“Không thể nói giá xăng dầu không minh bạch”
“Những ai cho rằng giá xăng dầu không minh bạch, xin dành 1 giây đồng hồ, giở bất cứ một tờ thị trường nào ban hành vào bất cứ ngày nào, trong đó đều công bố rõ giá cơ sở của xăng dầu vào đúng ngày hôm đó, theo đúng công thức của Bộ Tài chính”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã nói như vậy khi nói về tính minh bạch của giá xăng dầu tại Việt Nam, tại cuộc tọa đàm “Minh bạch hóa giá xăng dầu theo cơ chế thị trường” trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ chiều nay 20/12.
Theo khẳng định của ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục quản lý giá Bộ Tài chính, Việt Nam thực hiện quản lý giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện các quy định của pháp luật, trong đó có các Nghị định của Chính phủ. Hiện tại, điều hành giá xăng dầu đang thực hiện theo Nghị định 84 và bám sát 4 điều cơ bản trong Nghị định này: Điều 3, 22, 26 và 27, có sự giám sát, kiểm soát giá xăng dầu với các doanh nghiệp. “Chúng tôi cho rằng cơ chế giá này rất công khai, minh bạch”, ông Tuấn nói.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú: “Những ai cho rằng giá xăng dầu không minh bạch, xin dành 1 giây đồng hồ, giở bất cứ một tờ thị trường nào ban hành vào bất cứ ngày nào, trong đó đều công bố rõ giá cơ sở của xăng dầu vào đúng ngày hôm đó, theo đúng công thức của Bộ Tài chính. Do vậy, không thể nói là không minh bạch”.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, Nghị định 84 chưa phải là bước cuối cùng để kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, đây là nghị định tiếp nối các Nghị định 187, Nghị định 55 và sau này còn nhiều bước nữa để kinh doanh hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Hiện tại, Bộ Công Thương đã hoàn thành việc rà soát Nghị định 84 và sẽ trình Chính phủ trong 1, 2 ngày tới.
Về ý kiến cho rằng Petrolimex độc quyền, dẫn dắt thị trường, ông Tú cho rằng, Petrolimex hiện nay chỉ còn 48% thị phần, 52% thị phần còn lại thuộc về 12 đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu trên cả nước. Kể từ ngày 1/10/2009 đến nay, khi Nghị định 84 có hiệu lực, cơ bản hoạt động định giá vẫn là do Nhà nước điều tiết (40 tháng), doanh nghiệp chỉ có 2 tháng.
Video đang HOT
Xăng A92 hiện có giá 23.150 đồng/lít.
Trả lời về ý kiến “Cơ chế giá hiện hành khiến lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và người tiêu dùng bị xung đột. Khi giá cả thế giới xuống thấp, lợi ích của người tiêu dùng bị xâm hại, ngược lại khi giá cả thế giới lên cao thì lợi ích của nhà nước lại bị thiệt hại”, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: Cơ chế giá phải bám sát tín hiệu thị trường thế giới và giá cơ sở tính theo giá xăng dầu thành phẩm, chứ không phải dựa trên giá dầu thô.
Hiện nay, “chúng ta tính giá cơ sở trong 30 ngày nên phải tính đủ thời gian để tính giá bán lẻ. Thời gian qua, do tính 30 ngày có lẽ hơi dài so với tín hiệu thị trường thế giới nên cần phải xem xét lại vấn đề này để kiến nghị các cơ quan chức năng. Xem xét Nghị định 84 cũng cần tính lại chu kỳ tính giá, ngắn hơn 30 ngày để không lỗi thời so với tín hiệu thị trường”, ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, hiện có rất nhiều phương án đặt ra, cơ quan điều hành đang tính khoảng 10 ngày điều chỉnh một lần để phù hợp hơn với tín hiệu thị trường thế giới. “Trong Nghị định 84 cũng có quy định tối thiểu 10 ngày các doanh nghiệp mới được tăng giá và tối đa 10 ngày phải giảm theo tín hiệu thị trường thế giới. Đây cũng là một cơ sở nhưng chúng tôi thấy chu kỳ 10 ngày thì hơi ngắn, sẽ ảnh hưởng tới vấn đề lưu thông. Do vậy xác định lưu thông phải dài hơn và còn liên quan đến an ninh năng lượng. Vấn đề đặt ra là có nên điều chỉnh chu kỳ 30 ngày không. Chúng tôi đang nghiên cứu để có hướng để báo cáo cơ quan chức năng và có lẽ giảm chu kỳ tính giá độ 15 ngày”, vị đại diện này cho biết thêm.
Bổ sung thêm về chi kỳ tính giá, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho hay: Bộ Công Thương lại quan tâm một số vấn đề khác là đảm bảo nguồn cung, dự trữ khi thị trường bất ổn, hệ thống cung ứng. Chúng ta phải có một lượng dữ trữ nhất định. Nguồn này đến từ đâu? Một là Nhà nước bỏ tiền ra. Hai là doanh nghiệp kinh doanh phải dự trữ. Trong tình hình hiện nay, nguồn lực Nhà nước có hạn nên Nhà nước dự trữ không nhiều. Chúng ta phải giao nhiệm vụ dự trữ cho doanh nghiệp trong 30 ngày.
Tuy nhiên, ông Tú cũng nhấn mạnh rằng: “ Với người dân, điều quan trọng là có xăng dầu để mua và hay là vấn đề giá? Tôi nhắc lại vấn đề để chúng ta tự kết luận, thời bao cấp giá rất rẻ nhưng không có hàng bán, dân có lợi không? Đôi khi có hàng hóa thì phải xếp hàng từ nửa đêm để mua hàng hóa mà nhiều người không mua được. Điều hành phải tính tới làm sao để mọi người đều có thể dễ dàng mua được xăng dầu và sau đó, tính tới giá cả hợp lý. Đây là phương trình nhiều ẩn số chứ không phải chỉ để giải quyết một vấn đề”.
Theo Dantri
Quản lý giá xăng dầu gây bất bình
"Qua nhiều lần tăng giá cho thấy các doanh nghiệp đồng loạt tăng giống nhau cả về thời điểm và mức tăng. Đây là điều bất thường".
Đại biêu Quốc hội Lê Thị Nga (đoàn Thái Nguyên) đưa ra nhân định trên tại buôi thảo luân vê tình hình kinh tê- xã hôi của Quôc hôi, ngày 30/10. Bà Nga nêu ra hàng loạt bất cập: "Thực tế hiếm có một lĩnh vực nào mà tất cả các bên liên quan đều có rất nhiều bức xúc, người tiêu dùng bất bình vì giá tăng nhanh giảm chậm, chất lượng kém. Doanh nghiệp, đại lý kêu lỗ, quản lý nhà nước lúng túng, ngân sách thất thu".
Trước thực trạng hành lang pháp lý cho kinh doanh xăng, dầu rất yếu và thiếu, đại biểu Nga đề nghị Quốc hội nghiên cứu ban hành luật hoặc pháp lệnh về kinh doanh xăng, dầu nhằm tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các bên, đặc biệt là ràng buộc trách nhiệm của Quốc hội trong giám sát thi hành để bảo vệ tốt hơn quyền của người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp đồng loạt tăng giá cùng một thời điểm và mức tăng (Ảnh minh họa)
"Qua nhiều lần tăng giá cho thấy các doanh nghiệp đồng loạt tăng giống nhau cả về thời điểm và mức tăng. Đây là điều bất thường. Có nhiều dấu hiệu nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường đã vi phạm Luật Cạnh tranh về cấm thỏa thuận ấn định giá làm hạn chế cạnh tranh" nữ đại biểu nói.
Theo đại biểu Lê Thị Nga, đáng lẽ người tiêu dùng là đối tượng để các doanh nghiệp đầu mối chăm sóc cạnh tranh thì ngược lại đại lý bán lẻ mới là đối tượng giành nhau giữa các doanh nghiệp. Nếu bắt tay nhau để thống nhất giá thì các doanh nghiệp và đại lý đều có lợi, họ chẳng dại gì cạnh tranh giảm giá cho dân để giảm lợi của chính mình. Vì vậy, khi giá thế giới giảm, doanh nghiệp luôn trì hoãn giảm giá bán lẻ nhưng lại chạy đua tăng chiết khấu để lôi kéo đại lý.
Đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét lại thẩm quyền điều chỉnh giá của doanh nghiệp trong điều kiện còn chưa giám sát tốt nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Trước truy vấn của nữ đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định cho đến giờ phút này, tất cả mọi công việc đều thực hiện theo quy trình. Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận việc để Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương thì cũng có câu chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi. "Chúng tôi cũng đã tiếp tục kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ xem xét để có thể tới đây tách Cục Quản lý cạnh tranh ra khỏi Bộ Công thương và nó chỉ nằm trực thuộc Hội đồng cạnh tranh" Bộ trưởng Hoàng cho biết.
Theo 24h
Sẽ giảm giá xăng dầu khi có điều kiện Đó là khẳng định của Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Xuân Chiến. "Hiện Liên Bộ Tài chính-Công Thương vẫn liên tục bám sát giá xăng dầu thế giới. Khi có điều kiện, liên Bộ sẽ yêu cầu giảm giá ngay vì quyền lợi của người tiêu dùng và cả doanh nghiệp xăng dầu", ông Chiến khẳng...