“Không thể nói thuốc H-Capita của VN Pharma là hàng kém chất lượng”
“Chỉ cần một nội dung giả đã bị coi là giả. Trong khi đó, thuốc H-Capita mà Công ty nhập về vừa giả về nội dung, vừa giả về hình thức thì có thể khẳng định chắc chắn là hàng giả chứ không thể nói là hàng kém chất lượng được”.
Ông Trần Hùng khẳng định, nói thuốc của VN Pharma là hàng kém chất lượng là chưa đúng với bản chất sự việc. (Ảnh: T.X)
Ông Trần Hùng – Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Dân Việt về việc lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, thuốc trị ung thư H-Capita do Công ty CP VN Pharma nhập khẩu là thuốc kém chất lượng chứ không phải hàng giả.
Không thể nói H – Capita chỉ là thuốc kém chất lượng
Thưa ông, mới đây ông Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế đã khẳng định tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ rằng, thuốc chữa ung thư H-Capita do Công ty CP VN Pharma nhập về không phải thuốc giả, chỉ là thuốc kém chất lượng. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao, thưa ông?
“Gần đây, theo Nghị định 185/2013 quy định về Xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng, các khái niệm về hàng hoá thay đổi và không còn khái niệm hàng hoá sản phẩm kém chất lượng nữa”.
- Hiện nay, tất cả mọi khái niệm đều căn cứ vào các quy định pháp luật. Khái niệm hàng hoá kém chất lượng được quy định rõ tại Thông tư 1254/TT-LB được hiểu là các sản phẩm hàng hoá có mức chất lượng thấp hơn mức đã đăng ký và ghi nhãn sản phẩm song chưa vi phạm mức dưới chất lượng tối thiểu để bị coi là hàng giả.
Theo luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá năm 2007, có hiệu lực tháng 1.2008, và Nghị định 132/2008/NĐ/CP quy định chi tiết một số điều của luật chất lượng sản phẩm hàng hoá, theo các quy định pháp luật hiện hành, để được coi là hàng hoá kém chất lượng, ngoài việc chất lượng không thấp dưới mức bị quy thành hàng giả, một điều kiện nữa là sản phẩm hàng hoá phải do đơn vị chính hãng sản xuất.
Ý nghĩa của nội dung này là hãng đó sẽ là đơn vị, pháp nhân chịu trách nhiệm pháp lý trước chính quyền, người sử dụng sản phẩm, và trước pháp luật đối với chất lượng sản phẩm đó hay bất kỳ hệ quả nào xảy ra từ việc sử dụng hàng hoá sản phẩm.
Riêng với trường hợp thuốc H-Capita, thông tin tôi nắm được hãng sản xuất thuốc là công ty ma, không hề tồn tại trên thực tế, nên thuốc đó không phải là sản phẩm chính hãng. Do đó, không thể có được trách nhiệm pháp lý gì từ hãng sản xuất nếu có rủi ro xảy ra, nên ta không thể coi đó thuộc loại hàng kém chất lượng.
Video đang HOT
Vì vậy các yếu tố kỹ thuật và thành phần, dù đầy đủ, cũng không có ý nghĩa đối với việc xem xét đó là hàng hoá sản phẩm kém chất lượng. Đây là các quy định trước đây.
Gần đây, theo Nghị định 185/2013 quy định về Xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng, các khái niệm về hàng hoá thay đổi và không còn khái niệm hàng hoá sản phẩm kém chất lượng nữa. Chỉ còn khái niệm hàng đủ chất lượng (hàng thật) và hàng giả, hàng cấm.
Như vậy, dù là quy định trước đây hay hiện nay, đều không có đủ căn cứ nói H- Capita là hàng kém chất lượng. Vì theo quy định trước đây thì không đủ tiêu chí, mà theo quy định hiện hành thì không có khái niệm này.
Ông có thể cho biết rõ hơn, căn cứ vào những chi tiết nào để khẳng định thuốc H-Capita là thuốc giả?
- Theo Nghị định 185/2013/ NĐ-CP, khoản 8 điều 3 đã quy định rất rõ các vi phạm để một sản phẩm hàng hoá bị quy là hàng giả. Thuốc H – capita đã giả ở hai nội dung, cụ thể như sau: Thứ nhất, Công ty VN Pharma đã cố tình giả mạo nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, tem nhãn, bao bì có chỉ dẫn giả mạo nơi sản xuất, đóng gói. Công ty này đã nhập khẩu thuốc từ một công ty ma ở Canada, dùng làm tên hãng sản xuất, để phục vụ mục đích kê khai hồ sơ nhập khẩu thuốc.
Để làm được điều này, hồ sơ xác nhận sản phẩm bị nguỵ tạo và sử dụng chữ ký không có giá trị pháp, lý do hết hiệu lực. Theo Nghị định 185, vi phạm này được quy định ở điều 8, khoản 8, mục e là giả về hình thức. Chính vì không có xuất xứ thật của sản phẩm nên không thể coi đây là hàng kém chất lượng.
Thứ hai, theo kết luận giám định của Bộ Y tế vào tháng 4/2015, lô thuốc trị ung thư H-Capita 500mg chứa 97% hoạt chất capecitabine – là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.
Vậy chức năng kê khai của thuốc để chữa bệnh cho người là không đạt. Nghị định 185, điều 3, khoản 8, mục a quy định hàng giả là “Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký”. Ở đây vi phạm là giả về công dụng.
Chỉ cần một nội dung giả đã bị coi là giả mà thuốc H-Capitta nhập về vừa giả về nội dung, vừa giả về hình thức thì có thể khẳng định chắc chắn là hàng giả chứ không thể nói là hàng kém chất lượng được.
Cần xử lý nghiêm minh để lấy lại lòng tin của nhân dân
Theo ông, nếu đúng H-Capita là thuốc giả và VN Pharma nhập về để bán cho người bệnh thì nên đánh giá mức độ, tính chất vụ việc này thế nào cho công bằng, chính xác?
“Tôi ví dụ, nếu có 2 chai nước, một chai nước suối có thương hiệu và 1 chai nước sông Tô Lịch có nhãn mác ghi là nước, cùng mang đi giám định thì rõ ràng đều là nước, tỷ trọng H2O như nhau, chỉ khác chút ít ở tạp chất. Nhưng nếu biết đó là 1 chai nước sông, liệu có ai dám uống không?”.
- Qua kiểm nghiệm, cơ quan chức năng kết luận thuốc H-Capita không được sử dụng cho người, nghĩa là gây hại, thậm chí nguy hiểm. Nhưng mục đích của Công ty VN Pharma nhập về là để sử dụng cho người, để chữa ung thư là bệnh nan y, cạnh tranh thời gian với tử thần từng giây từng phút, thì theo tôi tính chất của vụ việc là rất nghiêm trọng.
Ngay từ đầu, doanh nghiệp này trong ý thức đã cố ý làm giả giấy tờ, hồ sơ, chữ ký thì chúng ta dễ nhận ra ý đồ mục đích của họ. Thuốc kém chất lượng hiểu cho đúng là thuốc phải có cơ sở sản xuất, có nhà máy, được cấp phép nhưng do điều kiện khách quan, do bảo quản hoặc vì lý do nào đó khi mang đi kiểm nghiệm bị giảm chất lượng, không đạt tiêu chuẩn như công bố, nhưng trên mức bị quy là giả, thì mới gọi là thuốc kém chất lượng. Tôi cho rằng, qua sự việc này chúng ta nên hiểu đúng khái niệm, bản chất của hàng giả, hàng kém chất lượng để xử lý cho đúng, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước.
Thực tế, có những thứ hàng giả, chất lượng có khi tương đương hoặc tốt hơn hàng thật vẫn bị xử lý tội sản xuất hàng giả. Ví dụ, một công ty sản xuất áo sơ mi đã có thương hiệu và có thị phần, công ty khác làm giả với chất lượng vải tốt hơn, sản phẩm đẹp hơn thì vẫn bị bắt và xử lý khi đã xâm phạm bản quyền, nhãn mác về sở hữu trí tuệ. Tức là đã có vi phạm, dù không gây hậu quả nghiêm trọng, vẫn phải xử lý.
Đằng này, mặt hàng thuốc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người thì còn nhạy cảm và cần được xử lý nghiêm minh hơn rất nhiều để lấy lại lòng tin của người dân và thể hiện tính răn đe cho các hành vi tương tự.
Ông có thể cho biết công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay gặp những khó khăn gì?
- Hiện nay, trên thị trường, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tràn lan và khá phổ biến. Bất cứ một sản phẩm nào có uy tín, có thương hiệu, có thị phần gần như đều bị làm giả, làm nhái. Nhất là những loại hàng giả ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe của con người và vật nuôi cây trồng như thuốc tân dược, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, phân bón, giống cây trồng…
Nếu các đối tượng xấu làm giả, làm nhái các mặt hàng này phải coi là tội ác cần xử lý nghiêm minh với khung hình phạt thích đáng. Thực tế cho thấy, cuộc chiến chống lại hàng giả ở nước ta rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ T.Ư tới địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở phải nâng cao trách nhiệm cũng như cần có sự đồng thuận tham gia của người dân để dần đẩy lùi vấn nạn hàng giả.
Qua vụ việc của Công ty VN Pharma, ông có những kiến nghị hay đề xuất gì về công tác chống hàng giả hiện nay?
- Qua vụ việc này, chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng thực thi công vụ như cơ quan công an, hải quan, biên phòng, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành của các bộ… cần phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin, kiên quyết xử lý tội sản xuất hàng giả. Chế tài cũng cần nghiêm minh hơn, không nên chỉ xử phạt hành chính mà phải xử lý hình sự, nhất là việc làm giả các mặt hàng ảnh hưởng tới sức khỏe con người và vật nuôi, cây trồng, như vậy mới đủ sức răn đe.
Đồng thời, chúng ta ph ải kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn tiếp tay, bao che, bảo kê sản xuất kinh doanh hàng giả. Nếu phát hiện ra nơi nào, địa phương nào để xảy ra sản xuất kinh doanh hàng giả lặp đi, lặp lại nhiều lần, gây bức xúc trong dư luận, cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu.
Mặt khác, cũng cần có chế tài khen thưởng, động viên thích đáng với những người có công phát hiện, tố giác và những cán bộ điều tra khám phá ra những vụ việc sản xuất kinh doanh hàng giả. Cần nâng cao giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân hiểu rõ tác hại của hàng giả và cách phòng chống.
Thủ tướng chỉ đạo thanh tra việc cấp phép, nhập khẩu thuốc của VN Pharma, báo cáo trước 31.12 Trong chiều nay, 7.9, Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo cho biết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc cấp phép, nhập khẩu thuốc của VN Pharma… Cụ thể, văn bản này nêu rõ: Thời gian vừa qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có bài viết về Vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma, phản ánh về tình trạng buông lỏng quản lý trong việc cấp phép nhập khẩu, cấp đăng ký thuốc của Bộ Y tế; Bộ Y tế có văn bản số 949/BC-BYT ngày 29.8.2017 báo cáo về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế trong vụ việc Công ty cổ phần VN Pharma. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với 7 loại thuốc do Công ty Helix Pharmaceuticals Inc, Canada sản xuất và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của Công ty cổ phần VN Pharma trước khi xảy ra vụ án; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31.12.2017.
“Không phải cứ có thành phần đủ thì đã là an toàn và người uống có thể hấp thụ đầy đủ tác dụng của nó, vì còn quá nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng và tác dụng của sản phẩm thuốc tới người bệnh. Chính vì vậy, thuốc là mặt hàng nhạy cảm, liên quan đến sức khoẻ tính mạng con người, nên tính hợp pháp và chịu trách nhiệm pháp lý của chính hãng sản xuất đối với sản phẩm là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng. Thương hiệu, uy tín, trách nhiệm pháp lý đối với ngành dược là bảo chứng bằng vàng và chúng ta nên trân trọng, bảo vệ điều đó”. Ông Trần Hùng – Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia
Theo Danviet
Nghi án chồng giết vợ rồi treo cổ tự sát
Sáng nay (7.9), Công an huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết trên địa bàn ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành vừa xảy ra một vụ án nghi chồng giết chết vợ rồi treo cổ tự tử.
Theo thông tin ban đầu, lúc sáng sớm cùng ngày, người nhà nạn nhân phát hiện vợ chồng anh Tân và chị Linh trong tình trạng, chồng chết trong tư thế treo cổ trên mái hiên bên hông nhà, còn người vợ đã tử vong trong phòng ngủ.
Người dân hiếu kỳ ở gần nhà anh Tân, chị Linh tập trung theo dõi vụ việc.
Nhận được tin báo, Công an xã Vĩnh Kim và Công an huyện Châu Thành đã có mặt bảo vệ hiện trường điều tra vụ việc. Tại hiện trường, người hàng xóm nạn nhân cho biết hai vợ chồng làm nghề mua bán trái cây, hai vợ chồng này chưa có con và thường hay gây gổ, đến sáng nay thì phát hiện sự việc.
Nguồn tin ban đầu cũng cho biết, người chồng khoảng 48 tuổi, còn người vợ khoảng 31 tuổi. Trước khi chết, nạn nhân có để lại thư tuyệt mệnh và hiện công an đã thu giữ lá thư này.
Vụ việc đang được Công an tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công an huyện Châu Thành tiến hành khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi điều tra nguyên nhân vụ việc.
Theo Nguyễn Vinh (Dân Trí)
Vụ VN Pharma: Vì sao lạc đà chui lọt lỗ kim? Trao đổi với PV, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) nhận định, vụ việc VN Pharma cho thấy việc nhập khẩu thuốc quá dễ dàng. "Một nhà sản xuất không ai biết, kinh doanh không ai biết, giấy tờ ngụy tạo mà vẫn qua mặt được hội đồng tư vấn, qua bao nhiêu cấp như thế...