Không thể vừa gây rối vừa la làng

Theo dõi VGT trên

Trong bài viết đăng trên tờ Matichon ngày 23-6-2014, Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi (Ning Fuikui) đã hoàn toàn đúng khi chỉ ra rằng dư luận quốc tế đang hết sức thất vọng trước những hành động sai trái gần đây của Trung Quốc.

Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chủ ý đ.âm va, làm chìm tàu Việt Nam đang hoạt động bình thường trong vùng biển của mình.

Những hành động trên không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đi ngược lại các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt Nam-Trung Quốc mà còn làm trầm trọng tình hình ở Biển Đông, gia tăng căng thẳng ở khu vực.

Tuy nhiên, để biện minh cho những hành động hoàn toàn sai trái của phía Trung Quốc, Đại sứ Ninh đã không ngần ngại xuyên tạc, bịa đặt và đổ lỗi cho Việt Nam nhằm bóp méo sự thật. Vậy những sự thật nào đang được Đại sứ Ninh cố gắng che giấu?

Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, không phải của Trung Quốc

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền một cách liên tục và hòa bình tại hai quần đảo này. Ít nhất kể từ thế kỷ 17, khi mà vùng lãnh thổ này còn vô chủ, các chúa Nguyễn của Việt Nam đã thành lập những đội dân binh, gọi là đội Hoàng Sa, để cai quản và khai thác quần đảo Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa này có nhiệm vụ hàng năm tới quần đảo Hoàng Sa để khai thác sản vật, đo đạc, trồng cây, dựng bia, xây dựng chùa chiền, cứu hộ tàu thuyền…. Tất cả những hoạt động này đều được ghi lại trong các tài liệu chính thức.

Không thể vừa gây rối vừa la làng - Hình 1

Sau khi đ.âm tàu kiểm ngư 951 ở mạn phải, tàu Hữu Liên 9 tiếp tục ghìm chặt, không cho tàu 951 quay trở được để cho tàu kéo 285 lấy đà lao vào, phía xa tàu hải tuần 11 dùng vòi rồng phun nước uy h.iếp – Ảnh: Văn Vững

Trong khi đó, Trung Quốc đã phủ nhận ý định thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi vào năm 1898, sau sự kiện tàu Bellona và Himeji Maru đắm tại Hoàng Sa bị ngư dân Trung Quốc cướp tài sản, Phó vương Quảng Đông đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là vùng đất vô chủ, không thuộc về Trung Quốc, không có liên quan gì về mặt hành chính đối với bất cứ quận nào của Hải Nam và không cơ quan nào có trách nhiệm kiểm soát khu vực này.

Mặt khác, nhiều tài liệu của Trung Quốc, như Hải ngoại Kỷ sự (Haiwai jishi) năm 1696 hay Hải Lục (Hailu) năm 1820 đã công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam.

Các Hội nghị Cairo năm 1943 và Potsdam năm 1945 mà Trung Quốc là một bên tham dự đã yêu cầu Nhật Bản phải trả lại các đảo trong Thái Bình Dương đã cưỡng chiếm trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Theo đó, các lãnh thổ Nhật Bản phải trả Trung Quốc là Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ, không có Hoàng Sa và Trường Sa. Không có bất cứ tài liệu quốc tế liên quan nào ghi rằng Trung Quốc giành lại Hoàng Sa từ Nhật Bản năm 1946, như luận điệu của Đại sứ Ninh.

Đặc biệt, tại Hội nghị San Francisco năm 1951, đề xuất yêu cầu Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa đã bị bác bỏ với 46 phiếu chống. Cũng tại Hội nghị này, Trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất kỳ phản đối nào của 51 nước tham dự.

Năm 1956, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đ.ánh chiếm khu vực phía Đông và năm 1974, chiếm khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác, một nguyên tắc mang tính mệnh lệnh của luật pháp quốc tế. Hành động xâm lược này cũng như tất cả những hành động sai trái khác của phía Trung Quốc nhằm xâm phạm quần đảo Hoàng Sa vẫn luôn bị phía Việt Nam lên án một cách mạnh mẽ.

Việc Đại sứ Ninh cố ý úp mở về một số tài liệu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1974 để nói Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa là hành động xuyên tạc lịch sử. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được giao quản lý phần lãnh thổ miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra, không bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là một bên tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ, hiển nhiên là Trung Quốc đã biết rất rõ điều này.

Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam

Mặc dù đã cố ý đ.ánh lạc hướng dư luận sang vấn đề chủ quyền, Đại sứ Ninh cũng không thể làm thay đổi được một sự thật khác. Đó là, dù cho diễn giải theo bất cứ cách nào thì giàn khoan của Trung Quốc vẫn hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nếu Đại sứ Ninh chịu khó bỏ chút thời gian ra đọc một số tài liệu cơ bản về luật biển thì sẽ biết là cả cái gọi là “vùng biển 17 hải lý” của bãi đá Tri Tôn lẫn “đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa” mà Trung Quốc vẽ ra đều đi ngược lại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Video đang HOT

Vì thế, với việc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan tại khu vực có vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ 60-80 hải lý, Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Trước sau như một, Việt Nam kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm tới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chính Đại sứ Ninh đã thú nhận là Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm các vùng biển của Việt Nam này để tiến hành đơn phương khảo sát. Những lần như vậy, Việt Nam đã đưa tàu thực thi pháp luật tới cảnh báo, xua đuổi các tàu và giàn khoan Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp, đồng thời gửi công hàm ngoại giao phản đối. Tất cả những sự việc này đã được ghi lại một cách hết sức rõ ràng.

Đại sứ Ninh cũng tự cho phép mình đưa ra những lời vu cáo không dựa trên bất cứ bằng cớ nào. Ông Ninh lớn tiếng nói rằng Việt Nam cử người nhái đến khu vực hạ đặt giàn khoan, rằng tàu Việt Nam đã đ.âm tàu Trung Quốc 1416 lần, nhưng cả ông Đại sứ lẫn chính quyền Trung Quốc đều không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố sai trái nói trên. Trái lại, theo những băng ghi hình mà Việt Nam công bố cũng như theo những gì các phóng viên quốc tế ghi lại tại hiện trường thì sự thật hoàn toàn ngược lại.

Chính Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng hùng hậu tàu bè các loại, có lúc lên tới gần 140 chiếc, trong đó có cả những tàu quân sự hiện đại, trang bị vũ khí đầy đủ để hộ tống giàn khoan Hải Dương – 981 hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc đã cố tình đ.âm va, phun vòi rồng vào các tàu dân sự Việt Nam, gây thương tích cho hàng chục cán bộ kiểm ngư và ngư dân, gây hư hại nhiều tàu thực thi pháp luật của Việt Nam và thậm chí đ.âm chìm một cách d.ã m.an tàu cá của Việt Nam.

Thật là nực cười khi Đại sứ Ninh nhắc tới “một lượng lớn chướng ngại vật, trong đó có lưới đ.ánh cá và các vật trôi nổi” trên biển để công kích Việt Nam. Đó không là gì khác ngoài những bộ phận, vật dụng rơi ra từ tàu Việt Nam sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công và đây cũng chính là những bằng chứng rất rõ ràng về sự hung hãn của tàu Trung Quốc.

Tất cả bằng chứng về sự hiếu chiến và vô nhân đạo của tàu Trung Quốc đều đã được công bố một cách rộng rãi. Các bạn Thái cũng có thể tham khảo những hãng thông tấn có trụ sở tại Thái Lan đã cử phóng viên ra hiện trường để biết thêm chi tiết.

Xuất phát từ sự bức xúc, phẫn nộ trước những hành động phi pháp, vô nhân đạo của Trung Quốc và để bày tỏ lòng yêu nước, người dân Việt Nam đã tuần hành phản đối tự phát. Một số người đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt Nam, có các hành vi kích động, phi pháp, gây ảnh hưởng ngoài ý muốn đối với một số công nhân Trung Quốc và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngay lập tức, Chính phủ Việt Nam đã triển khai quyết liệt một loạt các biện pháp như bắt giữ, xử lý những kẻ gây rối, đảm bảo an ninh, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị thiệt hại.

Cho đến nay, tình hình đã hoàn toàn ổn định, các doanh nghiệp nước ngoài đã quay trở lại sản xuất bình thường. Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đ.ánh giá rất cao những nỗ lực vừa qua của Chính phủ Việt Nam. Vậy mà, Đại sứ Ninh vẫn không ngừng đổ lỗi cho Chính phủ Việt Nam, cố tình rêu rao, bóp méo sự thật. Và trước khi vội vàng chỉ trích Chính phủ Việt Nam, phải chăng Đại sứ Ninh nên tự hỏi chính quyền Trung Quốc đã có chính sách gì với các doanh nghiệp Nhật Bản bị thiệt hại tương tự do những vụ bạo động chống Nhật Bản tại Trung Quốc 2 năm về trước.

Trung Quốc phớt lờ thiện chí của Việt Nam

Ngay từ ngày đầu tiên Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981, Việt Nam đã nỗ lực chủ động đề xuất tiếp xúc, trao đổi, yêu cầu Trung Quốc dừng các hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, tiến hành đàm phán song phương thực chất để giải quyết các vấn đề trên biển giữa hai nước.

Cho tới nay, Việt Nam đã tiến hành hơn 30 cuộc trao đổi với phía Trung Quốc ở tất cả các cấp, gần đây nhất Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã mời Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Hà Nội để trao đổi. Tuy nhiên, cho đến nay, phía Trung Quốc vẫn kiên quyết từ chối rút giàn khoan và đàm phán thực chất với Việt Nam để ổn định tình hình.

Tôi hoàn toàn đồng ý với Đại sứ Ninh khi cho rằng một quốc gia nên biết trọng lời hứa của mình và khẩn thiết kêu gọi Trung Quốc tôn trọng lời hứa của Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình với Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 9 năm 1975 là giải quyết những bất đồng giữa hai nước đối với quần đảo Hoàng Sa thông qua hiệp thương hữu nghị, cũng như kêu gọi Chính phủ Trung Quốc tôn trọng tất cả những cam kết liên quan tới việc giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.

Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực vì hòa bình

Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực vì hòa bình, ổn định và phát triển ở Vịnh Thái Lan nói riêng và ở Biển Đông nói chung bằng hành động cụ thể. Năm 1997, Việt Nam đã ký kết với Thái Lan Hiệp định phân định Vịnh Thái Lan. Đây là Hiệp định phân định biên giới biển đầu tiên tại Đông Nam Á sau khi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực và cũng là Hiệp định phân định biển đầu tiên ở Vịnh Thái Lan.

Chính phủ hai nước Việt Nam và Thái Lan triển khai nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả nhằm bảo đảm an ninh hàng hải và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển tại khu vực này, tiến hành hoạt động tuần tra chung.

Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định phân định biên giới biển với nhiều quốc gia khác trong Vịnh Thái Lan và trên biển Đông, trong đó có Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000, hiệp định phân định biên giới biển đầu tiên của Trung Quốc. Việt Nam cũng triển khai nhiều sáng kiến hợp tác song phương và đa phương quan trọng trên biển Đông trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, các bên cùng có lợi trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thăm dò khai thác dầu khí. Đặc biệt, ngay trước khi Trung Quốc đơn phương tiến hành khoan thăm dò, Việt Nam và Trung Quốc đã thành lập nhóm thảo luận hợp tác cùng phát triển trên biển.

Kiên định chủ trương tôn trọng luật pháp quốc tế, hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, Việt Nam sẵn sàng sử dụng tất cả các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để bảo vệ những quyền và lợi ích trên biển chính đáng của mình. Việt Nam mong rằng chính phủ và người dân trên toàn thế giới, trong đó có Chính phủ và người dân Thái Lan sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong các nỗ lực thực hiện chủ trương đúng đắn này.

Có vẻ như Đại sứ Ninh rất thích trích dẫn ngạn ngữ. Vậy cũng xin kết thúc bài viết này bằng việc trích dẫn một câu ngạn ngữ Trung Quốc “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Trung Quốc nên tự hỏi vì sao mình lại bị dư luận quốc tế lên án như thế hơn là trách cứ, bắt bẻ cộng đồng quốc tế một cách vô căn cứ.

Theo T.uổi Trẻ

Trung Quốc và tham vọng trật tự an ninh mới ở Châu Á

Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý, qua đó muốn thay đổi trật tự trong nước và quốc tế để duy trì đà tăng trưởng kinh tế và hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh Trung Quốc

Trung Quốc và tham vọng trật tự an ninh mới ở Châu Á - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Trong khi bài phát biểu của các diễn giả từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La thu hút được đông đảo sự chú ý thì người ta ít quan tâm hơn đến những bình luận ủng hộ "khái niệm an ninh mới ở Châu Á" của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung. Ông Vương nhắc lại quan điểm của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý tại Hội nghị lần thứ 4 về Phối hợp Hành động và Các Biện pháp Xây dựng Lòng tin (CICA) hôm 20-21/5 ở Thượng Hải, Trung Quốc (Xinhua, 21/5/2014).

Xét trên nhiều phương diện, việc ủng hộ một trật tự an ninh được điều chỉnhcho phù hợp với Trung Quốc không phải là mới. Các quan chức Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra các nguyên tắc của khái niệm an ninh này là vào năm 1997. Năm 2005, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã công bố một loạt các khái niệm chủ yếu, bao gồm Thế giới Hài hòa và Châu Á Hài hòa, cho người ta một cái nhìn rõ hơn về cách thức Trung Quốc muốn định hình trật tự toàn cầu và khu vực chophù hợp với sự trỗi dậy của nước này. Khái niệm an ninh mới ở Châu Á mà ông Tập đưa ra tại hội nghị CICA, giống với ý tưởng mà các nhà lãnh đạotiền nhiệm đã thúc đẩy, đề xuất việc phát triển các mối quan hệchính trị và an ninh, các thể chế và cấu trúc để bổ sung cho việc hội nhập sâu rộng của khu vực với nền kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, chi tiết về khái niệm này vẫn còn khá mơ hồ.

Trong khi các nguyên tắc của trật tự an ninh mà Trung Quốc ủng hộ không phải là mới, giới lãnh đạo Trung Quốc đã tăng cường chỉ trích cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu ở Châu Á như một trở ngại cho mục tiêu này. Rõ ràng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không coi Mỹ là kẻ thù. Ngược lại, sự thúc bách đằng sau việc Trung Quốc thúc đẩy "quan hệ cường quốc kiểu mới", một khái niệmvề sự hợp tác chặt chẽ giữa các cường quốc tương đối bình đẳng để quản lý những vấn đề bất đồng, khiến người ta lầm tưởng về mức độ Trung Quốc, cường quốc đang nổi, muốn tránh hình thành một cục diệntiến thoái lưỡng nan về an ninh với Mỹ, cường quốc hiện đang nắm ngôi vị số một. Xét cho cùng, Trung Quốc cần sự ổn định khu vực để tập trung vào phát triển đất nước. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ ngày càng nhận ra nhu cầu an ninh và phát triển của mìnhcó mâu thuẫn với trật tự an ninh hiện nay.

Quan ngại về an ninh

Nguyên nhân thúc đẩy sự phản đối ngày càng lớn của Trung Quốc là khá sâu xa và có tính hệ thống. Nó không liên quan đếný muốn cá nhân của giới lãnh đạo Trung Quốc,cũng không phải để phản ứnglại các tuyên bố củalãnh đạo Mỹ hay chính sách của nước này, chẳng hạn nhưchính sách tái cân bằng, mặc dù những điều này có thể khiến Trung Quốc thất vọng. Những chỉ trích nhằm vào Mỹ như "chủ nghĩa bá quyền" và "Tư tưởngChiến tranh lạnh" đã có từ lâu, nhưng trong một thời gian dài nó chỉ tập trung vào các chính sách cụ thể, chẳng hạn như việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Ngược lại, những chỉ trích mới nhất, nhằm cụ thể vào những trở ngại cấu trúcan ninh khi Trung Quốc đang theo đuổi mục tiêu an ninh khu vực và phát triển quốc gia. Theo các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những trở ngại an ninh chủ yếu bắt nguồn từ hệ thống đồng minh an ninh và đối tác do Mỹ đứng đầu. Tại hội nghị thượng đỉnh của CICA, ông Tập đã chỉ trích sự liên minh không giúp ích cho an ninh khu vực. Theo ông Tập, "Nếu các liên minh quân sự với bên thứ ba được tăng cường, điều này sẽ gây bất lợi cho nền an ninh chung của khu vực." Những bình luận trên phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc thậm chí còn gay gắt hơn. Một bài viết trên tờ Tân Hoa Xã nhận định rằng việc Mỹ tăng cường liên minh "không đạt được kết quảngoài việc khiếntình hình thêm bất ổn" (ngày 21/5). Các lập luận củng cố cho quan điểm này thể hiện ba lo ngại như sau: trật tự hiện nay do Mỹ đứng đầu tạo điều kiện cho Mỹ ngăn chặn Trung Quốc; bản chất củaviệc liên minh khuyết khích các nước thách thức Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền và an ninh; hệ thống liên minh do Mỹ đứng đầu không có khả năng đảm bảo an ninh lâu dài cho khu vực.

Ở Trung Quốc, luôn hiện hữu một nỗi sợrất lớn đó là Mỹ muốn kiềm chế nước này. Trung Quốc coi việc Mỹ truyền bá các giá trị dân chủ tự do, nhân quyền, và văn hóa phương Tây được thúc đẩy một phần bởi tham vọngkiềm chế sức mạnh Trung Quốc. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng ý thức rất rõ về những thành công của Mỹ trong lịch sử khikhởi động mạng lưới các liên minh để đ.ánh bại bất kỳ tham vọng vươn lên vị trí đứng đầunào ở Châu Âu hay Châu Á. Sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ, thể hiện qua sự bất đồngtrong các vấn đề chính sách từ an ninh mạng đến vấn đề Biển Đông, và việc Mỹ quyếttâm thực hiện chính sách tái cân bằng, khiến mối đe dọa này càng trở nên thực tế và cấp bách hơn. Bắc Kinhdường như không mấy thuyết phục trước các tuyên bốliên tục của giới chức cấp cao Washington rằng Mỹ không hề có ý định hoặc mong muốn theo đuổi chính sách kiềm chế Trung Quốc. Nhưng ngay cả khi Washington có thể thuyết phục được Bắc Kinh thì sự tồn tại của cấu trúcan ninhhiện nay có thể dẫn đến khả năng Mỹ theo đuổi chính sách kiềm chế trong trường hợp quan hệ song phương xấu đi.

Trung Quốcphản đối hệ thống liên minh và coi đây là mối đe dọa đối với an ninh và chủ quyền của mình. Điều này đặc biệt đúng khi trong liên minh của Mỹ có các quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc. Bắc Kinh nhận thấy liên minh của Mỹ với Nhật Bản phức tạp hơn so với liên minh của Mỹ với các nước khác như Thái Lan, mà Trung Quốc hiện duy trì mối quan hệ ổn định. Trung Quốc cho rằng một liên minh với Mỹ sẽ khuyến khích các nước thách thức Bắc Kinh trong tranh chấp chủ quyền, gây nguy cơ bất ổn và xung đột tiềm tàng. Tranh chấp với cường quốc láng giềng như Nhật Bản hoặc nhưvới Philippines có nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến vàcó thể lôi cuốn Mỹ tham gia, một kịch bảntồi tệ mà Bắc Kinh không hề muốn. Phản ánh nỗi thất vọng này, một bài bình luận trên tờ Tân Hoa xã đã cay đắng nhận xét, "Mỹ đã không tiến hành bất kỳ biện pháp cụ thể nào để ngănchặn các đồng minh ương ngạnh của mình đối đầu với Trung Quốc." Việc Mỹ đã cố gắng trấn an các đồng minh thông qua chính sách tái cân bằng và chỉ trích Trung Quốc"khuấy động bất ổn"đơn giản là làm tăng thêm những lo ngại này.

Các nhà phê bình Trung Quốc cũng đặt câu hỏi về tính hiệu quả của cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu khi giải quyết các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống. Truyền thông Trung Quốc thường xuyên chỉ trích việc Mỹ cố gắng ngăn chặn Bắc Triều Tiên bằng việc tăng cường sự hiện diện quân sự và các cuộc tập trận, thay vì xây dựnglòng tin bằng đối thoại thông qua Các cuộc Đàm phán Sáu bên. Các bình luậncủa Trung Quốc cũng nghi ngờ khả năng của Mỹ và các đồng minhkhiđối phóvới các mối đe dọa phi truyền thống. Liên quan đến vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa k.hủng b.ố, và các mối đe dọa khác, một bài viết gần đây trên tờ Tân Hoa Xã khẳng định Mỹ đã "thất bại trong việcgiành được lòng tin rằng nước Mỹ có thể, hoặc ít nhất là sẵn sàng, bảo vệ lợi ích của người dân châu Á trước các mối đe dọa." Theo đó,trước mức độ và tính chất phức tạp của các vấn đề an ninh ở châu Á, hệ thống liên minh và đối tác của Mỹ có năng lực hạn chế vàít tập trung giải quyết một cách thỏa đáng.

Tất cả những chỉ tríchnày dẫn đến một vấn đề lớn hơn. Bắc Kinh cho rằngcấu trúc an ninh hiện nay do Mỹ đứng đầu không còn hữu ích,không đảm bảosự ổn định khu vực cần thiết cho quá trình phát triển của Trung Quốc. Bắc Kinh coi hệ thống liên minh không có khả năng duy trì an ninh và bản thân cấu trúc an ninh hiện nay là một mối đe dọatiềm năng. Theo một bài bình luận trên Tân Hoa Xã, "các tuyên bố về một Châu Á hòa bình sẽ là trống rỗng chừng nào cấu trúc an ninh Chiến tranh Lạnh vẫn tồn tại."

Trở ngại về cấu trúc?

Nguyên nhân việc Trung Quốc phản đối gay gắt hệ thống liên minh và đối tác của Mỹ đa phần bởi những quan ngạitừviệc Bắc Kinhmuốn duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong nước. Quan điểm cho rằng an ninh là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của đất nước, các khía cạnh an ninh trong nước và quốc tế không thể tách rời, là rất quan trọng giúp người ta hiểu đượcnguyên do Trung Quốc chỉ trích hệ thống liên minh của Mỹ. Tại một cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia mới được thành lập (National Security Commission - NSC), ông Tập tuyên bố: "An ninh là điều kiện cần thiết để phát triển. Chúng ta nhấn mạnh không chỉ an ninh của riêng mình mà còn cả môi trường an ninh chung (với các quốc gia khác)."Thông qua NSC và các tiểu ban lãnh đạo khác mới được thành lập, ông Tập hướng tớithực hiện những thay đổi mang tính hệ thống và cấu trúc để tạo thuận lợi cho phát triển toàn diện của đất nước đồng thời cải thiện môi trường an ninh trong nước lẫn bên ngoài (Tân Hoa Xã, ngày 15/4). Cho đến nay, hầu hết các nhà quan sát đều giải thích việc Trung Quốc theo đuổi những thay đổi về cấu trúc và hệ thống liên quan tới chính sách đối nội. Tuy nhiên, bài phát biểu của ông Tập ở CICA đã khẳng định các định hướng tương tự cũng tác động sâu rộng đến chính sách đối ngoại.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định, một trật tự trong nước và quốc tế ổn định sẽ giúp đảm bảosự phát triển an ninh quốc gia. Là một nướccó xu hướng xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu. Với sự đóng góp nhiều hơn vào chỉ số GDP của thế giới trong những năm tới, Châu Á đã sẵn sàng đóng vai trò chèo lái nền kinh tế toàn cầu, nói cách khác điều này sẽ giúp cho sự tăng trưởng và thịnh vượng của Trung Quốc. Người ta cho rằng phần lớn sự tăng trưởng tương lai của nền kinh tế toàn cầu sẽ diễn ra ngay tại khu vực. Theo ước tính, đến năm 2020, một phần ba hoạt động thương mại của Châu Á diễn ra bên trong khu vực. Điều này khiến hòa bình và sự ổn định ở Châu Á ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với tiềm năng kinh tế của khu vực. Một bài bình luận khác đã nhận xét, "sự bất ổn đã cản trở và kìm hãm quá trình hội nhập kinh tế, thương mại và đà tăng trưởng kinh tế của Châu Á." (Nhân dân Nhật báo, ngày 11/5). Việc duy trì tiềm năng kinh tế của Châu Á ngày càng trở nên cấp thiết nhằmđảm bảo sự thịnh vượng chung cho người dân Trung Quốc.

Bởi sự thịnh vượng của Trung Quốc sẽ ngày càng gắn chặt với bối cảnhchung của khu vực, Trung Quốc cóđộng lực mạnh mẽ trong việc kiểm soát nhiều hơn các quan hệ an ninh khu vực. Việc Trung Quốc giao phó tương laian ninh cho một cường quốc bên ngoài như Mỹ và các đồng minh của nước này giống như việckỳ vọng nước nàyphó thác sự thịnh vượng và an ninh của mình cho Mỹ và các đồng minh.

Tái định hình trật tự khu vực

Chính quyền trung ương thay vào đó đã lựa chọn chiến lược phát triển như một phương thức chủ yếu để đạt được an ninh trong nước và quốc tế,điều cần thiếtđể duy trì đà tăng trưởng của đất nước. Tại Thượng đỉnh CICA, ông Tập đã tuyên bố: "Sự phát triển là nền tảng của an ninh." Quả thực, chúng ta cần nhớ lại rằng vào đầu năm 1997, báo cáo Đại hội Đảng lần thứ 15 của Trung Quốc đã khẳng định "phát triển" là "chìa khóa để giải quyết tất cả các vấn đề của Trung Quốc."Khái niệm về phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong cách tiếp cận của Trung Quốc để đối phó các mối đe dọa an ninh nên cần phải được chúng ta phân tích kỹ hơn. "Phát triển" ở đây có nghĩa là sử dụng có tính toán các nguồn lực có ưu thể, thay đổi thực trạngan ninh, chính trị, kinh tế nhằm đem lại các lợi ích về an ninh, kinh tế, sự ổn định và và uy tín quốc gia. Theo ngôn từ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đây là một quá trình mang lại "sự thay đổi về chất và lượng trong năng lực sản xuất của xã hội tiến bộ" và do đó "mang lại lợi ích cho người dân Trung Quốc." Trong khi chủ yếulà về lĩnh vực kinh tế, phát triển cũng bao gồm các chính sách và bước điđể hiện thực hóa những thay đổi vềquản lý hành chính, chính trị, xã hội và các hình thức thay đổi "tiến bộ" khác.

Tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc với các nước láng giềng, với Việt Nam liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981, với Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, và với Philippines ở Biển Đông, trong con mắt giới lãnh đạo Trung Quốcđược coi nhưdấu hiệu của một vấn đề lớn hơn: Thay thế trật tự chính trị và an ninhkhu vực bằng một thực tế kinh tế mới. Trung Quốc coi nhiều đặc điểm của trật tự khu vực hiện naygiống như di sản của một kỷ nguyên mà ở đó Mỹ chiếm ưu thế vượt trội về kinh tế, chính trị và quân sự trong khu vực, và vị thế này đã bị xói mòn theo thời gian và trong bối cảnh kinh tế, không còn duy trì. Đối với Trung Quốc, giải pháp lâu dài nhất do vậy không nằm ở việc "tập trung" vào các vấn đề tranh chấp cụ thể, mà là "phát triển" một cách toàn diện trật tự chính trị, an ninh, xã hội phù hợp với thực tế mới do sức mạnh kinh tế của Trung Quốcchi phối. Ở một nghĩa rộng hơn, hội nhập khu vực đóng vai trò tương tự như mô hình giám sát các vấn đề bất ổntrong nước, mà ở đó Trung Quốc tìm cách giải quyết nguồn gốc của sự bất ổn thông qua cách tiếp cận toàn diện đó là phát triển. Trong cả hai trường hợp, tiềm lực kinh tế vượt trội của Trung Quốc ảnh hưởng đáng kể đếnviệc vừa khuyến khích vừa gâysức épbuộc sự đối kháng đi đến điều chỉnh. Theo một bài bình luận của Trung Quốc, "Phát triển là chiến lược để giải quyết sự bất ổn; nó giúp loại bỏ các yếu tố sâu xa gây bất ổn "(Nhân dân Nhật báo, ngày 20 tháng 5).

Phát triển giống như một chiến lược an ninh khu vực, cũng đem lại cách thức để đối phó với nước Mỹvới mục tiêu giảm tối đa nguy cơ chiến tranh. Trung Quốc hy vọng từng bước thay thế các yếu tố cũ bằng một trật tự an ninh mới có liên kết chặt chẽ với cường quốc kinh tế Châu Á này. Bằng cách chứng minh sức mạnhvượt trội và tính hiệu quả cao, Bắc Kinh hy vọngtheo thời gian sẽ làm cho vai trò của Mỹ trở nên không cần thiết. Do đó cách tiếp cận của Trung Quốc trong việc phát triển trật tự an ninh khu vực phản ánh các yếu tố của sự thích ứng và điều chỉnh, thể hiện qua những nỗ lực như: Định hình quan hệ hợp tác với Mỹ; tận dụng sức mạnh kinh tế để định hướng lại các mối quan hệ khu vực; thích ứng một cách có chọn lọc các yếu tố của trật tự hiện nay; xây dựng và củng cố cácthể chế và cơ chế có lợi cho Trung Quốc; và phát triển sức mạnh quân sự và năng lực chống can thiệp.

Định hình quan hệ hợp tác với Mỹ. Trung Quốc muốn xây dựng một mối quan hệ ổn định,tạo t.iền đề cho sự thích ứng lớn hơn của Mỹ đối với các lợi ích của Trung Quốc. Hợp tác quân sự với Mỹ chứng tỏ vị thế của Trung Quốc là một cường quốc hàng đầuởChâu Á đồng thờitrấn an khu vực rằng Bắc Kinh không muốn tiến tới một cuộc xung đột với siêu cường của thế giới. Trung Quốc cũng tận dụngviệc hợp tác song phương để thuyết phục Mỹ kiềm chế các đồng minh của nước này.

Tận dụng sức mạnh kinh tế để định hướng lại các mối quan hệ. Là trung tâm của nền kinh tế Châu Á, Bắc Kinh có ảnh hưởng lớn trong việc tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau ở khu vực và tái tập trung vào quan hệ song phương nhấn mạnh về lợi ích thương mại và kinh tế. Điều này khuyến khích các nước hỗ trợ Trung Quốc trong việc xây dựng quan hệ hợp tác khu vực tăng cường, ở đó Trung Quốc đóng một vai trò lãnh đạo lớn hơn. Các mối quan hệ như vậy cũng tăng thêm nguy cơ và cái giá cho việc các nước khác muốn thách thức Trung Quốc.

Thích ứng một cách chọn lọc. Trung Quốc tiếp tục tham gia vào nhiều thể chế và tổ chức mà Mỹ hiện đang đứng đầu. Miễn là không tạo ra mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích của Trung Quốc, Bắc Kinh không có lý do gì để thúc đẩy việc bãi bỏ các tổ chức này. Trái lại, Trung Quốc có lợi khi tham gia, định hình chương trình nghị sự cùng các hoạt động của những tổ chức như vậy. Ở cấp độ khu vực hiện có Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Thượng đỉnh Đông Á, đối thoại Shangri La và các cơ chế khác.

Tăng cường các thể chế và cơ chế thay thế. Tuy nhiên, cùng với đó, Trung Quốc cũng đang củng cố hoặc thiết lập thêm các thể chế và cơ chế khác về kinh tế và an ninh, qua đó chứng minh năng lực của nước này trong việc đem lại các lợi ích kinh tế, khả năng lãnh đạo và đảm bảo sự ổn định bền vững của khu vực. Đàm phán Sáu bên, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, và CICA minh họa cho cách tiếp cận này. Trung Quốc coi các cơ chế đối thoại đó như một sự bổ sung vào mạng lưới đang phát triển của các thể chế kinh tế mà Trung Quốc hiện chi phối, bao gồm Hành lang Kinh tế Bangladesh-Ấn Độ-Myanmar-Trung Quốc, Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa, Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Khu vực Tự do Thương mại Trung Quốc - ASEAN và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

Xây dựng sức mạnh quân sự và khả năng chống can thiệp. Trung Quốc xây dựng sức mạnh quân sự hướng tới mục tiêu củng cố an ninh thông qua việc tăng cường năng lực phòng thủ. Điều này làm tăng cái giá phải trả và rủi ro xung đột cho các nước đối chọi lại sức mạnh của Trung Quốc, đồng thời cũng hình thành một rào cản hữu ích chống lại Mỹ. Đặc biệt, việc phát triển năng lực chống can thiệp quân sự mang lại lợi ích chính trị khi tác động tới niềm tin của khu vực rằng Mỹ là một đối trọng trước sức mạnh Trung Quốc.

Trung Quốc xem việc củng cố các ảnh hưởng về kinh tế, ngoại giao, văn hóa và an ninh là cách thức bền vững nhất để hiện thực hóa tiềm năng kinh tế của Châu Á và nâng cao đời sống người dân nước này. Tính cấp thiết của việc tăng cường những ảnh hưởng này thể hiện rõ trong Hội nghị Công tác Trung ương về Ngoại giao Vùng Ngoại vi. Với những lý do tương tự, các quan chức Trung Quốc đã chỉ rõ vùng ngoại vi là "hướng ưu tiên" trong chính sách đối ngoại của đất nước (Nhân dân Nhật báo, ngày 10 tháng 9).

Rủi ro từ Bất đồng Chiến lược

Giới lãnh đạo Trung Quốc muốn thay đổi trật tự trong nước và quốc tế để duy trì đà tăng trưởng kinh tế và hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh đất nước. Các định hướng trong văn kiện chiến lược cấp cao như báo cáo Đại hội Đảng lần thứ 18, quyết định của Phiên họp Toàn thể lần thứ ba, việc thành lập các tiểu ban lãnh đạo trung ương tập trung vào việc cải cách hệ thống, đã nhấn mạnh tính cấp thiết của vấn đề này. Vì sự thay đổi này là cần thiết để đảm bảo sự phát triển liên tục và tồn vong của đất nước, Bắc Kinh khó có thể không thực hiện. Ngược lại, tính cấp thiết của việc duy trì đà tăng trưởng sẽ tăng thêm áp lực hiện thực hóa những thay đổi này theo thời gian. Những chỉ trích gay gắt nhằm vào cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu trong bài phát biểu của ông Tập tại Thượng đỉnh CICA và các bình luận ở Trung Quốc là dấu hiệu về việc Trung Quốc vẫn thất bại trong nỗ lực tái điều chỉnh trật tự khu vực cho phù hợp với các ưu tiên chiến lược của mình.

Mỹ có thể nhận thấy hệ thống các đồng minh và đối tác của nước này ở Châu Á đang ngày càng xung đột với Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách cấp cao của Mỹ đã tuyên bố rằng nước này có lợi ích chiến lược hợp pháp và quan trọng ở Châu Á. Hơn nữa, Mỹ vẫn duy trì sức mạnh đáng kể của một cường quốc độc tôn trong khu vực, ngay cả khi một số lợi thế tương đối của nước Mỹ đã giảm sút trong những năm gần đây. Mỹ tái khẳng định giá trị chiến lược trong các liên minh và tầm quan trọng của lợi ích của các đồng minh. Điều này khiến Trung Quốc, Mỹ, và các đồng minh của nước này phải đối mặt với các quyết định ngày càng phức tạp và khó khăn. Việc trấn an Bắc Kinh đòi hỏi Mỹ phải điều tiết hoặc đ.ánh giá lại hệ thống liên minh của mình để thích ứng với các lựa chọn an ninh của Trung Quốc. Điều đó có thể dẫn đến sự bất ổn khi các quốc gia dễ tổn thương nhận thấy họ cần hành động để bảo vệ lợi ích của mình. Nó cũng cho thấy sự suy giảm đáng kể ảnh hưởng trong một khu vực của thế giới có tầm quan trọng chiến lược đối với tương lai của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, để trấn an các nước đồng minh đòi hỏi Mỹ phải sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền và các vấn đề khác. Điều này có nguy cơ tổn hại đến quan hệ Mỹ-Trung và gây mất ổn định trật tự khu vực. Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh cần phải hoạch định chính sách một cách linh hoạt để cân bằng những lợi ích đối lập và duy trì nền hòa bình và ổn định lâu dài trong khu vực.

Timothy R. Heath, Nhà phân tích cấp cao về Trung Quốc thuộc Nhóm Phân tích Chiến lược Trung Quốc của U.S.PACOM.

Theo Nghiên Cứu Biển Đông/The Diplomat

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Một mã đề thi toán THPT tại Đắk Lắk bị lỗi nghiêm trọng?
17:15:46 28/06/2024
Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế
15:12:14 29/06/2024
2 người t.ử v.ong trong vụ nổ bình khí gas công nghiệp
18:12:10 28/06/2024
Tài xế t.ử v.ong trong cabin sau tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 13
20:14:27 29/06/2024
Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn
22:18:18 29/06/2024
Yêu cầu xử lý vi phạm vụ biểu diễn phản cảm ở khu du lịch Bãi Cháy
17:23:03 28/06/2024
Tìm thấy t.hi t.hể nạn nhân bị mất tích tại Sa Pa
15:01:03 29/06/2024
TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ không có lối thoát từ chung cư 'chuồng cọp'
14:10:40 28/06/2024

Tin đang nóng

Đám cưới Midu: Chú rể Minh Đạt khóc nức nở nói lời thề, cô dâu phủ phê kim cương
07:36:35 30/06/2024
Phanh Nè được tìm thấy, Hùng Didu đưa vào bệnh viện, nổi đóa mắng CĐM
10:47:44 30/06/2024
Tuấn Hưng bật khóc, diễn ca khúc "thảm họa" trên sân khấu Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, danh thủ Hồng Sơn hát hit Mỹ Tâm gây bất ngờ!
06:22:49 30/06/2024
Ảnh cưới "full HD" trong hôn lễ của Midu - Minh Đạt: Ánh mắt chú rể hướng về cô dâu quá đỗi ngọt ngào
08:38:11 30/06/2024
Jisoo xuất hiện trên hồ sơ tội phạm, thất vọng vì fan tấn công, ném phở vào mặt?
08:46:13 30/06/2024
Sốc với lượng người xem một trời một vực của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai so với đối thủ Anh Trai Say Hi
10:18:29 30/06/2024
Nửa đêm mò sang phòng vợ, tôi đứng hình với cảnh vợ và bạn thân không mặc đồ đang ôm nhau ngủ, tôi xông vào thì bị trách vô duyên
09:42:03 30/06/2024
Tiệc cưới Midu: 4 ngày đêm để hoàn thành, quy mô hoành tráng, thực đơn đắt đỏ
10:35:05 30/06/2024

Tin mới nhất

CSGT sẽ tước quyền sử dụng giấy tờ xe của tài xế vi phạm qua VNeID

11:51:16 30/06/2024
Thông tư 28 của Bộ Công an cho phép người dân xuất trình giấy tờ liên quan đến người lái và xe qua ứng dụng VNeID.

Ô tô khách bị lật xuống rìa quốc lộ sau tai nạn c.hết người

10:23:14 30/06/2024
Sáng 30/6, lãnh đạo xã Hà Linh cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ va chạm giữa ô tô khách và xe máy khiến một người phụ nữ đi bán cá t.ử v.ong tại chỗ.

Quốc hội quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

12:49:01 29/06/2024
Dao có tính sát thương cao sẽ được coi là vũ khí, tùy mục đích sử dụng để gây rối, chống người thi hành công vụ hoặc xâm phạm đến tính mạng người khác.

Bà Rịa Vũng Tàu: Cháy nhà khiến 2 vợ chồng t.ử v.ong

11:20:55 29/06/2024
Ngày 27-6, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng Công an huyện Đất Đỏ điều tra nguyên nhân vụ 2 vợ chồng được phát hiện t.ử v.ong trong căn nhà cháy.

Hà Nội: Phát hiện nam thanh niên t.ử v.ong nghi rơi từ chung cư Khu đô thị Linh Đàm

10:04:57 29/06/2024
Rạng sáng 29/6, người dân khu HH2B Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, hốt hoảng phát hiện một nam giới nằm bất động dưới sân tòa nhà.

112 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm ở Hải Phòng đã được xuất viện

07:16:23 29/06/2024
Vụ việc đã khiến 127 công nhân phải đến các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hải Phòng để điều trị. Ngoài ra còn có 51 công nhân có triệu chứng nhẹ hơn được theo dõi tại Công ty đóng tàu Sông Cấm.

Một người bị mất tích nghi do lũ cuốn tại thị xã Sa Pa

07:09:28 29/06/2024
Trước đó, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh, từ đêm 27/6 đến rạng sáng 28/6/2024 trên địa bàn thị xã Sa Pa có các đợt mưa vừa, mưa lớn gây lũ cục bộ trên các sông, suối.

Hà Nội: Cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư

17:54:22 28/06/2024
Cơ quan công an đang điều tra nguyên nhân một cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư ở phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Nổ bình khí công nghiệp tại Bắc Giang, hai người t.ử v.ong

12:54:14 28/06/2024
Ngay khi tiếp nhận tin, Công an thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo các lực lượng tiến hành bảo vệ hiện trường. Hiện nạn nhân đã được đưa đến nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang để tiến hành khám nghiệm t.ử t.hi.

Giây phút chàng trai lao ra dòng lũ dữ cứu b.é g.ái

10:27:27 28/06/2024
B.é g.ái đạp xe qua đ.ập tràn thôn Ngòi Bục, thuộc xã An Thịnh (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) không may bị dòng nước xiết cuốn theo cả người và xe. Em rất may mắn được hai thanh niên cứu giúp.

Nữ tài xế điều khiển ô tô tông loạt xe máy ở Vũng Tàu, 2 mẹ con không qua khỏi

09:38:15 28/06/2024
Tối 27/6, vụ tai nạn liên hoàn nghiêm trọng tại khu vực ngã tư Lê Quý Đôn (thuộc đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, TP Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) khiến 5 người thương vong, trong đó có 2 người mất tại chỗ.

Nữ tài xế lái xe tông nhiều người thương vong, náo loạn đường phố Vũng Tàu

09:20:16 28/06/2024
Nữ tài xế ở Vũng Tàu điều khiển ô tô liên tục va chạm, gây thương vong cho nhiều người, trong đó 2 người t.ử v.ong trên đoạn đường dài hơn 0,5 km.

Có thể bạn quan tâm

Bí ẩn Thác Trời ở Việt Nam

Du lịch

12:51:45 30/06/2024
Đến Thác Trời (Yang Bay), du khách sẽ được khám phá vẻ hoang sơ của núi rừng và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của thác nước.

Ca sĩ Tùng Dương hát "Cánh chim Phượng hoàng" tôn vinh người phụ nữ

Nhạc việt

12:47:18 30/06/2024
"Cánh chim Phượng hoàng" là sản phẩm âm nhạc đầu tiên bắt đầu cho chuỗi dự án mới của ca sĩ Tùng Dương trong năm 2024, trình diện một Tùng Dương mới mẻ, khác biệt từ liveshow Human năm 2022 của anh.

Lisa của Blackpink khoe dáng 'bốc lửa'

Nhạc quốc tế

12:41:05 30/06/2024
Nữ ca sĩ Lisa - một trong bốn mỹ nhân của nhóm nhạc Blackpink, tung video ca nhạc (MV) mới có tên Rockstar . Trong MV, cô mặc thoáng, đầy phong cách, khoe vóc dáng bốc lửa .

VTV bất ngờ cho "Chưa biết" lên sóng, phanh phui chiêu trò "dắt mũi" dư luận

Netizen

12:01:53 30/06/2024
Chưa biết là kênh TikTok chuyên soi mói đời tư nghệ sĩ Việt đang hoạt động nhan nhản trên mạng xã hội. Những thông tin mà kênh này tung ra đều không có sự kiểm chứng nào đã gây ảnh hưởng sự nghiệp của không ít người nổi tiếng.

Cách bôi serum đúng chuẩn để ngừa nám và lão hóa da

Làm đẹp

12:01:05 30/06/2024
Serum là sản phẩm chăm sóc da rất quan trọng và hiệu quả, với khả năng cải thiện các vấn đề về da như lão hóa, mụn, thâm nám, cải thiện độ săn chắc... Tuy nhiên, để thu được kết quả tối ưu từ serum, bạn cần áp dụng đúng cách thức khi sử...

Kiểu quần ngắn lấy cảm hứng từ mẫu n.ội y rất được ưa chuộng dịp hè này

Thời trang

12:01:00 30/06/2024
Một xu hướng quần shorts bất ngờ được lan truyền trên mạng xã hội và đang trở thành xu hướng thịnh hành nhất mùa hè. Đó là thiết kế lấy cảm hứng từ đồ lót , tạp chí Who What Wear nhận định về trào lưu mặc bloomer shorts (kiểu quần buộc ...

Ăn gì để cải thiện trí nhớ?

Sức khỏe

11:44:05 30/06/2024
Phong cách ăn uống này nhấn mạnh vào trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch và hạt, dầu ô liu và bao gồm một lượng vừa phải cá, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa, đồng thời hạn chế thịt đỏ.

Cách làm cơm gà xối mỡ mềm trong, giòn ngoài, vàng ươm thơm phức của mẹ đảm Sài Gòn

Ẩm thực

11:37:03 30/06/2024
Cơm gà khi ăn sẽ cảm nhận được ngay vị béo thơm, dẻo dẻo, thêm vào đó là đùi gà với lớp da vàng giòn, phần thịt bên trong thì săn chắc không hề bị khô, đảm bảo từ người già lẫn trẻ nhỏ đều thích mê.

Tử vi ngày mới 12 con giáp ngày 30/6/2024: Dần vạ miệng, Thìn giậm chân tại chỗ

Trắc nghiệm

11:29:46 30/06/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất hôm nay ngày 30/6/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Chỉ còn 170.000 đồng thì cả gia đình sẽ chi tiêu như thế nào vào cuối tuần? Cùng xem cách bà mẹ này xoay sở!

Sáng tạo

11:11:38 30/06/2024
Cuối tuần là khoảng thời gian Coco thường dùng để xem xét lại ngân sách, đặc biệt thống kê chi tiết các khoản cô đã chi và nắm rõ số t.iền còn lại có thể tiêu trong tháng đó.

Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?

Thế giới

11:05:53 30/06/2024
Tất cả các công trình đều được làm thành mô hình Lego. Mỗi công trình sẽ có 3 bộ Lego, chính vì vậy những nhà tài trợ có thể trúng thưởng 1 trong 15 bộ Lego. Các nhà tài trợ có thể chọn bộ Lego họ muốn được nhận.