Không thở nổi khi nhìn hình ảnh trong camera giấu kín
Đến khi vợ tôi lấy dây vải ra cột tay bà rồi kéo ngã xuống sàn nhà để thay chiếu mới thì tôi giật mình đánh rơi cả cốc nước.
Sáu năm trước tôi lấy vợ, lúc đó cô ấy vừa ra trường, chính tôi là người chạy vạy lo toan xin việc cho cô ấy. Vợ tôi làm nhân viên hành chính trong một công ty nhỏ tuy lương không cao nhưng thời gian dư dả nhiều.
Cuộc sống của gia đình tôi rất bình yên, bố mẹ tôi làm hoa lụa để bán, thỉnh thoảng rảnh rỗi vợ tôi sẽ phụ giúp. Tôi làm trưởng công trình, hay đi xa nhưng tuần nào cũng về nhà. Những ngày bố mẹ còn khỏe, cơm nước, chợ búa, nhà cửa đều là ông bà lo.
Khi vợ tôi sinh con, toàn bộ sinh hoạt của vợ và con gái, đều do mẹ tôi lo liệu. Từ giặt tã cho cháu, quần áo cho con dâu, rồi sau là nấu cháo, dỗ dành cháu ăn, ru cháu ngủ… Vợ tôi cũng không hề phải vất vả chút nào trong thời gian sinh con.
Nhưng 2 năm trước, bố tôi đột ngột qua đời, mẹ tôi bỗng chốc yếu đi nhanh chóng. Dù tôi mua bao nhiêu thuốc bổ, đưa bà đi khám ở đâu chăng nữa, mẹ tôi vẫn không ăn uống được mấy và gầy rộc đi. Mấy tháng sau, bà bị trúng gió, liệt nửa người và rụt lưỡi không nói được.
Ảnh minh họa
Thời gian đầu, tôi rất đau buồn vì sợ vừa mất bố lại mất thêm mẹ. Tôi xin nghỉ việc 3 tháng không lương, ở nhà chăm sóc mẹ. Bà không kiểm soát được tình hình vệ sinh của mình cho nên nhiều khi không tránh khỏi việc dính ra giường chiếu quần áo. Thế nhưng phòng của bà không hề có mùi uế tạp.
Tôi phụ trách giặt quần áo và chăn chiếu, còn vợ tôi quét dọn phòng bà, họ hàng tới chơi đều khen nhà có người già nằm bệnh mà phòng ốc sáng sủa sạch sẽ.
Video đang HOT
Sau rồi tôi cũng tập cho bà thói quen làm vệ sinh vào buổi sáng, khi đói hoặc khát nước thì đập tay xuống giường, muốn ra ngoài phơi nắng thì dùng ngón tay vẽ vòng tròn trên chiếu. Thấy tình hình của mẹ tốt lên, vợ giục tôi đi làm, còn cô ấy sẽ nghỉ để chăm mẹ chồng và con gái. Vì lương vợ thấp hơn, với lại thời gian nghỉ của tôi cũng hết nên tôi lại tiếp tục ra công trường.
Mấy tháng đầu tiên, vợ tôi mặc dù có kêu ca với tôi nhưng cô ấy vẫn chăm sóc mẹ rất tốt. Tôi cũng động viên vợ nhiều, vì dù sao trong hơn 4 năm cô ấy về làm dâu, mẹ chồng cũng đối xử hết lòng với vợ tôi.
Thế nhưng mấy tháng trở lại đây, khi tôi về, thường xuyên thấy mẹ chảy nước mắt. Tôi tưởng bà nhìn thấy tôi nên mừng, lại thêm việc nhớ ông nên khóc. Mẹ tôi ăn uống cũng kém hơn hẳn. Trước bà còn ăn hết một bát cháo, bây giờ thì chỉ vài thìa là mím chặt môi không chịu ăn tiếp. Tôi động viên như thế nào, mẹ tôi cũng không ăn.
Khi cởi quần áo lau người cho mẹ, tôi thấy trên vai, trước ngực và hai bên tay bà có nhiều vết tím. Mặc dù làn da bà đã nhăn nheo và chuyển sang màu sậm nhưng vẫn có thể nhìn thấy vết cào mờ. Tôi hỏi vợ, mẹ bị sao, vợ tôi đáp gần đây có khả năng bà buồn bực tay chân nên cứ cào vào người, có hôm cào còn chảy máu. Vợ tôi phải cắt móng tay cho bà thường xuyên.
Vài lần sau khi về thăm nhà, tôi còn thấy có mấy dây vải cất dưới chiếu, tôi hỏi vợ dây để làm gì thì cô ấy nói khi nào thấy mẹ cào nhiều quá thì trói hai tay lại. Dù cảm thấy không thoải mái lắm với ý nghĩ khi mình đi vắng thì mẹ ở nhà bị trói, tôi vẫn phải lắc đầu cho qua vì nghĩ vợ tôi ở nhà vừa chăm con vừa chăm mẹ ốm, cũng không phải dễ dàng.
Càng ngày, vết móng tay cào càng nhiều, vết bầm tím cũng gia tăng đáng kể. Mỗi lần tôi về, nắm tay mẹ là mẹ cứ bấm vào tay tôi. Điều này khiến tôi nảy sinh lo lắng và nghi ngờ, không biết ở nhà mẹ tôi sống như thế nào?
Ảnh minh họa
Thứ bảy tuần trước, vợ tôi đưa con về quê ngoại 2 ngày. Ở nhà tôi đi mua camera mini về lắp trên nóc tủ, chiếu thẳng xuống giường bà. Tôi không nói cho vợ biết việc này, vì muốn tìm hiểu kỹ nguyên nhân mà khi tôi ở nhà, bà nằm rất yên nhưng khi tôi đi khỏi lại tự cào cấu mình.
Thế nhưng, những gì camera ghi lại khiến tôi bàng hoàng. Ngay ngày hôm sau, khi tôi ăn trưa xong bèn bật điện thoại quan sát. Hình ảnh đập vào mắt làm tôi choáng váng không thể tin được. Hình ảnh không nét rõ nhưng có thể biết vợ tôi đang xúc cho mẹ tôi ăn, bà không ăn nên cháo đổ ra giường. Vợ tôi liền dùng tay đánh, cào vào người và kéo tóc bà.
Đến khi vợ tôi lấy dây vải ra cột tay bà rồi kéo ngã xuống sàn nhà để thay chiếu mới thì tôi giật mình đánh rơi cả cốc nước. Thay xong, vợ tôi vẫn để mặc mẹ chồng nằm dưới sàn nhà. Nhìn mẹ tôi lóp ngóp cố bò dậy mà không thể, khiến lòng tôi đau như kim châm muối xát. Tôi tức tốc lên gặp quản lý xin nghỉ và phóng xe về nhà.
Khi về tới nhà, mẹ tôi đã được đặt lên giường, quần áo cũng đã được thay mới, bà nhìn thấy tôi thì nước mắt lại tự trào ra. Tôi xót mẹ quá, gọi vợ vào chất vấn. Song vợ tôi cãi lại: ‘Em cũng khổ, cũng mệt lắm chứ. Chăm sóc một người ốm đau như vậy mệt mỏi như thế nào anh có biết không?’.
Khi tôi nói về chuyện vì sao lại hành hạ mẹ như vậy? Vợ tôi không đáp, cô ấy chỉ im lặng khóc, sau đó thu dọn quần áo và bế con bỏ về nhà mẹ đẻ.
Tôi không hiểu vì sao vợ lại đối xử với mẹ như vậy, trong khi bà đã từng hết lòng chăm lo cho vợ và con gái. Bà mới ốm có gần năm đã như thế này, vậy nếu chăm sóc mẹ chồng vài năm thì vợ tôi sẽ đối xử với bà ra sao?
Tôi phải làm gì với mẹ và vợ bây giờ?
Theo Tinngan
mẹ chồng nàng dâu 'cá mè một lứa'
Khi cả nhà tắm xong, bà biết chỉ còn cô con dâu "quý" chưa tắm bà liền tắt nóng lạnh, đến khi cô ả vào tắm bà hả hê bên ngoài. Hay nếu hôm nào chồng và con trai bà không có nhà bà nấu cơm nhưng chỉ nấu một suất, cho cô ả nhịn luôn.
Trên đời này chắc chỉ có gia đình anh Minh mới có lối sống "cá mè một lứa" như thế. Đời thủa nào mẹ chồng - con dâu nói chuyện với nhau như quân thù quân hằn, mẹ chồng nói một, con dâu cãi hai, con trai thấy vậy lắc đầu bỏ đi.
Bà Đậu mẹ chồng Linh coi con dâu như quân thù, như cái gai trong mắt nhưng không làm sao có thể nhổ được cái gai ra bởi gia đình bà, con trai bà còn phải dựa thế bố đẻ Linh mà sống, mà vươn lên. Nỗi khổ của đàn ông lấy vợ giàu là thế đó, không dám quát nạt vợ, hễ mở miệng là bị bịt lại ngay, thấy vợ cãi mẹ chồng cũng chỉ ngao ngán quay lưng đi coi như điếc.
Còn với bà Đậu, dù biết không làm được gì con dâu, không uốn nắn, dạy bảo được cô con dâu như những gia đình khác thì bà cũng không chịu nhịn, quyết làm cho cả hai inh tai nhức óc. Bà chỉ chờ con dâu có sơ hở là quát ầm ĩ lên, thậm chí nhiều khi bà còn cố tình tìm trò "hành" con dâu. Chẳng hạn như, khi cả nhà tắm xong, bà biết chỉ còn cô con dâu "quý" chưa tắm bà liền tắt nóng lạnh, đến khi cô ả vào tắm bà hả hê bên ngoài. Hay nếu hôm nào chồng và con trai bà không có nhà bà nấu cơm nhưng chỉ nấu một suất, cho cô ả nhịn luôn.
Giờ thì bà coi như "cá mè một lứa" cho vui cửa vui nhà. (Ảnh minh họa)
Đấy có gia đình nào lộn xộn như gia đình bà Đậu đâu. Nhưng dẫu "cá mè một lứa" thật mà cuộc sống vẫn cứ trôi đi suốt 4 năm, nhiều gia đình tưởng chừng như vui vẻ, hạnh phúc lắm thì đúng một cái đưa nhau ra tòa thế là hết.
Những ngày vừa qua bà Đậu ốm thập tử nhất sinh nhưng người quan tâm, chăm sóc bà nhiều nhất vẫn là cô con dâu "quý". Dù không tự tay nấu nướng nhưng hễ đến bữa là cô ả lại lóc cóc ra hàng, ra quán mua đồ ăn. Giường chiếu, phòng ốc của mẹ chồng cũng do Linh dọn dẹp, dù không sạch sẽ, không ngăn nắp nhưng cũng là tâm ý con dâu.
Mẹ chồng - nàng dâu "cá mè một lứa" như bà Đậu và Linh hễ nhìn thấy nhau là tức mắt, nhưng những lúc quan trọng họ vẫn biết sống vì nhau, vì gia đình. Những lúc được con dâu chăm sóc bà Đậu thầm cảm ơn lắm, cảm động rớt nước mắt nghĩ bụng sau này sẽ đối tốt với con dâu hơn. Nhưng đến khi khở trở lại thì đâu lại đóng đó, tính cách 2 mẹ con vốn như nước với lửa ấy khó lòng mà hòa hợp được.
Mãi rồi bà Đậu cũng quen, thôi thì cứ kệ con dâu, mẹ con có nói nhau cả ngày cũng được miễn sao gia đình phải đùm bọc, thương yêu nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. Giờ thì bà coi như "cá mè một lứa" cho vui cửa vui nhà.
Theo MÃ ANH/Doisongphapluat
Choáng váng đêm tân hôn với trò giường chiếu của vợ mới cưới Tôi cứ như bị yêu tinh mê hoặc. Thỉnh thoảng tỉnh táo được một chút, tôi vuốt trán tự hỏi: 'Không biết mình có cưới nhầm người không? Người phụ nữ mà tôi yêu bây giờ là đây sao?" Không biết có gã đàn ông nào như tôi không? Đêm tân hôn tôi không biết bao lần giật mình thót tim khi nhìn...