‘Không thể nói Việt Nam tuyệt đối không có mầm bệnh trong cộng đồng’
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng không ai có thể nói Việt Nam tuyệt đối không có mầm bệnh trong cộng đồng và lúc nào chúng ta cũng phải sẵn sàng.
Ngày 23/2, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, với 100 triệu dân, đường biên giới rất dài, nền kinh tế mở, chúng ta vẫn phải đón chuyên gia nước ngoài vào phục vụ phát triển kinh tế- xã hội thì ” không ai có thể nói Việt Nam tuyệt đối không có mầm bệnh trong cộng đồng. Lúc nào chúng ta cũng phải sẵn sàng”.
“Chống dịch bao giờ cũng phải khẩn trương nhất, quyết liệt nhất, đồng bộ nhất”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Phó Thủ tướng biểu dương những nỗ lực của tỉnh Hải Dương cũng như các lực lượng chi viện của Bộ Y tế trong thời gian qua cùng với cả nước đã làm tốt công tác phòng chống dịch.
Đến giờ phút này có thể nói về cơ bản dịch bệnh được kiểm soát tốt trên cả nước. Ngay cả Hải Dương, khi phân tích kỹ dữ liệu đến nay chỉ phát hiện 3 ca mắc COVID-19 tại cộng đồng không nằm trong các khu vực phong tỏa hay khu cách ly tập trung và cả 3 này đều đã truy vết được.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 ngày 23/2.
Phó Thủ tướng chỉ ra một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình phòng chống dịch tại Hải Dương.
Video đang HOT
Cụ thể, sau khi xác định đúng ổ dịch ở TP Chí Linh, phát hiện ra biến thể lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2, Hải Dương đã đề ra chiến lược phong tỏa trong phong tỏa và dần hoàn thiện. Quá trình xử lý tình huống dịch xuất hiện trong khu công nghiệp, các nhà máy lớn có hàng nghìn công nhân phải cách ly ngay lập tức.
“Để chuẩn bị đón 1 chuyến bay giải cứu vài trăm người phải mất thời gian mấy tuần trong khi ở Hải Dương trong vòng 24 giờ phải xử lý cách ly cho hàng nghìn người” , Phó Thủ tướng ví dụ.
Cùng với đó, các quy trình phân loại, sàng lọc đối tượng để tầm soát diện rộng cũng được xây dựng, hoàn thiện. Số liệu cho thấy ổ dịch TP Chí Linh được cơ bản kiểm soát sau 8 ngày phát hiện, sau đó đến ổ dịch ở huyện Cẩm Giàng và bây giờ là huyện Kim Thành. Hải Dương đã có những giải pháp rất quyết liệt, linh hoạt và ngày một hoàn thiện.
Thực tiễn của Hải Dương cũng là bài học quý cho các địa phương khác trên cả nước.
Thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Hải Dương phải tiếp tục mũi xét nghiệm chính là truy vết, theo dấu ca bệnh. Đối với xét nghiệm tầm soát diện rộng trong cộng đồng, Bộ Y tế phải có hướng dẫn, Hải Dương phải chỉ đạo rất cụ thể nhà máy, xí nghiệp nào, ở khu vực nào bắt buộc xét nghiệm cho công nhân mới được hoạt động để tránh lãng phí.
Hiện nay chi phí xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR tương đương với tiêm vaccine cho 2 người. ” Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các địa phương phải có trách nhiệm điều phối hoạt động xét nghiệm. Tuyệt đối không để tình trạng yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải xét nghiệm COVID-19 cho công nhân mới được hoạt động không chỉ gây tốn kém, mà còn tạo tâm lý cứ nghi ngờ lại xét nghiệm, hoặc có kết quả âm tính rồi thì lại chủ quan, rất nguy hiểm “, Phó Thủ tướng nói và đề nghị Bộ Y tế phối hợp, hỗ trợ Hải Dương làm mẫu để nhân ra cả nước.
Tại những điểm nguy cơ cao, có nhiều người qua lại như quán nước gần các khu công nghiệp, bệnh viện, bến xe, chợ… việc xét nghiệm tầm soát phải hết sức linh hoạt. “Việc dệt tấm lưới tầm soát phải làm sao hiệu quả, tiết kiệm nhất, đòi hỏi sự tài trí, nhạy cảm của người chỉ huy trên chiến trường”.
Phó Thủ tướng lưu ý, kể cả sau khi tỉnh Hải Dương đã hết dịch thì vẫn phải sẵn sàng cũng như các địa phương khác trong cả nước.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh Hải Dương khuyến khích người dân không trong vùng dịch đeo khẩu trang vải; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những trường hợp khai báo không trung thực về dịch bệnh, thậm chí cả những người sống cùng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Liên quan đến những người đã mãn hạn tù tại những trại giam nằm trong vùng dịch, Phó Thủ tướng yêu cầu phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các trại giam, không vì dịch bệnh mà ảnh hưởng đến quyền lợi của người đã chấp hành xong án phạt tù hay việc xét ân xá. Đây là vấn đề rất nhân đạo. Trường hợp người mãn hạn tù muốn ở lại cách ly, nếu các trại giam có điều kiện thì cho cách ly và đối xử như người đến thăm.
Việt Nam sản xuất kit xét nghiệm nCoV như thế nào?
Bốn đơn vị đang nghiên cứu và sản xuất kit xét nghiệm phục vụ mở cửa đường bay, trong đó Việt Á có thể cung ứng 100.000 bộ mỗi ngày.
Các kit sẽ dùng xét nghiệm tại sân bay là loại tìm kháng nguyên, tầm soát sự hiện diện của virus gây bệnh tại thời điểm xét nghiệm, có giá trị khẳng định nhiễm hay không nhiễm nCoV.
Nhà cung cấp lớn nhất hiện nay là công ty Việt Á, năng lực sản xuất 100.000 bộ cho mỗi ngày và có thể nâng công suất lên 5 lần khi cần. Đây là nơi cung ứng 90% lượng kit xét nghiệm nCoV tại Việt Nam trong hai đợt dịch.
Ông Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc, cho biết công ty đang dự trữ hơn 1.000.000 test nCoV, chuẩn bị cho việc Việt Nam mở lại một số đường bay quốc tế, nhu cầu xét nghiệm tăng.
Từ ngày 15/9, Việt Nam mở đường bay tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngày 22/9 mở thêm đường bay tới Campuchia và Lào. Ước tính 20.000 người nhập cảnh mỗi tháng. Theo quy định, khách nhập cảnh phải cách ly tập trung và xét nghiệm PCR ít nhất hai lần trong thời gian đó. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sẽ sử dụng các kit sản xuất trong nước để đảm bảo khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Ông Hiệp khẳng định công ty sẽ cung cấp đủ test kit cho các phòng xét nghiệm PCR tại sân bay.
"Công ty có thể tăng số lượng cung ứng lên 5 lần khi cần thiết", ông Hiệp nói. "Thời gian trả kết quả 2-3 giờ, phù hợp với chính sách mới về cách ly 5-14 ngày".
Ngoài Việt Á, còn có 3 đơn vị đang nghiên cứu kit xét nghiệm, gồm các công ty Medicon, Sao Thái Dương và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Ông Đào Đình Khôi, Giám đốc Medicon, cho biết đang gấp rút nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên để "xét nghiệm nCoV tại sân bay nhanh và chất lượng".
Theo ông Khôi, test kit do Medicon sản xuất có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương phương pháp PCR. Giá thành dự kiến khoảng 3,5 USD một bộ, bằng 70% so với hàng nhập khẩu. Hiện kit vẫn ở giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tiền lâm sàng trước khi đưa ra thị trường.
"Chậm nhất trong tháng 10, Medicon sẽ gửi hồ sơ đăng ký lưu hành cho loại test kit này", ông Khôi cho biết.
Ông cũng cho biết thêm công ty đã chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất 500.000 test kit đầu tiên, sẵn sàng sản xuất ngay sau khi hoàn tất thử nghiệm và được phép lưu hành. Ở quy mô công nghiệp, công ty có thể sản xuất khoảng 50.000-100.000 test mỗi ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR tại Đà Nẵng. Ảnh: Đông Dương.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Tổng giám đốc Sao Thái Dương, công ty cũng đang nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm Realtime-LAMP. Đây là loại xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, có độ đặc hiệu và độ nhạy tương đương xét nghiệm PCR nhưng thời gian ngắn hơn. Test kit này có thể tận dụng các máy móc, thiết bị sẵn có của trung tâm y tế dự phòng, tăng năng lực xét nghiệm lên 9-12 lần.
Bốn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn nhất hiện nay là từ người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm biện pháp cách ly, giám sát y tế. Chiều 24/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: từ...