“Không thể phủ nhận những cống hiến to lớn của cơ quan điều tra công an”
“Không ai có thể phủ nhận cơ quan điều tra nói chung, trong đó có cơ quan điều tra CAND nói riêng, đã có những cống hiến vô cùng to lớn cho hoạt động tố tụng, đã khám phá hàng triệu vụ án lớn nhỏ, đem lại sự bình yên cho xã hội”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.
Phát biểu về các báo cáo hoạt động của các cơ quan tư pháp, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) tán thành thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp vì khẳng định khá đầy đủ bức tranh về hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có hoạt động của cơ quan điều tra.
Theo ông Nhưỡng, không ai có thể phủ nhận cơ quan điều tra nói chung, trong đó có cơ quan điều tra CAND nói riêng đã có những cống hiến vô cùng to lớn cho hoạt động tố tụng, đã khám phá hàng triệu vụ án lớn nhỏ, đem lại sự bình yên cho xã hội.
Khẳng định công tác điều tra là rất quan trọng, công lao của cán bộ sĩ quan chiến sĩ trong lực lượng điều tra là vô cùng to lớn, song ông Nhưỡng cũng nêu điều đáng tiếc là trong quá trình điều tra vẫn còn có những con người không xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đoàn Bến Tre phát biểu tại hội trường
Đề cập đến hoạt động điều tra, đại biểu Nhưỡng nhắc lại vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang. Cụ thể, ông Nguyễn Thanh Chấn là một tử tù đã thụ án hàng chục năm trời trong lao lý tuyệt vọng mà nếu không có sự sáng suốt của các cơ quan pháp luật thì có lẽ đã bị tiêm thuốc độc để thi hành án tử và gia đình dòng họ mãi mãi mang tiếng ác là nhà có tội phạm giết người.
Đại biểu Nhưỡng cũng nói về một số vụ án oan khác như vụ ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh, Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, và nhiều vụ đang trong diện xem xét vì người dân đang kêu oan.
“Những vụ án oan đó đều khởi nguồn từ hoạt động điều tra có sai sót, vi phạm rất nghiêm trọng pháp luật tố tụng”, ông Nhưỡng nhận định.
Video đang HOT
Nhắc đến cả vụ việc người dân Thủ Thiêm mất hàng thập kỷ kêu oan, ông Nhưỡng cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có cơ quan điều tra chưa quan tâm quyết liệt cho trong việc xử lý các tin báo tố giác, tố cáo của công dân, dẫn đến đại án đã bị che mờ, chưa được ngăn chặn kịp thời, đến khi đưa được vào luồng xử lý thì nó đã tàn phá thể chế kinh tế xã hội, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, nếu đem so sánh các vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan điều tra với nhau thì vi phạm của ngành công an chiếm tỷ lệ nhiều nhất, có những sai phạm “chiếm tuyệt đối”.
“Thời gian qua trên cương vị người đại biểu nhân dân tôi đã tiếp cận nhiều vụ việc trong đó có dấu hiệu tội phạm và đã chuyển đến đồng chí Bộ trưởng, một số đồng chí Thứ trưởng được giao xem xét theo thẩm quyền”, ông Nhưỡng nói.
Theo ông Nhưỡng bên cạnh những chiến công của lực lượng điều tra công an với sự khâm phục thì vẫn còn những bất an của cử tri. Bởi vậy, đại biểu mong muốn sẽ có một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực này, để lực lượng điều tra – những người giữ cửa đầu vào của công tác tố tụng nước nhà – ngày càng trong sạch, vững mạnh, lấy lại lòng tin của Đảng, cử tri và nhân dân.
Quang Phong
Theo Dantri
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: 'Không thể lấy vấn đề của Bộ Công an để lý giải tôi nghĩ sai, phát biểu sai'
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tiếp tục bảo vệ quan điểm và từ chối đính chính những gì đã nêu tại phiên chất vấn của Quốc hội.
Ngày 5/11, Bộ Công an thông tin liên quan đến nội dung chất vấn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đối với Bộ trưởng Bộ Công an vào ngày 31/10. Theo đó, Bộ công an dẫn ra những thống kê cụ thể để chứng minh phát biểu "vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp" của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng là không chính xác.
Trả lời phỏng vấn VTC News sáng nay bên hành lang Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng một lần nữa bảo vệ quan điểm của mình. Đồng thời ông Nhưỡng từ chối đính chính những gì đã nêu tại phiên chất vấn của Quốc hội.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng trả lời phỏng vấn báo chí sáng 6/11.
"Đây là việc xuất phát từ hai cách hiểu khác nhau. Bộ Công an đưa ra thông tin ấy là nhằm vào một sự việc khác. Đó là đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ngành công an, còn tôi đánh giá mức độ, tỷ lệ vi phạm pháp luật của các cơ quan trong hoạt động tư pháp và cái này nêu trong phụ lục báo cáo riêng. Có nghĩa là hai cách nhìn nhận về hai vấn đề khác nhau. Không thể lấy vấn đề của Bộ Công an để lý giải rằng tôi nghĩ sai, phát biểu sai.
Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Tôi nói là so sánh tỉ lệ vi phạm pháp luật tư pháp của cơ quan này với cơ quan khác. Việc thông tin mà Bộ Công an đưa ra, tôi nhất trí thôi. Cái này được đánh giá trong báo cáo khác của Uỷ ban Tư pháp.
Tôi cho rằng, trong quá trình công tác, lực lượng công an rất cố gắng, xử lý đến 12.000 tin tố giác. Nhưng theo báo cáo của Uỷ ban Tư pháp trình trước Quốc hội thì một số chỉ tiêu của ngành vẫn chưa đạt yêu cầu.
Vì áp lực về mặt thời gian, tôi không nói được đầy đủ, hết nghĩa. Buổi sáng hôm sau khi đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nói về vấn đề đó, tôi đã nói lại rất rõ.
Ở đây, tôi khẳng định chỉ nêu về tỷ lệ so sánh vi phạm giữa các cơ quan trong hoạt động tư pháp. Cái này có tiêu đề, báo cáo đàng hoàng chứ không phải tự tôi nghĩ ra. Những vấn đề này nằm trong cùng một hệ quy chiếu. Có thể, do tôi nói nhanh, chưa nói hết được vấn đề. Hôm sau, tôi nói lại rồi, chứ không bịa ra điều đó".
Về câu chuyện tranh luận qua lại với đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) tại Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm: "Tôi đưa ra ý kiến chất vấn nhưng không hề nhận được thông tin phản hồi của các trưởng ngành, đó là điều hết sức đáng tiếc.
Theo quy định khoản 2 điều 19 của Luật Hoạt động Giám sát Quốc hội, việc chất vấn là của quyền của đại biểu với các chủ thể được chất vấn theo quy định. Các chủ thể này có trách nhiệm trả lời, thậm chí có thể yêu cầu chúng tôi nêu ý kiến lại, giải trình hoặc cung cấp thông tin.
Câu chuyện chất vấn là câu chuyện của đại biểu với trưởng ngành, không phải câu chuyện tranh luận giữa đại biểu này với đại biểu khác, không phải quy trình thủ tục của 1 phiên thảo luận.
Đặc biệt, đại biểu này không có quyền chất vấn đại biểu khác, nếu chất vấn như thế là chưa hiểu gì về vấn đề chất vấn và các quy định chất vấn. Các đại biểu có thể tranh luận với nhau nhưng không được đại biểu này chất vấn đại biểu khác.
Chỗ này phải hết sức thận trọng. Với nghị trường, phải tuân thủ sự điều hành của chủ toạ. Khi chủ toạ yêu cầu các bên gặp nhau thì anh không nên giải quyết vấn đề cá nhân. Phải tôn trọng kỷ luật chung, tôn trọng pháp luật.
Đặc biệt, tôi đã cảnh báo, nếu là tài liệu mật thì không được phép công bố. Người làm công tác pháp luật, càng phải hết sức thận trọng. Có thể lúc này chưa gây hậu quả nhưng là vi phạm pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước".
Ngày 5/11, Bộ Công an thông tin liên quan đến nội dung chất vấn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đối với Bộ trưởng Bộ Công an vào ngày 31/10.
Bộ Công an nhấn mạnh tại phiên chất vấn, đại biểu Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cũng cung cấp thông tin đánh giá của Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho thấy đánh giá tình hình của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng không chính xác.
Bộ Công an cho rằng, Bộ Công an rất trân trọng tất cả các ý kiến đóng góp với tinh thần xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch vững mạnh, đóng góp cho lực lượng công an khắc phục những vấn đề còn tồn tại thiếu sót để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình hiện nay.
Quan điểm của Bộ Công an là không chấp nhận các vi phạm trong hoạt động điều tra và tiến hành nhiều giải pháp nhằm hạn chế các vi phạm. Tuy nhiên, các ý kiến đánh giá cần khách quan, thận trọng, không chỉ nhìn ở khía cạnh tiêu cực mà cần đánh giá tổng thể để cử tri và nhân dân cả nước hiểu đúng vấn đề.
PHẠM THÀNH
Theo VTC
ĐB Lưu Bình Nhưỡng: 'Lỗi của tôi một phần thì cũng có một phần lỗi của đồng chí trưởng ngành' Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, trong câu chuyện lùm xùm giữa ông và Bộ Công an, "lỗi của tôi một phần, thì cũng một phần lỗi thuộc về đồng chí trưởng ngành". ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ với báo chí bên lề Quốc hội ẢNH NGỌC THẮNG Bên lề Quốc hội sáng 9.11, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng...