Không thiết tha nhà chồng
Tôi không hạnh phúc ở ngôi nhà ấy thì tại sao tôi phải về? Mẹ chồng tôi nói: “Nếu đi thì đi luôn đi nghen, đừng có về nữa, tôi không có chứa đâu”. Tôi nhìn Tuấn cầu cứu.
Anh bước tới gần mẹ khẽ nắm lấy tay bà: “ Để cho vợ con về bển coi sao đi mẹ, lỡ có chuyện gì sau này khỏi ân hận”. Mẹ chồng tôi gạt mạnh tay anh: “ Thôi đi, chuyện gì là chuyện gì? Tôi thì tôi biết chẳng có chuyện gì đâu, chỉ tìm cớ trốn việc. Mấy lần trước cũng nói là bệnh nặng, là hấp hối đó, rồi vẫn sống nhăn ra đó có chết đâu?”.
Câu nói này của mẹ chồng tôi chẳng khác nào giọt nước làm tràn cái ly ấm ức trong lòng tôi. Ba tôi bệnh nặng, mấy đứa em gọi điện bảo về gấp vì tụi nó không biết làm sao, trong nhà lại không có tiền bạc gì. Tôi biết cái bệnh hen suyễn mãn tính của ba tôi. Mỗi lần lên cơn nếu không có thuốc men kịp thời thì tính mạng có thể bị đe dọa. Nhưng lần này, con út nói nó thấy trong hồ sơ khám bệnh mới nhất của ba ghi là K phổi. Tụi nó còn nhỏ không biết đó là căn bệnh chết người. Con út nói ba không cho gọi tôi nhưng nó thấy ba mệt quá nên phải gọi…
Vậy mà mẹ chồng tôi cứ khăng khăng cho rằng tôi kiếm cớ để trốn việc. “ Con biết là có nói gì thì mẹ vẫn nghĩ là con kiếm cách về bên đó để trốn việc hoặc là đút nhét gì đó cho nhà con. Thưa mẹ, tuy nhà con nghèo thật nhưng từ ngày về làm dâu nhà này, con chưa bao giờ lấy cái gì của nhà chồng để đưa về nhà cha mẹ ruột. Con có cho ba mẹ con thứ gì thì đều do chính tay con làm ra. Nếu lần này mẹ không cho con về thăm mà ba con có mệnh hệ nào, con sẽ không bao giờ quên đâu…”. Tôi phải cố gắng lắm mới nói được trọn vẹn suy nghĩ của mình.
Và tôi không chờ để nghe tiếp những lời chì chiết lạnh lùng của mẹ chồng. Tôi bỏ vào phòng. Cứ nghĩ tới cảnh ba tôi đang thở nặng nhọc, thậm chí đang đau đớn vì bệnh tật hành hạ, tôi không thể nào cầm được nước mắt. 5 năm tôi về làm dâu nhà Tuấn là bấy nhiêu thời gian tôi sống trong đọa đày. Anh biết điều đó, hết lòng an ủi, động viên nhưng tôi không bao giờ tìm được cảm giác ấm áp, tin cậy bởi cuối cùng rồi thì lần nào anh cũng nhân nhượng mẹ.
Tuấn là con trai út trong gia đình. Trên anh có tới 4 anh em, trai có, gái có. Các anh chị đều đã lập gia đình nhưng vẫn ở chung trong ngôi nhà lớn. Trong đó vợ chồng tôi được phân công ở cùng ba mẹ chồng. Ngày trước tôi nghĩ các chị dâu khác ở được thì mình cũng ở được nhưng khi về sống chung thì tôi mới biết, họ yên thân, thậm chí có phần được ba mẹ chồng tôi nể nang là vì khi về nhà chồng, họ đã mang theo một số hồi môn không nhỏ. Không như tôi, chỉ có hai bàn tay trắng.
“Ba mẹ già rồi, không sống được bao lâu nữa… thôi thì thương anh, hãy nhịn mẹ đi cho vui cửa vui nhà em à”- Tuấn dỗ dành khi thấy tôi cứ khóc rấm rức. Tôi không trả lời bởi đã quá mỏi mệt. Không biết có phải vì lúc nào cũng sống trong trạng thái căng thẳng như vậy hay không mà đã 5 năm, tôi chẳng thể có con. Chính điều đó càng làm cho ác cảm của mẹ chồng tôi tăng lên.
Thật sự, tôi không còn tha thiết đến chuyện vợ chồng nữa (Ảnh minh họa)
Con út lại gọi. Lần này nó vừa nói vừa khóc: “ Chị hai ơi, sao em thấy ba không thở gì hết… em sợ quá, chị hai về với tụi em đi”. Tôi nói với Tuấn, cố giữ vẻ thản nhiên: “ Em phải về xem ba thế nào. Anh liệu lời mà nói khi mẹ hỏi”. Anh bảo sẽ đi cùng tôi nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi lấy mấy bộ quần áo, mấy thứ lặt vặt và nhìn quanh căn phòng đã giam cầm mình suốt 5 năm qua và có cảm giác, đây là lần cuối cùng…
Từ quận 1 về Cần Giờ, tôi phải mất gần 3 tiếng đồng hồ mới tới nơi. Và ba tôi đã không chờ đợi được. Hình như ông đã đi trước lúc con út gọi cho tôi mà nó không biết. Tôi nhìn ba tôi nằm trên bộ ván trước hiên nhà. Y như ông đang nghỉ trưa chứ không phải đã mãi mãi không trở về nữa. Tôi nắm tay cha. Bàn tay ông đã bắt đầu lạnh. Tôi nắn bóp chân ông như những lần về thăm vẫn bóp chân cho ba. Nhưng bây giờ không còn ai xoa đầu tôi, hỏi thăm chuyện ăn ở nhà chồng, hỏi thăm chuyện con cái và trách móc sao tôi không đẻ cho ông đứa cháu ngoại…
Video đang HOT
Tất cả ký ức ùa về khiến tôi thấy tim mình thắt lại. Ba tôi đã ở vậy để nuôi chị em tôi khôn lớn kể từ khi mẹ tôi mất đi. 2 đứa em kế tôi đã phải bỏ học để đi làm phụ ba nuôi mấy đứa nhỏ. Trong nhà chỉ có mình tôi được ăn học đàng hoàng. Ngày chưa bị bệnh, ba hay nói, mong tới ngày con gái trả hiếu. Tôi hỏi, ba muốn tôi trả hiếu như thế nào, ba bảo tôi sắm cho ba “bộ đồ vét” để đi ngồi sui.
Thế nhưng tới ngày tôi đi lấy chồng, nghĩ tới nghĩ lui, sợ con tốn tiền, ba nhất định không chịu may đồ mới mà đi mượn bộ đồ đã cũ của bác tư bên hàng xóm. Vậy mà ba rất vui vì con gái được gả về nơi giàu có… “ Ráng mà ăn ở cho người ta thương nghe con“- ba xoa đầu tôi căn dặn sau lễ rước dâu.
Bây giờ ba cũng bỏ chị em tôi mà đi rồi. Tôi nhìn lũ em mà không biết sau này chúng sẽ sống ra sao… Đám tang ba tôi, nhà chồng đi phúng điếu rất hậu hĩ, bà con lối xóm ai cũng trầm trồ khen ngợi khi thấy tấm giảng thật to, con heo quay thật bự, mâm trái cây toàn thứ đắt tiền. Tôi nhìn những thứ ấy mà lòng nghe đắng chát. Không hiểu vì lý do gì, mẹ chồng tôi không có mặt. Nhưng tôi cũng không hỏi Tuấn.
Xong đám tang ba tôi, Tuấn nấn ná chờ tôi về nhưng tôi bảo anh: “ Anh về trước đi. Vài hôm nữa em về”. Anh chần chừ: “ Em không về… sợ mẹ lại giận hờn. Mấy hôm nay không có ai chăm sóc, hình như mẹ mệt hơn mọi ngày”. Tôi nhìn anh: “ Vậy chớ mấy chị và mấy đứa cháu đâu?”. Anh nói lý do này nọ nhưng tôi kiên quyết không về…
Và đến nay đã hơn 1 tháng, Tuấn đã đến đón mấy lần, tôi vẫn không về. Anh hết năn nỉ lại dọa dẫm và đưa mẹ ra để làm áp lực. Nhưng tôi vẫn không muốn về. Tôi không hạnh phúc ở ngôi nhà ấy thì tại sao tôi phải về? Trong khi ở đây, lũ em đang cần tôi và tôi thấy thật thoải mái khi được trở về sống trong ngôi nhà của cha mẹ mình. Thật sự, tôi không còn tha thiết đến chuyện vợ chồng nữa. Có lẽ duyên nợ của tôi với anh đến đây là hết rồi.
Nhưng nếu nói lý do để chấm dứt một cuộc hôn nhân như vậy liệu có là hợp lý?
Và người ta có cho tôi ly hôn chỉ vì lý do như vậy?
Theo 24h
Gửi em, vợ mới của chồng chị!
Càng nói, càng thấy rằng cuộc đời thật bất công với em. Nhưng biết sao được, đó là con đường mà em đã chọn, con đường trải đầy hoa hồng nhưng lại dẫn tới vực thẳm phải không em?
Chị viết cho em lá thư này vào giữa khuya, chắc giờ này em và chồng chị đang ngon giấc.
Em à, vậy là đã hơn hai năm kể từ ngày em giật được anh ấy ra khỏi tay chị. Hơn hai năm, có lẽ hôm nay chị mới là người hạnh phúc nhất.
Em biết không, hai mẹ con chị và chồng em đã có cả một ngày vui vẻ bên nhau. Tụi chị đi picnic em à. Nhóc B con chị vui lắm, nó cứ cười suốt, ríu ra ríu rít như thuở ba mẹ chúng còn có nhau. Nhìn anh nhấc bổng con lên cao trong niềm vui cực độ, chị nghe lòng lâng lâng như ngày nào. Hôm nay, gia đình chị có một bữa ăn thật đặc biệt, toàn những món anh ấy ưa thích do chính tay chị nấu. Anh ấy đã rất hài lòng, chắc lâu rồi anh không được ăn những món tủ của chị.
Em biết hững người đi qua nói gì không? Họ lướt qua tụi chị và tấm tắc khen gia đình chị thật hạnh phúc. À chị quên kể, hôm nay chị đã mặc một bộ váy thanh lịch lắm, chị trang điểm nhẹ và không quên mang bộ trang sức mà anh ấy từng tặng chị nhân kỷ niệm 5 năm ngày cưới.
Em cũng biết rồi đấy, hôm nay là thứ 7, công ty anh ấy không làm việc buổi chiều đâu. Chắc anh ấy phải nói với em rằng anh ấy phải tăng ca nhỉ? Hay là tiệc tùng với sếp? Hay là đi đám ma người thân của đồng nghiệp ở tỉnh này tỉnh nọ? Hay là vô vàn lý do khác giống như thời anh ta từng nói dối chị để được bên em? Thật khó nghĩ cho em quá.
Hôm nay, ngồi ngẫm lại, chị mới ngộ ra rằng cuộc đời này tưởng như đã mất tất cả nhưng thật ra chẳng mất gì cả. Này nhé, anh ấy là người hào phóng, em biết rồi. Anh đã không tính toán chi ly khi phân chia tài sản, vì vậy mà chị có được cả căn nhà, còn anh ấy chỉ cầm vài trăm triệu để xây dựng hạnh phúc với em. Giờ đây, anh ấy lại gửi cho chị tiền tiêu hàng tháng vượt xa con số mà chị cần để lo cho nhóc B. Chị có thể sử dụng cho việc săn sóc da, mua bộ váy yêu thích, đi xem phim hẹn hò với bạn... mà không cần đắn đo như thời còn là vợ anh ấy.
Anh ấy còn là người cha trách nhiệm, điều này em cũng biết rồi. Anh ấy luôn mua cho nhóc B bé bỏng của chị những món quà theo yêu cầu mỗi lần dẫn nhóc B đi chơi. Anh ấy luôn theo sát việc học hành của nhóc B đến mức chị khỏi phải nhọc lòng. Đặc biệt là anh luôn dành cho nhóc B một khoảng thời gian riêng tư nhất định mỗi tuần. Mà nhóc B sẽ ăn nhiều lắm nhé, chơi cũng toàn chơi những món đắt tiền, nhóc biết ba sẽ chiều nhóc hết mức mà. Hôm rồi ba đi họp phụ huynh cho nhóc B rồi hai ba con dẫn nhau đi qua nhà nội đến mãi tối mới về. Chắc hôm đó em phải ăn cơm một mình rồi.
Tính chị hay lo xa, nên chị có đề nghị anh mua cho nhóc B bảo hiểm nhân thọ, cuối cùng thì anh ấy đã đồng ý. Vậy là mỗi tháng em phải tiết kiệm thêm 4 triệu nữa để đóng cho kịp tiến độ. Chị cũng muốn nhóc B giỏi ngoại ngữ bằng bạn bằng bè, thế nên em cũng biết đấy, nhóc chị đang học ở Hội Việt Mỹ, học phí cũng không cao lắm đâu vì ba nhóc B là doanh nhân mà.
Cách đây không lâu, nhóc B bệnh phải nhập viện. Vậy là anh tất tả chạy đôn chạy đáo, anh bón cho nhóc B từng muỗng cháo, từng viên thuốc, còn hỏi chị có mệt không, nếu mệt thì về nghỉ trước. Em vẫn nhớ ngày đó chứ? Ngày mà anh ấy gọi điện cho em và nói rằng "Anh bận việc về trễ chút". Chính chị đã chứng kiến cuộc gọi đó mà.
Trẻ con không có tội phải không em? Trẻ con rất ngây ngô, cứ ba ba, mẹ mẹ, cứ nói ba ơi chiều nay về nhà mình ăn cơm đi, ba ơi về nhà chơi với B, hôm nay B có đồ chơi mới... Và một vài lần anh ấy không nỡ chối từ. Chắc chắn rồi. Vậy là những chiều hôm ấy, 3 thành viên lại được đoàn tụ ấm cúng trong căn nhà ngày xưa. Chị và chồng em đã sống với nhau từng ấy thời gian, biết bao là kỷ niệm, đâu đâu trong ngôi nhà này cũng là ký ức. Hơn thế, đâu đâu quanh thành phố này cũng mang dấu ấn của chị, con đường nào anh cũng từng chở chị đi qua. Có khi nào em thấy anh ấy thẩn thờ khi đi ngang một công viên, hay ngập ngừng khi lướt qua một siêu thị thì em phải hiểu vì sao rồi đó.
Em sẽ sinh con chứ? Chắc chắn rồi. Có điều anh ấy không thiết tha lắm đâu em à. Cảm giác vừa hồi hộp vừa hứng khởi khi được làm cha lần đầu anh ấy đã dành cho nhóc B hết rồi. Tâm trạng vui mừng hào hứng khi bồng đứa trẻ sơ sinh cũng đã không còn nữa đâu. Những năm tháng thay tã, lau dọn khi con ọc sữa, mệt mỏi thức đêm khi con đau yếu... những năm qua khiến anh vơi bớt nhiệt huyết làm cha rồi em à. Em bàn với anh ấy việc sinh con. Anh ấy sẽ trả lời "Tùy em vậy" trong sự ngao ngán tột độ.
Dễ hiểu thôi anh ấy lấy em về chắc chắn không phải để sinh con, anh ấy đã có 1 nhóc B bụ bẫm thông minh và rất yêu ba nó. Trước đây anh vẫn thường tâm sự với chị rằng anh không muốn có nhiều con, để nuôi dạy con chất lượng hơn. Đó cũng là lý do tại sao tụi chị chưa có bé thứ 2 đấy. Anh ấy lấy em và bỏ rơi chị chẳng qua là một cuộc trốn chạy. Anh đã ngán ngẩm một người vợ của gạo đường mắm muối, của những bảng chi tiêu nhỏ nhặt. Anh ấy muốn một cô gái ngây thơ ngoan ngoãn biết vâng lời, cô gái của tuổi thanh xuân hừng hực, tính tình hiền hòa không biết cằn nhằn và gương mặt không nếp nhăn. Vậy em hãy cố gắng mãi là người vợ hoàn hảo tròn trịa mãi thế nhé.
Nhiều khi ngẫm nghĩ chị thấy giờ này chị và em lại đảo ngược vị trí: em là vợ còn chị là kẻ thứ 3. Chỉ khác nhau là trước đây em bị mang tiếng là kẻ giật chồng, bị người đời phỉ nhổ, còn chị bây giờ thì không. Chị vẫn gặp gỡ với danh chính ngôn thuận là vợ lớn của chồng em, mẹ yêu của con lớn của chồng em. Người đời sẽ thông cảm cho chị, sẽ xem đấy là hiển nhiên, là tất yếu. Chị sẽ sánh bước bên anh công khai mà không sợ điều tiếng. Còn em, giờ đây dù đã là vợ chính thức nhưng khi vợ chồng em gặp người quen, trước mặt em họ cười nói, em đi rồi họ thì thầm với nhau: "Nghe nói con nhỏ đó giật chồng người ta đó" - Buồn quá phải không em?
Nhưng không sao, em hãy kiêu hãnh đi chứ, kiêu hãnh như thời em đoạt được chồng chị và đạp chị vào ngõ cùng của cuộc sống. Em vui mừng đi, thành quả của em đó: một người đàn ông đã dâng hiến cho chị gần hết mật ngọt của sức trẻ, của những đam mê cháy bỏng. Người đàn ông của những buổi chiều đưa đón chị, đêm đêm mát xa cho chị, nói với chị những lời nồng nàn trước khi chìm vào giấc ngủ. Người đàn ông mà nhớ rất dai nhất là kỷ niệm thời yêu nhau, anh ấy cứ nhai đi nhai lại với chị những chuyện vui cũ rích mà chị đã quên khuấy. Giờ này, có khi anh ấy cũng ôn tới ôn lui chúng mỗi đêm trước khi chợp mắt, có điều anh ấy không nói cho em nghe thôi.
Thói đời kể cũng lạ, nhất là với đàn ông, từ mới chuyển thành cũ và cũ hóa thành mới chẳng mấy chốc. Cô gái khát khao của chồng chị ngày nào đã được chiếm hữu thành người vợ trẻ, ngày đi làm, chiều về cơm cơm nước nước đầy lệ thuộc, cũ rích đi với những bộ cánh rẻ tiền vì không dám ăn diện. Dạo này chồng làm ăn khó khăn, không nhiều tiền như trước phải không em? Còn chị, mụ vợ chua chát của ngày xưa giờ như chim xoải cánh, mặc tình bay trong sự tiếc nuối của chồng em. Con ngựa rong chơi chắc đã chồn chân, chị đôi khi trở thành thứ ao ước mới toanh của anh ấy, có điều bây giờ ao ước này hơi xa xỉ và xa vời.
Em ạ, giả sử giờ này chị giật được chồng em ra khỏi tay em thì sao nhỉ? Thì em chỉ có thể kêu trời chứ không thể kêu ai? Em có thể tâm sự với ai? Với những người thân từng ngăn cản em kịch liệt hay với bạn bè từng dè bĩu thời em quyết định lấy anh ấy? Hàng xóm không bao giờ gọi chị là kẻ giật chồng như họ vẫn nói về em ngày xưa. Họ chỉ nói: Ồ, cuối cùng là họ (tức là gia đình chị) đã được đoàn viên và kẻ giật chồng (là em đấy) đã bị quả báo. Cùng lắm người ta chỉ chê bai chồng chị vài câu, rồi lại chậc lưỡi: Ôi dào, đàn ông mà, ai cũng thế thôi.
Càng nói, càng thấy rằng cuộc đời thật bất công với em tôi. Nhưng biết sao được, đó là con đường mà em đã chọn, con đường trải đầy hoa hồng nhưng lại dẫn tới vực thẳm. Phải không em?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hạnh phúc nảy mầm từ tình ảo Sống trong tình yêu ngọt ngào của anh, cùng anh chăm sóc cho đứa con bé bỏng, bây giờ tôi mới thực sự tin rằng mối tình Internet là có thật. Chúng tôi quen nhau, yêu nhau và quyết định kết hôn chỉ vỏn vẹn trong 6 tháng, không giống như bao cặp đôi bình thường khác. Người ta vẫn bảo hôn nhân...