Không thể tin nổi: Giữa sa mạc khô cằn có một ốc đảo xinh lung linh thế này
Trong lòng một trong những vùng sa mạc khô nhất và nóng nhất Trái đất lại xuất hiện một thị trấn với những cây cọ xanh tốt và một đầm nước hiền hòa đẹp như chốn thiên đường.
Điều này có lẽ sẽ là khó tin đối với nhiều người, tuy nhiên đó là sự thật đang diễn ra trên thế giới luôn luôn chứa đựng bất ngờ này.
Thị trấn ốc đảo diệu huyền này có tên là Huacachina tọa lạc giữa lòng chảo cát nóng ran Atacama của Peru, đất nước Nam Mỹ nằm bên bờ Thái Bình Dương xinh đẹp.
Câu chuyện thật như mơ, nhưng những du khách yêu thích sự khám phá hoàn toàn có thể đến thăm “khu dân cư” vui vẻ này và nói chuyện với tất cả 96 cư dân sống tại đây, họ được coi là những doanh nhân thành đạt, tạo dựng và phát triển cơ ngơi của mình bằng chính tài nguyên dồi dào nhất mà mảnh đất họ sinh sống ban tặng: đó chính là cát.
Ốc đảo Huacachina được hình thành do sự vận động tự nhiên của địa lý Trái đất. Tuy nhiên, theo truyền thuyết của người dân địa phương kể lại rằng xưa kia có một nàng công chúa đã tắm tại khu vực này. Thế nhưng, thật không may cô lại bị một người thợ săn đi ngang qua bắt gặp. Giật mình, nàng bỏ chạy và để quên chiếc áo choàng ở lại. Sau này chỗ nàng tắm đã biến thành hồ nước, còn chiếc áo choàng đã hóa thành những cồn cát bao vây xung quanh hồ nước như ngày nay chúng ta nhìn thấy.
Thị trấn Huacachina được nhiều người biết tới, đặc biệt là giới nhà giàu Peru bắt đầu từ những năm 1940. Họ đến đây với mục đích để tắm nước trong hồ bởi có một lời đồn đại nổi tiếng rằng những giọt nước quý hiếm giữa lòng một sa mạc khô cằn như vậy có công dụng chữa trị bệnh tật.
Tuy nhiên, tác động của bàn tay và cuộc sống của con người ngày một tăng tất yếu sẽ có ảnh hưởng đến hệ sinh thái Huacachina. Do cư dân sống tại đây đào giếng để lấy nguồn nước ngầm, cộng với việc nhiệt độ cao vào mùa hè khiến nước bốc hơi nên lượng nước trong hồ Huacachina đã giảm đi đáng kể chỉ trong vài năm qua. Để khắc phục tình trạng này, các nhà chức trách đã có biện pháp dẫn nước từ Ica, một thành phố thuộc Peru, nằm cách Huacachina khoảng 4km.
Video đang HOT
Cảnh tượng ốc đảo về đêm, trông như một hòn lửa đỏ, lung linh.
Huacachina hiện nay đã được coi là di sản văn hóa quốc gia của Peru, do Viện văn Quốc gia Peru công nhận. Ốc đảo này đã hoàn toàn xóa đi ảo ảnh sa mạc vốn đã rất quen thuộc với rất nhiều người.
Không có đất, nước cũng chẳng có nhiều, điều kiện sống eo hẹp nhưng những người dân nơi đây đã xây dựng ốc đảo của họ ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ việc kinh doanh du lịch và dịch vụ.
Nếu đến thăm nơi đây, bạn sẽ được ngắm những cồn cát in những hình thù khác nhau nhờ gió “điêu khắc” mà thành, ngoài ra còn có rất nhiều hoạt động khác như ngắm hoàng hôn vàng, trượt dốc cát hay cưỡi ngựa.
Dưới đây là một số hình ảnh về vẻ đẹp của ốc đảo Huacachina và cuộc sống thường ngày của người dân nơi đây:
Cảnh đẹp đắm say lòng người. Ai có thể tin được hồ nước này nằm giữa một sa mạc toàn cát.
Thu Thủy / Theo Trí Thức Trẻ
Loài cua kỳ lạ có mai giống hệt khuôn mặt người
Loài cua này có tên là Heikegani hay Heike, thỉnh thoảng người ta gọi chúng là cua Samurai.
Sở dĩ có những tên gọi này là do phần mai của loài cua Heikegani rất giống với khuôn mặt lúc giận dữ của những chiến binh Samurai.
Truyền thuyền kể lại rằng những chi tiết trên mai của loài cua này là hình ảnh khuôn mặt của những chiến binh samurai. Người ta coi chúng là loài hiện thân của các chiến binh của gia tộc Heike, một tộc samurai đã bị đánh bại trong cuộc chiến giành ngai vàng năm 1185.
Loài cua này có tên là Heikegani.
Về sự giống nhau này, tương truyền rằng, khi các chiến binh Samurai chết, toàn bộ những gì thuộc về họ đã hòa tan vào biển, cơ thể chìm mãi xuống lòng cát lạnh, còn linh hồn đã hợp vào loài cua Heikegani, để rồi từ đó khuôn mặt căm hận của họ vẫn mãi được khắc vào mai cua.
Không tin vào những gì chỉ là truyền thuyết, một nhà thiên văn học đồng thời là một nhà văn nổi tiếng tại Mỹ Carl Sagan đã từng nêu lên suy nghĩ của mình.
Ông cho rằng sự giống nhau trùng hợp này chỉ đơn giản là quá trình chọn lọc nhân tạo. Được biết, chọn lọc nhân tạo là quá trình mà con người chọn các loài động vật khác và thực vật theo một vài tính trạng đặc biệt. Quá trình này nhằm đào thải những biến dị bất lợi cho con người và tích lũy những biến dị có lợi. Theo đó, việc loài cua có mai giống với hình dáng khuôn mặt người là việc xảy ra trước. Sau này, những người ngư dân khi đánh bắt cá trên biển, nếu có bắt được cua Heikegani sẽ lập tức thả chúng xuống biển để tỏ lòng kính trọng với những chiến binh Samurai đã tử trận. Điều này đã giúp duy trì một cách nguyên vẹn những gen của cua Heikegani.
Việc những chỗ gấp trên mai của loài cua này có hình dạng giống như nếp nhăn trên khuôn mặt tức giận của các chiến sĩ Samurai là do các cơ bám chặt vào mai. Con người nhận thấy điểm giống nhau giữa mai của loài cua Heikegani và khuôn mặt người là một hội chứng có tên pareidolia. Nói nôm na thì pareidolia là một loại ảo giác (hay còn gọi là "ảo giác bổ sung"). Đây là hiện tượng khiến người ta luôn nhìn thấy những khuôn mặt từ chi tiết của những vật hoàn toàn không liên quan đến chúng. Nói cách khác, người ta có thể tưởng tượng ra khuôn mặt cụ thể chỉ từ những hình ảnh trực quan mơ hồ những đám mây, quả cam, làn khói...
Một số con cua hình mặt người còn được trưng bày trong viện bảo tàng.
Nhưng dù sao đi nữa thì loài cua heikegani vẫn được lấy cảm hứng từ sự tôn kính với những truyền thuyết đã có từ xa xưa tồn tại cho đến ngày này và nó mang trên mình những bí ẩn của tự nhiên.
Thu Thủy / Theo Trí Thức Trẻ
12 điều khiến bạn cảm giác như cuộc sống này có quá nhiều "cạm bẫy" Người ta gọi xác ướp của cô bé hai tuổi Rosalia Lombardo là "người đẹp ngủ say" do đến nay đã gần 100 năm trôi qua nhưng trông cô vẫn giống như đang ngủ, và thi thoảng còn... chớp mắt. Rosalia Lombardo chỉ mới hai tuổi khi cô bé qua đời vì bệnh viêm phổi vào năm 1920. Cái chết của cô bé...