Không thể tới bệnh viện vì Covid-19, thai phụ tự đẻ tại nhà
Vào thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, một người phụ nữ đã hạ sinh một cậu bé khỏe mạnh ngay tại nhà dưới sự giúp đỡ của hàng xóm và bác sĩ qua điện thoại.
Người ta nói “cửa sinh là cửa tử”, ngụ ý việc sinh con vô cùng vất vả, người mẹ phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, thậm chí là phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình. Chính vì vậy, hầu hết các bà mẹ đều muốn sinh con tại bệnh viện tốt nhất, với đội ngũ y tế chuyên nghiệp nhất.
Thế nhưng, không phải ai cũng “mong được ước thấy”, bởi có thai phụ đẻ rơi dọc đường, có người lại không thể tới bệnh viện vì lý do nào đó.
Mới đây, một người phụ nữ ở Ấn Độ cũng phải sinh con bằng phương pháp sinh mổ ngay tại nhà dưới sự giúp đỡ của hàng xóm và một bác sĩ qua điện thoại.
Theo đó, chị Vasavi Pathepur sống tại phố Kittur Chennamma thuộc huyện Haveri, bang Karnataka dự sinh vào cuối tháng 7 và chị bắt đầu chuyển dạ vào khoảng 2h chiều 26/7 vừa qua. Thật không may, chị Vasavi không thể gọi được xe cứu thương trong thời gian cách ly xã hội vì dịch COVID-19.
Video đang HOT
Những người hàng xóm giúp chị Vasavi “vượt cạn” thành công ngay tại nhà.
Theo The Times of India, Bệnh viện Hanagal Taluk gần đó đã bị phong tỏa sau khi một y tá có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Do đó, chị Vasavi dù đang đau đớn vì chuyển dạ nhưng vẫn không có xe cứu thương nào tới đón.
May mắn thay, khi nghe thấy tiếng khóc của Vasavi, hàng xóm của chị là Jyoti Madi cùng một vài người phụ nữ khác đã nhanh chóng chạy tới giúp đỡ. Ngay sau đó, chị Jyoti đã gọi cho một người hàng xóm là bác sĩ Priyanka Mantagi, đang học lên cấp cao hơn ở trường y KIMS tại Hubballi và giải thích cho bác sĩ về tình trạng của chị Vasavi.
“ Tôi đã gọi ngay cho bác sĩ Priyanka và giải thích cho cô ấy về tình trạng của Vasavi. Cô ấy đồng ý hướng dẫn giúp chúng tôi giúp Vasavi ‘vượt cạn’ thông qua cuộc gọi video“, chị Jyoti nói.
Không để lãng phí thời gian, những người phụ nữ đã nhanh chóng hành động. Họ làm theo hướng dẫn của bác sĩ và cuối cùng giúp chị Vasavi hạ sinh một bé trai an toàn theo phương pháp sinh mổ.
Bác sĩ Priyanka Mantagi hỗ trợ đỡ đẻ qua điện thoại.
“ Chúng tôi đã cứu sống được 2 mạng người với sự giúp đỡ kịp thời của bác sĩ Priyanka. Không ai trong chúng tôi có kinh nghiệm về việc sinh nở sớm hơn ngày dự sinh, nhưng chúng tôi đã làm được. Điều này có thể là nhờ sự khích lệ của bác sĩ“, chị Jyoti chia sẻ.
Về phía Vasavi, chị nói rằng chị dường như mất hết hy vọng khi không gọi được xe cứu thương để tới bệnh viện. “ Tôi thực sự rất biết ơn những người hàng xóm đã giúp tôi ‘vượt cạn’, ở bên động viên tôi vượt qua nỗi sợ hãi lúc đó“, chị Vasavi nói.
Bác sĩ Priyanka cũng cho biết, cô rất tự tin khi hướng dẫn những người phụ nữ giúp Vasavi sinh nở. “ Những người phụ nữ đó làm theo từng hướng dẫn rất cẩn thận để tránh biến chứng. Vasavi hạ sinh con đầu lòng bằng phương pháp sinh mổ nên có một chút rủi ro liên quan. Tuy nhiên, cả mẹ và con đều đã làm rất tốt“, bác sĩ Priyanka nói.
Bé gái 1,1 kg nguy kịch vì được sinh tại nhà
Một ngày sau sinh tại nhà, bé sơ sinh tím tái, suy hô hấp nặng và được đưa đến cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, phổi.
Các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ (Yên Bái), vừa cứu sống bé H.T.N. nguy kịch sau khi được sinh tại nhà.
Bé là con thứ 4, chào đời khi mới được 30 tuần của thai kỳ. Mẹ bé sinh tại nhà, sau đó, người nhà cắt rốn bằng kéo không vô khuẩn. Sau sinh, bé tím tái. Gia đình đưa vào Trung tâm Y tế Mù Cang Chải trong tình trạng ngừng tim, phổi, được cấp cứu có tim trở lại, tự thở yếu rồi chuyển viện.
Bé sơ sinh suy hô hấp nặng, người tím tái và chỉ nặng 1,1 kg sau khi sinh tại nhà. Ảnh: BVCC.
Lúc nhập khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ, bé lơ mơ, thở rên, da tím tái dù vẫn thở oxy, độ bão hòa oxy máu chưa được 85%. Cân nặng của bé lúc này chỉ 1,1 kg, tương đương 29-30 tuần.
Các bác sĩ nhanh chóng đưa bé vào khu vực chăm sóc đặc biệt, cho thở máy không xâm nhập, dùng kháng sinh, tiêm vaccine phòng uốn ván, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn.
Sau 4 ngày điều trị, tình trạng hô hấp của bé cải thiện dần, chỉ số máy chỉ duy trì ở mức thấp. Bé ăn sữa qua sonde dạ dày bắt đầu tiêu, tình trạng nhiễm trùng cũng kiểm soát được.
Sau 7 ngày, bé cai máy thở, cho tập bú mẹ, không phải dùng kháng sinh và được ghép mẹ chăm sóc theo phương pháp Kangaroo.
Các bác sĩ khuyến sản phụ nên đến cơ sở y tế khám định kỳ để được tư vấn. Trong thai kỳ, nên tiêm vaccine phòng uốn ván. Đặc biệt, khi sinh, gia đình nên đưa sản phụ đến cơ sở y tế. Việc sinh tại nhà tại nhà tiềm ẩn nhiều biến cố khó lường.
Sinh con tại nhà: Đánh đùa với sức khỏe và cực kỳ mạo hiểm với tính mạng của em bé Nếu nói là lên án thì không phải, nhưng cần phê phán những trường hợp sản phụ và gia đình tự ý sinh con tại nhà, đó là ý kiến của THS.BS CKII Lưu Quốc Khải, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn kiêm Trưởng khoa Sản - Nhi tại Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà. THS.BS CKII Lưu Quốc Khải, Phó Giám đốc...