẽ không lặp lại. Điều này có thể lí giải cho một phần việc EU không thông cảm với ông Putin.
Tuy nhiên, một sự đồng thuận cho lệnh trừng phạt mới trong thời gian gần sẽ không hề dễ dàng. Dù đã có sự nhiệt tình đối với một lệnh trừng phạt mới, chính phủ các nước trong khối EU vẫn tồn tại khá nhiều quan điểm khác biệt.
Vấn đề trừng phạt Nga và các ý kiến xung quanh nó sẽ còn nổi lên vào năm sau khi nó sẽ được đưa ra xem xét một lần nữa.
Chủ trì hội nghị thượng đỉnh vào thứ năm 18.12 là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, người rất kiên quyết đối với Nga. Tổng thống Ukraine không được mời dự hội nghị lần này, dù các nhà ngoại giao cho biết ông đã kêu gọi cho việc này.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Thăng mong Quốc hội thông cảm chất lượng công trình
"Còn một số ít dự án sau khi sử dụng có hỏng thì đại biểu Quốc hội thông cảm và chia sẻ. Chúng tôi đã cố gắng kiểm soát song không tránh khỏi sự cố chỗ này chỗ kia", Bộ trưởng Đinh La Thăng chia sẻ tại phiên chất vấn sáng 19/11.
Tiếp phiên chất vấn sáng 19/11 về tiến độ, chất lượng công trình giao thông theo câu hỏi của đại biểu Lê Thị Công, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng khẳng định, ngành giao thông luôn coi chất lượng công trình là trọng tâm. Đối với quốc lộ 51, nhà đầu tư được lựa chọn nhà thầu, thiết kế, thi công, can thiệp của nhà nước là rất ít. Song từ những vấn đề phát sinh của dự án này, Bộ Giao thông đã đề xuất các dự án BOT cũng phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng như công trình vốn nhà nước, vì người dân nộp phí cho nhà đầu tư thì cũng là tiền của dân.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Chúng tôi cố gắng kiểm soát chất lượng công trình song không thể tránh khỏi sự cố chỗ này chỗ kia". Ảnh: Quang Dũng
Ngoài ra, Bộ Giao thông đã tăng thời hạn bảo hành các tuyến đường đầu tư hình thức BOT lên 4 năm, gấp đôi thời gian so với trước đây. Trước khi hoàn thành 3 tháng, Bộ Giao thông lập đoàn kiểm tra nếu có biểu hiện hư hỏng trong thời gian ngắn thì phải xử lý ngay, khắc phục thì mới được bảo hành.
"Còn một số ít dự án sau khi sử dụng có hỏng thì đại biểu Quốc hội thông cảm và chia sẻ. Vì chúng tôi cố gắng kiểm soát song không thể tránh khỏi, có dự án còn có sự cố chỗ này chỗ kia, nhà thầu phải chịu trách nhiệm, phải bỏ chi phí sửa chữa", ông Thăng nói. Ông dẫn ví dụ nhà máy Toyota rất hiện đại cũng có lô hàng phải thu hồi hàng triệu xe và bày tỏ: "Tôi so sánh không phải để trốn tránh trách nhiệm, chúng tôi cố gắng làm để đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân song còn chút nào đó thì mong đại biểu chia sẻ".
Với câu hỏi của đại biểu Lê Văn Lai về việc cắt giảm khối lượng, hạng mục đầu tư nhiều dự án để giảm hơn 39.000 tỷ đồng là do dự toán sai hay không và cơ quan nào chịu trách nhiệm?, Bộ trưởng Thăng giải thích, cơ quan này đã rà soát 44 dự án với kinh phí tiết giảm là 39.600 tỷ đồng. Cụ thể là điều chỉnh phân kỳ đầu tư giảm được 14.000 đồng, như cao tốc Yên Bái lên Lào Cai hiện mới xây dựng 2 làn xe do lưu lượng phương tiện tính toán chưa cần thiết làm 4 làn. Hay như cao tốc Quảng Ngãi ban đầu 120km/h đã điều chỉnh lại tốc độ 80-100km/h nên giảm tổng mức đầu tư.
"Đây là tiết giảm chứ không phải là tiết kiệm. Tiết giảm song vẫn đảm bảo chất lượng, không ảnh hưởng các tiêu chuẩn dự án đã đề ra ban đầu", ông Thăng khẳng định.
Với ý kiến đại biểu Ngô Văn Minh cần có dự toán chi phí các tuyến đường, nhất là các tuyến cao tốc để tránh có "con đường đắt nhất hành tinh" như đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa (Hà Nội), ông Thăng đề nghị xin lại số liệu của ông Minh để so sánh. Người đứng đầu ngành giao thông cho rằng, đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu dài 500 m có kinh phí giải phóng mặt bằng 825 tỷ đồng, chiếm 85% tổng mức đầu tư. Tức là chi phí xây dựng đường là như nhau song đi qua khu dân cư đông đúc nên tiền giải phóng mặt bằng phải nhiều như vậy.
"Dù là đắt hay rẻ song ngành giao thông luôn phải rà soát định mức đầu tư, đây là nhiệm vụ trọng tâm, luôn luôn đảm bảo tiến độ chất lượng công trình", Bộ trưởng Thăng nói.
Chốt phần chất vấn của Bộ trưởng Thăng, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao những cam kết quyết đoán của Bộ trưởng Thăng với tinh thần "nói là làm, hứa là phải thực hiện", như quốc lộ 1 thông xe vào năm sau, cam kết đường sắt Hà Nội - Hà Đông an toàn, xây dựng cầu treo, đường nông thôn...
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải quan tâm chất lượng công trình đầu tư, giá đầu tư, suất đầu tư, đảm bảo giá thành hợp lý, tăng cường kiểm tra kiểm soát quy hoạch, dự án, thiết kế, dự toán để đảm bảo chất lượng dự án, dù là đường không, đường thủy, đường bộ, hàng không để gắn với hiệu quả kinh tế của đất nước.
"Tôi tương đối hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Thăng, mong rằng Bộ trưởng thực hiện tốt trong những năm sau", Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phát biểu.
Đoàn Loan
Theo VNE
Đại biểu thông cảm với Bộ trưởng Y tế khi có tín nhiệm thấp nhất Dù có nhiều cố gắng để khắc phục yếu kém của ngành, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn nhận được nhiều nhất số phiếu tín nhiệm thấp. Đa số đại biểu Quốc hội thông cảm vì y tế là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, khó có thể chuyển biến ngay. Trong đợt lấy phiếu tín nhiệm...