Không thể ngờ có ngày anh em tôi lại rơi vào cảnh bế tắc bởi mảnh đất bố mẹ để lại
Đến lúc này tôi bàn với chồng là phải bán đất đi chỗ khác sống, vợ chịu đựng không nổi nữa.
Nhà tôi có 5 anh chị em, khi bố mẹ còn sống thì rất hòa thuận đoàn kết. Ngày ông bà ốm đau các con thay nhau chăm sóc, hết bao nhiêu tiề.n viện phí thì mỗi người con sẽ trả một ít. Ông bà không có lương, cũng chẳng có trợ cấp gì nên suốt 11 năm qua, các con góp tiề.n và.o nuôi và không ai kêu than nửa lời.
Chính vì lòng tốt của các con nên ông bà rất yên tâm chia đất khi 2 người còn sống. 3 anh chị lớn đều được bố mẹ chia đất đâu ra đấy nên không xảy ra mâu thuẫn gì. Còn tôi và anh kế tôi chưa lập gia đình nên ông bà cho mảnh đất rộng hơn và tự chia với nhau.
Ngày đó, chúng tôi đều còn là thanh niên, tính tình phóng khoáng, không ai quan tâm đến chuyện đất cát, ông bà nói gì cũng vâng dạ. Đến khi anh em tôi đều có gia đình và bố mẹ mất cả rồi thì xảy ra chuyện.
Chồng tôi bị mất việc nên tôi rủ anh về quê ngoại sống, ở đó vợ có một suất đất. Nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của vợ, cuối cùng anh cũng đồng ý.
Khi vợ chồng tôi xây nhà xong và gọi anh trai ra đo đất để làm ngõ cho ô tô đi vào được. Thế nhưng anh nói lối mà tôi đang đi là nhờ trên phần đất của anh ấy. Anh thích trừ lại bao nhiêu là quyền của anh, chúng tôi cấm ý kiến.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tôi bảo đã nhường cho anh mảnh đất mặt tiề.n, tôi nhận phần trong chịu nhiều thiệt thòi. Vậy mà anh còn đòi chiếm cả lối đi của nhà em gái, vậy đi đường nào để vào nhà tôi.
Vài lần chồng nhắc vợ đưa ra xã để yêu cầu chính quyền can thiệp nhưng tôi không muốn anh em mâu thuẫn nhiều hơn nên âm thầm chịu đựng cả năm nay.
Anh trai để lại cho chúng tôi được đúng một mét lối đi. Sáng mở mắt tôi ra ngõ đã nhìn thấy vỏ bánh kẹo, thuố.c hay cành cây anh tôi ném ở ngõ nhà tôi. Lúc đầu tôi bức xúc qua góp ý, khuyên anh đừng làm thế, người ngoài nhìn vào họ cười cho và anh em mất đoàn kết.
Nào ngờ anh gào lớn lên nói:
“Đất đó là bãi rác của nhà tôi, không ném chỗ đó thì ném chỗ nào? Cô mà còn nói lời nữa, tôi bịt lại lối đi xem làm gì được?”.
Vì miếng đất mà anh tôi chà đạp lên tình thân, tôi cũng chẳng muốn tranh cãi với người anh quá quắt đó nữa. Tôi động viên chồng sống chung với lũ, có rác thì nhặt. Thế nhưng thời gian gần đây, anh thường xuyên ném cả những cục gạch và cành cây lớn ra ngõ nhà tôi. Đến lúc này tôi bàn với chồng là phải bán đất đi chỗ khác sống, vợ chịu đựng không nổi nữa. Chồng bảo đất không có ngõ thì ai là người dám mua. Tốt nhất mời chính quyền vào cuộc, khi có lối đi thì sẽ ổn cả. Tôi có nên nghe theo lời chồng không?
Vừa về hưu, mẹ tôi đã chia cho các con mỗi người 500 triệu rồi quyết tâm vào viện dưỡng lão ở: Nguyên nhân thật đau lòng
Ý mẹ đã thế, phận làm con thì nên tôn trọng và làm theo. Phản đối cũng chẳng có nghĩa lý gì trong trường hợp này.
Bố mẹ tôi sống với nhau hơn 30 năm nay. Ông bà rất yêu thương, quan tâm nhau. Nhưng tôi chưa từng nghe những lời ngọt ngào của 2 người. Nhiều lúc, mẹ còn đùa rằng là vợ chồng thì chủ yếu là cái tình nghĩa chứ quan trọng gì mấy lời nói hoa mỹ. Tôi không tán thành quan điểm đó.
5 năm trước, bố tôi qua đời sau một trận bạo bệnh. Bố mất, mẹ tôi buồn bã lắm. Bà cứ ngồi thơ thẩn trước cổng nhà. Lúc này đây, chúng tôi mới nhận ra, tình yêu giữa bố mẹ đã ăn sâu vào má.u thịt, vào tiềm thức rồi. Tình cảm ấy tuy không được thể hiện ra bằng lời nói nhưng lại được thể hiện bằng hành động. Nỗi nhớ nhung, trăn trở, mất ăn mất ngủ của mẹ chính là minh chứng.
Anh trai tôi thương mẹ nên bàn với vợ chuyển về quê sống cùng bà. Có con cháu bên cạnh, tinh thần của mẹ tôi đỡ đi đôi chút.
Mẹ tôi là giáo viên tiểu học. Tháng 11 năm nay, mẹ chính thức về hưu. Vừa nhận được quyết định, mẹ đã gọi vợ chồng tôi về họp gia đình.
Mẹ công khai tiề.n tiết kiệm được gần 2 tỷ đồng. Bà cho anh em tôi, mỗi người 500 triệu. Số tiề.n còn lại, mẹ sẽ đem vào viện dưỡng lão ở để không phiền lụy đến con cái. Riêng tiề.n lương hưu, mẹ sẽ chia làm 3. 2 phần cho các con và một phần cho chính mình.
Ảnh minh họa
Anh em tôi phản đối gay gắt. Chúng tôi đều khá giả, không cần đến tiề.n bạc của mẹ. Chúng tôi không muốn và cũng không thể để mẹ đến viện dưỡng lão ở được. Anh trai còn cố hỏi mẹ, có phải vợ chồng anh đã làm gì khiến mẹ phật lòng không?
Mẹ tôi lắc đầu, buồn bã lau nước mắt. Mẹ nói muốn đến viện dưỡng lão ở vì không muốn sống trong nỗi đau, nỗi nhớ về bố nữa. Mọi ngóc ngách trong căn nhà đều có dáng hình của bố. Dù 5 năm trôi qua rồi nhưng đêm nào mẹ cũng khóc, cũng mất ngủ vì nhớ ông. Chỉ có cách chuyển đến viện dưỡng lão ở, có bạn bè cùng tuổ.i tâm sự mỗi ngày, không phải sống trong không gian quen thuộc, chứa chan bóng hình bố suốt hơn 30 năm, bà mới thanh thản được.
Nghe mẹ nói, anh em tôi đều đau lòng. Hóa ra, ngoài mặt mẹ cười đùa nhưng trong lòng thì vẫn âm ỉ nỗi đau lớn lao kia.
Anh em tôi khuyên mẹ đợi qua Tết Nguyên Đán rồi hãy tính tiếp. Mẹ đồng ý. Nhưng mấy ngày nay, anh tôi gọi điện bảo thấy mẹ chuẩn bị đồ đạc, chắc vẫn sẽ thực hiện ý định đến viện dưỡng lão ở. Tôi không biết phải làm sao để cản mẹ nữa?
Em trai nhận nuôi mẹ nên được chia nhiều đất hơn nhưng khi bà bị bệnh thì em ấy trở mặt khiến cả nhà lao nhao Con cái được hưởng tài sản đất đai của bố mẹ mà giờ đối xử với mẹ chẳng ra gì thế này thì có ngày nhận "quả báo". Gia đình tôi có 3 anh em, tôi ở giữa, là con gái, lấy chồng xa. Anh cả làm việc xa nhà và lấy vợ ở đó, còn em út thì đang sống cùng mẹ....