“Không thể trì hoãn kiểm soát thu nhập của người có chức có quyền”
Dự thảo Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được Thanh tra Chính phủ đưa ra lấy ý kiến từ năm 2013 nhưng đến nay vẫn chưa được ban hành.
Trao đổi với PV Dân trí, một lãnh đạo Cục Chống tham nhũng – Thanh tra Chính phủ, cho biết, dự thảo đề án đã được gửi tới Bộ Tư pháp cho ý kiến thẩm định. Tuy nhiên đến nay Thanh tra Chính phủ vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ Bộ Tư pháp về dự thảo đề án này.
“Tại hội nghị gần đây có ý kiến cho rằng nên hoãn việc ban hành đề án này lại để chờ tổng kết, sửa đổi toàn diện Luật phòng, chống tham nhũng cho phù hợp”- vị này cho biết.
PGS-TS Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho rằng không thể trì hoãn việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn (Ảnh minh họa).
Theo dự thảo đề án, minh bạch tài sản, thu nhập được coi là giải pháp then chốt, trọng tâm trong phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, các quy định còn có những hạn chế và đây cũng là giải pháp gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát tài sản của những người thuộc diện phải kê khai, phần về kiểm soát thu nhập chưa được quy định cụ thể. Các quy định về kê khai tai san, thu nhập cua người có nghĩa vụ kê khai theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 và các nghị định hướng dẫn thi hành con mang tinh hinh thưc; kê khai thu nhâp băng tiên hâu như không thực hiện được; việc xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai còn ít, kết quả kê khai chưa được công khai, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập, tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn; chưa có quy định về nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập để chứng minh tính hợp pháp của tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.
Nghị định số 78/2013 của Chính phủ chỉ quy định kê khai tổng thu nhập trong năm, do đó sẽ không kiểm soát được sự biến động của thu nhập và việc chi tiêu dùng của người kê khai trong kỳ kê khai.
Theo Thanh tra Chính phủ, nhiều quy định nhằm kiểm soát thu nhập như quy định về thuế thu nhập cá nhân, về thanh toán không dùng tiền mặt, về việc nhận quà tặng và nộp lại quà tặng,… đã được thực hiện nhưng chưa góp phần hiệu quả trong kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nói riêng và phòng, chống tham nhũng nói chung.
Video đang HOT
Thực tiễn cho thấy, thu nhập ngoài lương của người có chức vụ, quyền hạn tăng lên và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Việc kiểm soát thu nhập bằng thuế thu nhập cá nhân còn có những hạn chế. Thực tế cho thấy các cá nhân có thu nhập chưa tự giác kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện, xử lý vi phạm trong trường hợp không kê khai hoặc kê khai không trung thực.
Hơn nữa, cac quy đinh về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng con co nhưng nôi dung chưa chăt che, không co tinh kha thi va thiêu chê tai xư ly vi pham. Các quy định còn mang tính hình thức; quy định về trình tự báo cáo, nộp lại quà, nhất là đối với quà tặng bằng hiện vật rườm rà, phức tạp, khó thực hiện, không khuyến khích các cơ quan, cá nhân thực hiện. Đến nay chưa có chế tài xử lý nghiêm vi phạm quy định về tặng quà, nhận quà; ranh giới giữa quà tặng và tài sản hối lộ khó phân biệt dẫn đến khó khăn cho việc xử lý và kiểm soát. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện còn thiếu nghiêm túc, không mang lại hiệu quả thiết thực.
Thực tế đó đòi hỏi sớm thực hiện việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Việc kiểm soát cần được thực hiện trước hết trên cơ sở tạo một cơ chế đồng bộ và có sự kết nối giữa các phương thức hiện nay như về minh bạch tài sản, thu nhập, về nộp thuế thu nhập cá nhân, về thanh toán không dùng tiền mặt và quy định về việc nhận quà tặng và nộp lại quà tặng. Bên cạnh đó cần có sự kết nối giữa các phương thức trên trong việc giám sát, phát hiện và xác minh các khoản thu nhập có nguồn gốc bất hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn.
Việc thực hiện đề án này cũng nhằm hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói chung và tạo cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã được quy định tại Điều 53 của Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung năm 2012): “Chính phủ trình Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”. Để thực hiện quy định này, ngày 19/3/2012, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1749/VPCP-KNTN giao cho Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, hoàn chỉnh Đề án cơ chế kiểm soát thu nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 7103/VPCP-KNTN ngày 12/10/2009.
Dự thảo đề án đã vạch ra hàng loạt giải pháp như: kiểm soát việc chi trả các khoản tiền từ ngân sách nhà nước cho cá nhân có chức vụ, quyền hạn qua tài khoản ngân hàng; kiểm soát thu nhập bằng công cụ thuế thu nhập cá nhân; kiểm soát việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng; kiểm soát các khoản chi đầu tư, chi tiêu dùng có giá trị lớn của người có chức vụ, quyền hạn,… Thậm chí, dự thảo còn đề xuất mở rộng thu thập thông tin từ người dân về những khối tài sản, khoản thu nhập bất hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn; xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp thông tin về tài sản, thu nhập.
Trao đổi với PV Dân trí chiều 9/3, ông Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội – cho biết, vừa qua Chính phủ có đề xuất sang Quốc hội bổ sung đề án này vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015-2016.
“Điều đó thể hiện Chính phủ có sự quyết tâm, đúng hướng trong vấn đề này. Kiểm soát thu nhập, tài sản là vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân và theo tinh thần của Hiến pháp thì phải biến đề án đó thành nghị định và tiến tới xây dựng thành luật để tổ chức thực hiện”- ông Thảo nói.
Theo ông Đinh Xuân Thảo, Luật phòng, chống tham nhũng đã quy định về việc kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên hành lang pháp lý còn chung chung, chưa được cụ thể hóa nên việc “công khai” mới chỉ được thực hiện trong phạm vi cơ quan công tác; xong rồi niêm yết trong một thời gian nhất định và không ai được chụp ảnh, quay phim hoặc sao chép các thông tin về bản kê khai tài sản đó.
“Ở các nước họ có cơ sở dữ liệu về tài sản để ở Quốc hội để người dân nào cũng có thể tới xem được. Chính vì lẽ đó nên chúng ta phải sớm có hành lang pháp lý thực hiện những việc này”- ông Thảo bày tỏ.
Trong khi đó, PGS-TS. Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) nhấn mạnh: “Không thể trì hoãn thực hiện kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn lâu hơn nữa”.
Bà An cho rằng nếu trì hoãn việc này sẽ càng khiến dư luận thắc mắc và những khối tài sản bất minh sẽ được hợp thức hóa hết. Nếu có thể, việc kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn cần đẩy nhanh thực hiện nghiêm túc trước Đại hội Đảng sắp tới thì càng tốt.
Thế Kha
Theo Dantri
Quyền Chánh án nhận hối lộ bị phạt 10 năm tù giam
Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Nguyễn Duy Hiệp - Quyền Chánh án TAND huyện Thanh Liêm đã nhận tiền hối lộ, làm sai lệch hồ sơ vụ án thi công xây dựng đường B2B. Với hành vi trên, Hiệp bị TAND Hà Nam phạt 10 năm tù giam.
Vào ngày 19/12, TAND tỉnh Hà Nam đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Duy Hiệp (SN 1975), trú tại xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, nguyên là Quyền Chánh án TAND huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam về tội nhận hối lộ. Kết quả, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Duy Hiệp 10 năm tù giam, đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ bốn năm kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù.
Nguyễn Duy Hiệp bị bắt giữ ngay tại cơ quan.
Theo như cáo trạng của VKSND tỉnh Hà Nam, năm 2013 Nguyễn Duy Hiệp, lúc này là người trực tiếp thụ lý xét xử vụ án về những sai phạm liên quan đến việc thi công xây dựng đường B2B thuộc địa bàn xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm. Đây là tuyến đường bổ sung vào dự án đường sơ tán cứu hộ dân kết hợp chắn túi nước của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, giao Sở NN-PTNT, Hà Nam làm chủ đầu tư. Tổng dự toán công trình này là hơn 5,353 tỷ đồng, lấy từ nguồn vốn ngân sách.
Vụ án đường B2B có liên quan đến anh Đỗ Đức Tuân (29 tuổi), bị TAND huyện Thanh Liêm truy tố về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Trong quá trình xem xét vụ án, ông Hiệp đã gợi ý cho anh Tuân đưa tiền cho Hiệp sẽ được nhận mức án thấp nhất. Anh Tuân về nói lại với bố mình là ông Đỗ Minh Tý (SN 1953), đưa cho Hiệp số tiền 235 triệu đồng và hứa sẽ xét xử cho anh Tuấn án tù treo. Tuy nhiên, tại phiên tòa xét xử ngày 12/6/2014, Đỗ Đức Tuân đã bị tòa tuyên phạt 12 tháng tù giam.
Tiền mất, tù vẫn bị ngồi, nên gia đình ông Tý đã làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng. Sau khi nhận được đơn tố cáo, ngày 30/6/2014, Cục Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam đã thực hiện lệnh bắt và khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của đối tượng Nguyễn Duy Hiệp.
Cơ quan chức năng khám xét nơi làm việc của Nguyễn Duy Hiệp.
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Duy Hiệp đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Xét thấy bị cáo Nguyễn Duy Hiệp đã khắc phục hậu quả, trả hết số tiền đã nhận của gia đình ông Đỗ Minh Tý. Đồng thời trong quá trình điều tra Hiệp đã thành khẩn khai báo, bản thân Hiệp chưa từng có tiền án tiền sự, là con gia đình chính sách, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Duy Hiệp 10 năm tù giam về tội "Nhận hối lộ," đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ bốn năm kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù.
Đức Văn
Theo Dantri
Bắt hàng loạt cán bộ thuế, hải quan về hành vi cố ý làm trái Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) vừa tiến hành bắt giữ hàng loạt cán bộ thuế, hải quan về hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại An Giang. Trước đó, cơ quan An ninh điều tra (ANĐT - Bộ công an) tiến hành điều tra vụ án "Phạm Thanh Dũng...