Không thể ngờ rau kinh giới chữa được nhiều bệnh hiệu quả thế này
Kinh giới là loại ra gia vị phổ biến, có mặt trong nhiều món ăn của người Việt. Tuy nhiên rất ít người biết rằng rau kinh giới còn là một vị thuốc, chữa được rất nhiều bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Kinh giới còn có tên khương giới, giả tô. Theo y học hiện đại, kinh giới thúc đẩy tuyến mồ hôi phân tiết giải co cứng, đẩy mạnh tuần hoàn máu, ngoài da, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn phế quản, chống dị ứng. Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa 1% tinh dầu. Hoa kinh giới phát hãn (làm ra mồ hôi) mạnh hơn lá kinh giới. Không có mồ hôi dùng hoa kinh giới, có mồ hôi dùng kinh giới sao. Để vào huyết phận, dùng kinh giới sao thành than. Kinh giới được dùng làm thuốc trị các bệnh: ngoại cảm phong tà, phát sốt, nhức đầu, tắc mũi, ho, mẩn ngứa; sởi mới phát, mụn nhọt, đau họng, thũng độc; ra máu cam, ho, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, băng huyết; sản hậu, cấm khẩu, tứ chi co quắp. Liều thường dùng 4-12g, dùng tươi lượng gấp 3-4 lần.
Chữa bệnh đường tiêu hóa
Trong rau kinh giới có chứa hai hợp chất kháng khuẩn mạnh là thymol và carvacrol, có thể diệt các ký sinh trùng đường ruột như giun, sán… Rau kinh giới còn tốt cho hệ tiêu hóa, làm dịu các cơn đau do rối loạn dạ dày và khó tiêu.
Đặc tính giảm đau của rau kinh giới còn được biết với khả năng xoa dịu các cơn đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Để giảm đau, bạn có thể uống trà bằng rau kinh giới khô hoặc sắc lá tươi lấy nước.
Chữa cảm cúm
Thành phần kháng khuẩn của rau kinh giới có khả năng tiêu diệt vi khuẩn cúm. Loại thảo dược này điều trị hiệu quả các triệu chứng cúm như sốt, cảm lạnh, đau nhức cơ thể, đau đầu…
Khi mới có dấu hiệu cảm cúm, một bài thuốc đơn giản mà hiệu quả là nấu cháo trắng với rau kinh giới, hành lá hoặc tía tô và dùng ngay khi còn nóng, cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu. Hoặc sắc chung với một số loại rau cũng có tác dụng chữa bệnh như bạc hà, tía tô, cam thảo, cúc tần… lấy nước uống.
Có thể dùng bài thuốc từ rau kinh giới chữa cho trẻ bị sởi hoặc lở ngứa. Ảnh minh họa: Internet
Chữa bệnh hen suyễn
Video đang HOT
Chất flavonoid, tecpen và carvacrol trong rau kinh giới có hàm lượng rất cao, nhờ thành phần chất này mà cơ thể bạn có được hiệu quả chống lại bệnh hô hấp và phế quản tốt.
Để chữa bệnh hen suyễn: bạn uống trà kinh giới thêm 1 thìa mật ong sẽ có hiệu quả giảm những cơn hen suyễn bất thường khi thay đổi thời tiết khiến bạn khó chịu.
Chữa dị ứng, mề đay
Đối với người bị ngứa do dị ứng: Dùng kinh giới cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa. Làm nhiều lần sẽ giảm ngứa nhanh.
Đối với người bị mề đay, nóng trong: Kinh giới 16g, kim ngân 20g, hạ khô thảo 16g, thương nhĩ 12g,
Giúp làm đẹp da, chống lão hóa
Tác dụng của rau kinh giới chính là chống lại những dấu hiệu lão hóa da, giúp chị em phụ nữ chăm sóc da hiệu quả và tự tin với làn da của mình.
Sử dụng mặt nạ rau kinh giới sẽ ngăn ngừa được dấu hiệu xuất hiện những nếp nhăn, ngăn ngừa những gốc tự do gây hại tổn thương cho làn da của bạn.
Sử dụng mặt nạ rau kinh giới sẽ ngăn ngừa được dấu hiệu xuất hiện những nếp nhăn, ngăn ngừa những gốc tự do gây hại tổn thương cho làn da của bạn. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, theo bác sỹ Phó Thuần Hương, có thể dùng kinh giới để chữa một số bệnh sau:
Trị trẻ em lên sởi (và chữa các chứng lở ngứa):
Bài 1: dùng kinh giới và kim ngân hoa cả cây hoa lá cành (bỏ rễ) mỗi thứ 15-20g. Sắc uống nóng.
Bài 2: kinh giới 8g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 4g, phòng phong 4g, cam thảo 3g. Sắc uống.
Bài 3: kinh giới tuệ 4g, ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 12g, cát căn 12g, thăng ma 8g, cam thảo 4g.
Bài 4: cổ phương có bài Ngân kiều tán: kinh giới 4-6g; ngưu bàng tử, kim ngân hoa, liên kiều, đạm, đậu xị mỗi thứ 8-12g; cát cánh, trúc diệp, bạc hà mỗi thứ 8-12g; cam thảo 2-4g. Sắc uống.
Lưu ý: Kinh giới không dùng khi sởi toàn phát và thời kỳ hồi phục.
Trẻ em mọc rôm sẩy, đinh nhọt: lá và hoa kinh giới nấu lấy nước cho trẻ uống và lá tươi vò giã nát cho vào nước tắm.
Trẻ bị sưng rốn: lá kinh giới nấu nước rửa rốn, rồi dùng hành nướng thái mỏng, để nguội đắp lên rốn.
Dị ứng, mẩn ngứa ngoài da: hoa kinh giới 12g, lá đơn đỏ 12g, hoa húng quế 12g. Sắc lấy nước uống.
Viêm mũi dị ứng: hoa kinh giới 8g, hoa húng quế 8g, cây cứt lợn (hoa tím) 8g, lá cây cối xay 12g. Sắc uống chia 2 lần trong ngày.
Cảm lạnh (nhức đầu chảy nước mũi, hắt hơi): hoa kinh giới khô, bạch chỉ, 2 vị lượng bằng nhau tán nhỏ. Uống mỗi lần 4g với nước nóng cho ra mồ hôi.
Trúng gió méo miệng (liệt dây 7 ngoại biên): lá kinh giới 1 nắm giã lấy nước uống ngay.
Nặng đầu, cứng gáy: lá và hoa kinh giới phơi trong bóng râm cho khô nhồi vào gối đầu hoặc rải xuống chiếu để nằm (có sách dặn chỉ gối sau tiết thu, đến tháng lập xuân bỏ đi).
Lở loét bắp chân, bàn chân do phong độc: lá kinh giới 1 nắm đốt thành tro, 1 củ hành giã nát vắt lấy nước, trộn 2 thứ đắp lên chỗ loét. Trước khi đắp rửa sạch vết loét bằng nước cam thảo.
Ra máu cam: hoa kinh giới sao đen 12g, sắc lấy nước uống.
Băng huyết, lậu huyết: kinh giới 15g, gương sen 16g. Cả 2 vị sao đen tán bột. Ngày uống 3 lần khi đói bụng. Mỗi lần 5g.
Kiêng kỵ: Người biểu chứng dương hư, ra mồ hôi không phải ngoại cảm, nhức đầu do âm hư hỏa vượng cấm dùng.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc?
Nếu trẻ xuất hiện các vấn đề như là xuất hiện sốt hoặc ói hay tiêu chảy thì và cần bù nước ngay cho con bằng cách pha các dung dịch bù nước có bán tại các tiệm thuốc tây.
Theo thống kê của Bộ Y tế trong 5 tháng đầu năm 2019 đã có 30 vụ ngộ độc làm 798 người nhập viện, năm người tử vong. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề là nguồn gốc và chất lượng thực phẩm hoặc phụ gia trong quá trình chế biến.
Cụ thể, thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật, hàm lượng hoá chất trong quá trình nuôi trồng, và độc tố tự nhiên có trong thực phẩm.
Mùa hè là thời gian cao điểm để gia đình đưa con đến các địa điểm du lịch, cũng là thời tiết thuận lợi là điều kiện cho các vi khuẩn, virus phát triển, dễ làm thực phẩm bị hư hỏng. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ nhỏ rất hay bị mất nước, chỉ uống khi thấy khát hoặc vận động nhiều gây đổ mồ hôi. Việc thiếu nước sẽ khiến cơ thể trẻ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc hấp thụ và loại bỏ các chất thải.
Theo Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Diệp Thuỳ Dương, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng khi sử dụng thực phẩm bên ngoài thường có hai nguyên ngân gây nhiễm. Nguyên nhân thứ nhất là nhiễm qua đường tiêu hoá và thứ hai là các hoá chất độc hại trong khâu chế biến. Trong đó nguồn nhiễm qua đường tiêu hoá là nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi đường tiêu hoá.
Cũng theo bác sĩ, nếu trẻ xuất hiện các vấn đề như là xuất hiện sốt hoặc ói hay tiêu chảythì và cần bù nước ngay cho con bằng cách pha các dung dịch bù nước có bán tại các tiệm thuốc tây. Trường hợp nặng hơn, khiến trẻ thiếu tỉnh táo, co giật, li bì thì bố mẹ đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để bác sĩ kịp thời chữa trị.
Chia sẻ thêm của chuyên gia, khi đi chơi gia đình nên chủ động mang thêm bánh ngọt, sữa đóng hộp, nước sạch và trái cây đã sơ chế từ nhà. Tốt nhất, cần có dung dịch để rửa tay cho bé trước khi ăn, vì các bệnh đường tiêu hoá chủ yếu lây qua đường miệng như nước bọt, phân của người người nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, người dân cần chú ý đến vấn đề vệ sinh các quán ăn trước khi sử dụng.
SƠN GIANG
Theo PLO
3 hôm liền thấy con bị ngạt mũi đúng 1 bên, mẹ kiểm tra và "chết lặng" khi thấy thứ đáng sợ kẹt trong mũi con Khi thấy con mình có những biểu hiện lạ như một bên mũi không thông, nhỏ thuốc cũng không vào, chị Yến đã quyết định kiểm tra xem có gì bất thường không thì phát hiện 1 vật thể lạ đang nằm sâu trong mũi của bé. Chuyện trẻ con nghịch ngợm, hiếu động thì có lẽ chẳng ai lạ gì, chúng có...