Không thể “xóa sổ” muối Sa Huỳnh
Nghề muối là nghề truyền thống của địa phương, hạt muối Sa Huỳnh gắn với nhiều yếu tố về lịch sử, văn hóa, do đó không thể “xóa sổ”.
Làng muối Sa Huỳnh nằm ở cực Nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, cách thị trung tâm TP Quảng Ngãi chừng 60km. Muối Sa Huỳnh được xếp vào loại quy mô và nổi tiếng bậc nhất ở dải đất miền Trung. Thế nhưng nhiều năm qua, hạt muối ở vùng đất này vẫn long đong, không có đầu ra ổn định.
Năm 2020, giá muối tiếp tục tụt dốc thê thảm khiến bà con diêm dân “quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” ở vựa muối Sa Huỳnh nặng trĩu âu lo.
“Làm muối rất vất vả, tuy nhiên với giá bán 600 đồng/kg như hiện nay thì quá bèo bọt. Nhiều người đã phải bỏ nghề hoặc tạm ngưng làm muối”, bà Nguyễn Thị Lệ thở dài.
Ông Giã Tấn Tàu – Phó Chủ tịch UBND phường Phổ Thạnh cho hay, phường hiện có hơn 300 hộ dân đang sống nhờ nghề làm muối với sản lượng hằng năm dao động từ 8 – 9 nghìn tấn. 2 năm nay, giá muối giảm mạnh khiến diêm dân lao đao, không ít hộ đã chuyển sang làm nghề khác.
Video đang HOT
Theo ông Tàu, những năm trước, giá muối có thời điểm chạm ngưỡng 1.000 đồng/kg. Nhờ vậy, diêm dân rất phấn khởi và yên tâm bám trụ với nghề. Đặc biệt, năm 2006, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư nhà máy tiêu thụ muối nằm bên rìa cánh đồng muối Sa Huỳnh nên bà con rất kỳ vọng không phải lo đầu ra.
“Tuy nhiên, cách đây 10 năm, nhà máy này đóng cửa do hoạt động không hiệu quả. Từ đó đến nay, diêm dân vẫn tự bán muối cho tư thương. UBND phường đã đề nghị các cấp tìm hướng giải quyết đầu ra cho diêm dân, đồng thời tìm kiếm các công ty thu mua muối nhưng hiện vẫn không có đơn vị nào đứng ra làm đầu mối tiêu thụ”, ông Tàu nói.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Vương – Phó Chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ thẳng thắn: “Nghề muối là nghề truyền thống của địa phương, hạt muối Sa Huỳnh gắn với nhiều yếu tố về lịch sử, văn hóa, do đó dù thế nào cũng không thể xóa sổ.Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế hiện nay, có đến gần 50% diện tích làm muối bị bỏ không, số người làm nghề cũng còn rất ít, chủ yếu là người lớn tuổi, do đó cần phải có sự thay đổi cho phù hợp, không thể để lãng phí quỹ đất, trong khi đó nông dân lại không có thu nhập”.
Làm muối là nghề truyền thống của địa phương.
Theo ông Vương, ngành chuyên môn đã tính đến việc quy hoạch lại vùng muối, vùng nào tiếp tục làm muối, vùng nào dùng làm việc khác.
“Vùng nào không có hạ tầng đồng bộ, xa đường, chất đất không còn hiệu quả thì sẽ nghỉ làm muối. Sẽ quy hoạch vùng muối còn khoảng 40 – 50ha, sau đó đầu tư thêm cơ sở hạ tầng để phục vụ việc làm muối như đường sá, sân phơi…”, ông Vương nói.
Theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ, khi quy hoạch lại vùng muối cũng tính đến phương án ngoài việc sản xuất muối phục vụ tiêu dùng, công nghiệp thì còn kết hợp du lịch trải nghiệm. Trong định hướng sẽ kết nối đồng muối với làng Gò Cỏ, từ đó duy trì và phát huy truyền thống văn hóa Sa Huỳnh.
“Hiện đang xin chủ trương về việc này, chắc chắn phải làm cho đồng muối phát triển hơn”, ông Vương khẳng định.
Muối rớt giá, diêm dân Quảng Ngãi lao đao
Mặc dù đang là thời điểm giữa mùa vụ nhưng tại cánh đồng muối Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vắng bóng người làm muối.
Trên cánh đồng, các bãi ven đường còn nguyên các đống muối, mỗi đống khoảng vài tấn được ủ bằng bạt để chống mưa nắng và bụi bặm.
Muối chất đống chờ thương lái.
Nhễ nhại mồ hôi trên gò má đen xám, bà Nguyễn Thị Vân (thôn Long Thạnh 1, phường xã Phổ Thạnh) tâm sự, vựa muối Sa Huỳnh được xếp vào loại quy mô và nổi tiếng bậc nhất ở miền Trung. Mùa sản xuất muối ở Sa Huỳnh bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài cho tới hết tháng 8 dương lịch. Sau khoảng 1,5 tháng vào vụ, bà con vui mừng khi sản lượng muối đạt năng suất cao. Tuy nhiên, giá muối thấp khiến người dân làm muối ở Sa Huỳnh lo âu.
"3 ngày 3 đêm trên ruộng muối, gia đình tôi thu về hàng tấn muối và đang chuẩn bị dẫn nước vào để bắt đầu sản xuất vụ mới. Nhưng với giá muối 600 đồng/kg như hiện nay thì gia đình tôi phải bán 50kg muối thì mới đủ tiền mua 2kg gạo"- bà Vân nói.
Ông Nguyễn Thành Út- Giám đốc HTX sản xuất muối 1 Sa Huỳnh nói: "Hồi trước nghề làm muối địa phương có hơn 300 hộ dân, tuy nhiên, do thị trường muối liên tục rớt giá, khiến người dân làm muối không mặn mòi chuyển đổi qua công việc khác hoặc đi tìm việc làm thuê ở nhiều địa phương.
Hiện nay chỉ có khoảng 150 hộ dân vẫn giữ nghề làm muối, diện tích khoảng hơn 60 ha, trung bình mỗi năm sản lượng thu hoạch đạt khoảng 70 tấn/ha, giảm rất nhiều so với những năm trước. Thời điểm này, với giá muối khoảng 600 đến 700 đồng/kg thì người làm muối không đủ tiền lo trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình mình"- ông Út chia sẻ.
Còn theo ông Trần Phước Hiền- Chủ tịch thị xã Đức Phổ thì tình trạng muối ở địa phương giá thấp diễn ra nhiều năm qua, chính quyền địa huyện và các ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần tìm nguồn đầu ra cho bà con diêm dân cũng như chuyển đổi mục đích sang nuôi trồng.
"Lúc trước, chính quyền huyện có định hướng chuyển đổi thí điểm một số diện tích ruộng muối sang nuôi hải sâm nhưng chưa có nguồn đầu ra ổn định"- ông Hiền nói.
Thanh Huyền - Chí Đại
Camera hành trình ghi lại lỗi, tài xế chấp nhận nộp phạt Ngày 13/5, phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, đã quyết định xử phạt tài xế V.T.D. (thuộc doanh nghiệp vận tải Hoàng Duy) 4 triệu đồng. Cùng với đó, tài xế D. bị tước bằng lái 2 tháng. Xe khách biển kiểm soát 76B 00.978 vượt ẩu suýt gây tai nạn với xe ngược chiều. (Ảnh cắt clip). Trước đó,...