“Không thể một người đau bụng bắt cả làng uống thuốc”

Theo dõi VGT trên

“Không thể một người đau bụng mà bắt cả làng uống thuốc được. Dùng giải pháp quản lý mang tính nghi kỵ, cho rằng ai cũng là tội phạm thì cách quản lý đó sẽ tạo ra gánh nặng hành chính khổng lồ”- Ông Đậu Anh Tuấn góp ý.

Không thể một người đau bụng bắt cả làng uống thuốc - Hình 1

“Không thể một người đau bụng bắt cả làng uống thuốc”

Thưa quý vị và các bạn, làm sao để có thể ngặn chặn một trào lưu “đẻ” tiếp giấy phép con, những điều kiện kinh doanh vô lý? Đây là mong muốn của cộng đồng DN, nhưng quyết định thay đổi cục diện vấn đề này, lại là các bộ ngành. VCCI, hay Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hay như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tư pháp, những đơn vị rà soát giấy phép con chỉ có thể kiến nghị mà thôi.

Rõ ràng, câu chuyện này cần một động thái mạnh mẽ quyết liệt hơn từ Chính phủ và sự thay đổi nhận thức vấn đề trong nội bộ các bộ ngành quản lý chuyên ngành.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa các khách mời, thực trạng về giấy phép con đã rõ. Từ năm 2000, khi có Luật Doanh nghiệp, giấy phép con đã được rà soát rất nhiều lần những mỗi lần cắt xét bớt đi thì vài năm sau, lại đẻ thêm ra nhiều giấy phép con.

Thưa ông Hoàng Tư Giang, ông nghĩ sao về tranh luận gần đây, hiểu thế nào về điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp và những quy chuẩn, tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ. Hai khái niệm này đang bị lẫn vào nhau và trở thành rào cản cho doanh nghiệp?

Ông Hoàng Tư Giang: Theo quan sát của tôi, trong đợt rà soát vừa rồi, có rất nhiều cán bộ công chức trong các bộ ngành không hiểu gì về điều kiện kinh doanh, thế nào quy chuẩn, tiêu chuẩn. Trên thực tế, vì lẫn lộn như vậy, người ta không làm rõ được thế nào là điều kiện kinh doanh.

Điều kiện kinh doanh đã quy định rõ ở Khoản 3, Điều 7 của Luật Đầu tư, phải phù hợp với 4 tiêu chuẩn rất rõ như không vi phạm về an ninh quốc phòng, thứ hai là không trái với thuần phong mỹ tục, đảm bảo sức khoẻ của người dân…

Tôi có hỏi một số người liên quan đến quá trình rà soát này như TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương hay TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Hai người đều nói rằng, kể cả có rà soát rồi thì không bao giờ các điều kiện kinh doanh có thể đáp ứng được hết khoản 3, điều 7 của Luật Đầu tư này. Bởi, quy định trong Luật thì rất rõ, nhưng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hay điều kiện kinh doanh đều lộn tùng phèo cả lên.

Chính vì vậy, đợt rà soát này là dịp tốt để nâng cao nhận thức của các bộ, các cán bộ quanh việc hiểu thế nào là điều kiện kinh doanh; là tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hoá; là xây dựng chính sách theo hướng lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ như Chính phủ đã cam kết.

Nếu nói thay đổi ngay lập tức, tôi nghĩ là khó.

Nhà báo Phạm Huyền: Nhưng nói đi thì phải nói lại, bên cạnh những hoài nghi về lợi ích nhóm thì có một thực tế cơ quan quản lý thường đưa ra là doanh nghiệp thường hay lách luật làm sai, ví dụ như ở kinh doanh gas, doanh nghiệp sang chiết trái phép, hay ở nhập khẩu ô tô, doanh nghiệp cố tình hạ giá tính thuế để giảm thuế phải nộp.

Thưa ông Đậu Anh Tuấn, ông cảm nhận thế nào về trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp, làm lành mạnh hoạt động kinh doanh, tạo niềm tin cho nhà quản lý có thể yên tâm nới lỏng điều kiện kinh doanh?

Ông Đậu Anh Tuấn: Tôi cho rằng, xã hội nào, doanh nhân nấy. Xã hội có người tốt, người xấu, người trung thực, người không trung thực thì trong doanh nghiệp cũng như vậy.

Điều quan trọng là, lượng những doanh nghiệp làm ăn gian dối chiếm một phần nhỏ trong cộng đồng kinh doanh thôi. Không thể một người đau bụng mà bắt cả làng uống thuốc được. Dùng giải pháp quản lý mang tính nghi kỵ, cho rằng ai cũng là tội phạm thì cách quản lý đó sẽ tạo ra gánh nặng hành chính khổng lồ.

Điều thứ hai, có thể thấy rằng nếu dựng lên các rào cản hành chính thì chỉ ngăn chặn với người ngay, còn người gian thì khó. Những rào cản hành chính để ngăn chặn những người có động cơ lừa đảo rất khó đạt được. Cách thức quản lý phải làm sao, thuận lợi cho người ngay nhưng giám sát và trừng phạt được người gian.

Về quản lý Nhà nước, với những người làm ăn gian dối chúng ta đã có hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chúng tôi cho rằng, cách quản lý bằng giấy phép, tức thiên về tiền kiểm là cách quản lý dễ. Tôi ngồi một chỗ, chờ ông chứng minh đạt điều kiện thì tôi phê duyệt và tất nhiên, muốn tôi nhanh gọn, linh động phê duyệt thì ông phải làm gì đó. Đó là cách quản lý rất dễ, có quyền lực, có lợi ích nhưng phê duyệt xong giấy phép, anh buông lỏng hậu kiểm, không kiểm soát việc tuân thủ điều kiện của anh đặt ra thì thực tế sẽ không nhiều ý nghĩa. Vì vậy, việc quản lý bằng các giấy phép cần phải đánh giá lại.

Với các vi phạm như vậy, phải tăng vai trò quản lý Nhà nước trong giám sát thực hiện. Chúng tôi muốn nhấn mạnh, tư duy quản lý hiện đại phải làm sao chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Không thể một người đau bụng bắt cả làng uống thuốc - Hình 2

Ông Lê Duy Bình

Hiện nay, chúng ta vẫn đang nặng về tiền kiểm, cái gì cũng phải phê duyệt, cấp phép nên có chuyên gia nói, Việt Nam chúng ta đang nghiện cấp phép. Cái gì cũng đặt ra điều kiện, đó là cách quản lý không hiệu quả.

Trong bối cảnh mới, quản lý phải dựa trên rủi ro, giải phóng gánh nặng hành chính cho hầu hết các DN làm ăn đàng hoàng. Làm sao đưa ra thông điệp rất rõ ràng, nếu doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng thì sẽ thuận lợi, còn nếu doanh nghiệp đã vi phạm thì trách nhiệm pháp lý đặt ra cho anh là rất lớn.

Tất nhiên, đối với cách tiếp cận như vậy, đòi hỏi bộ máy Nhà nước phải chuyên nghiệp, công tâm vì lợi ích chung.

Nhà báo Phạm Huyền:Trong câu chuyện quản lý doanh nghiệp, ngoài việc đặt ra các điều kiện kinh doanh, theo quan sát của ông, liệu có giải pháo nào cho các bộ ngành vừa vẫn đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa vẫn hạn chế được hiện tượng kinh doanh lành mạnh?

Video đang HOT

Ông Đậu Anh Tuấn: Theo kinh nghiệm các nước, trước khi đặt ra các điều kiện kinh doanh họ thường cân nhắc rất kỹ, bởi đó là biện pháp cuối cùng.

Những hệ quả của điều kiện kinh doanh đối với xã hội rất lớn, vì nó hạn chế quyền tự do kinh doanh, chỉ trao quyền cho một số đối tượng nhất định. Nó sẽ hạn chế phần nào cạnh tranh, phát sinh chi phí tuân thủ cho không chỉ doanh nghiệp mà còn là các bộ ngành quản lý quy định đó. Do vậy, các nước rất cân nhắc giữa lợi ích và chi phí.

Có rất nhiều giải pháp tăng cường giám sát doanh nghiệp như công khai thông tin, công khai tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện để các hiệp hội, báo chí, người tiêu dùng giám sát doanh nghiệp và có hệ thống phản ứng nhanh trước những doanh nghiệp không tuân thủ.

Chúng tôi vẫn tin rằng, việc giám sát chung của nhiều đối tượng bao giờ cũng hiệu quả hơn so với bộ máy Nhà nước. Những đơn vị như Hiệp hội người tiêu dùng, Hiệp hội về môi trường, Hiệp hội ngành nghề tự quản lý bằng quy chuẩn đạo đức, phải phát huy vai trò hơn nữa của báo chí và một hệ thống tư pháp hiệu quả.

Với một hệ thống như vậy thì giám sát sẽ hiệu quả.

Còn với bộ máy Nhà nước, chúng tôi nghe nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra bảo chúng tôi không đủ người. Nhưng Việt Nam hiện mới có hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, sau này tăng lên 1 triệu doanh nghiệp thì không có bộ máy thanh tra, kiểm tra nào đến từng doanh nghiệp được để giám sát một việc được, mà phải phát huy hệ thống giám sát chung.

Cần phải thay đổi tư duy này.

Hiện nay, ngành thuế, hải quan đang xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro. Với doanh nghiệp nào, ngành nghề nào, với chủ doanh nghiệp nào, với tiền sử của chủ đó thì sẽ biết được mức độ rủi ro của họ.

Cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra chỉ tập trung một nhóm doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao về chấp hành pháp luật thôi. Còn lại, các doanh nghiệp có uy tín, có bề dày làm ăn đàng hoàng, sẽ được hưởng một hệ thống thủ tục hành chính thuận lợi. Một hệ thống quản lý như vậy sẽ giảm gánh nặng, đưa ra động cơ, tín hiệu khuyến khích doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng thì Nhà nước luôn bảo vệ cho họ.

Việc Nam cần hướng tới cách thức này. Cách thức đặt ra giấy phép, điều kiện kinh doanh phải giảm dần và cân nhắc rất kỹ.

Nhà báo Phạm Huyền:Theo kinh nghiệm của ông Lê Duy Bình, ông nghĩ sao khi bảo thân các bộ tự rà soát và gỡ bỏ các điều kiện kinh doanh của mình thì sẽ mất quyền lợi. Làm sao chúng ta có thể trông chờ các đơn vị tự bỏ quyền lợi để giảm điều kiện kinh doanh? Có nhất thiết cần một tổ chức độc lập khách quan bên ngoài đánh giá, tạo sức ép thực sự cho các bộ ngành phải cải cách, cải cách từ nhận thức tới hành động?

Ông Lê Duy Bình: Một số bộ ngành qua phát biểu của các lãnh đạo rất muốn thay đổi cách thức quản lý, chuyển từ việc tiền kiểm sang hậu kiểm, hoặc làm thế nào, trả lại quyền lực cho thị trường, Nhà nước không can thiệp quá sâu.

Tư duy như vậy có thể thấy ở một cán bộ lãnh đạo cấp cao, của một số đơn vị. Nhưng khi chuyển tải thành hành động cụ thể, trong quá trình rà soát điều kiện kinh doanh này thì chưa đưa được hết vào các Nghị định, đặc biệt là tư duy của các cán bộ soạn thảo Nghị định đó.

Đây là sự giằng xé giữa tư duy mới và cũ, giữa lợi ích và việc từ bỏ lợi ích. Tôi nghĩ là sẽ phải mất một thời gian.

Trong bối cảnh này, cần vai trò lớn hơn của các cơ quan độc lập bên ngoài. Vai trò của các cơ quan như Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn, các hiệp hội cần tham gia mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, cơ hội này hiện nay đang rất ít, vì thời gian tham vấn ý kiến các hiệp hội là rất ít. Ngoài ra, đặc biệt là tiếng nói báo chí. Tất cả làm sao để các ban soạn thảo đó có cùng tư duy, với nhịp đập với cán bộ lãnh đạo cao cấp, với mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp.

Chúng ta cùng có một định hướng xây dựng nền kinh tế, sử dụng nguyên tắc thị trường cao hơn, Nhà nước can thiệp cụ thể vào quyền kinh doanh thì phải bớt đi.

Nhà báo Phạm Huyền:Trong thực tế, một quyết sách sai lầm có thể khiến doanh nghiệp phá sản, thậm chí, sa vào vòng lao lý. Câu chuyện về ban hành điều kiện kinh doanh nếu có sai lầm, sẽ kéo lùi sự phát triển của nền kinh tế, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, méo mó môi trường kinh doanh Việt Nam. Thế nhưng, thực tế cũng cho thấy, ít người nào bị xử lý vì ban hành chính sách sai.

Thưa ông Hoàng Tư Giang, ông nghĩ thế nào về trách nhiệm của người đứng đầu các bộ trong việc tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh cho doanh nghiệp?

Ông Hoàng Tư Giang: Tôi muốn kể một câu chuyện mà tôi vừa trải qua. Tôi có phỏng vấn một số bộ trưởng. Tôi từng đặt câu hỏi: “Thưa ông, điều kiện kinh doanh nào đang gây phiền hà cho doanh nghiệp mà đáng bỏ nhất?”. Ông ấy trả lời là “Tôi không biết”.

Ngay trong cuộc họp Chính phủ vừa rồi về vấn đề này, ngày 23/6, tôi được biết có 2 ý kiến quan trọng được đưa ra. Đó là ý kiến của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI. Ông Lộc nói, Bộ trưởng không quan tâm đến cải cách thể chế. Thay vào đó, bộ trưởng quan tâm nhiều hơn đến việc khởi công, cắt băng khánh thành.

Đó là ý kiến tương đồng với ý kiến của ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viên CIEM. Ông Cung phê phán, nhiều bộ trưởng không quan tâm cải cách thể chế. Đó là một tinh thần rất đáng lo ngại.

Khi các bộ trưởng, các tư lệnh ngành không nhận thức được đầy đủ về các điều kiện kinh doanh không hợp lý sẽ làm băng hoại môi trường kinh doanh thì họ không tạo sức ép đối với cán bộ được giao nhiệm vụ sửa điều kiện kinh doanh này.

Vấn đề thứ hai là, bản thân các vị tư lệnh ngành thường chịu nhiều sức ép, từ các nhóm lợi ích, từ ngay trong bộ, từ các doanh nghiệp do mình quản lý. Tôi nghĩ rằng, các bộ trưởng cần có vai trò cao hơn, có tiếng nói nặng hơn đối với cán bộ công chức mình quản lý cũng như làm sao, vì lợi ích của cộng đồng nói chung.

Tôi từng phỏng vấn bà Phạm Chi Lan. Bà đưa ý kiến rất hay là, Chính phủ cần vạch ra, chỉ đích danh điều kiện kinh doanh nào gây cho cộng đồng doanh nghiệp khó khăn, bị phản đối thì nay phải bỏ đi thì đó sẽ làm một sức ép rất lớn cho các bộ.

Nếu trong một cuộc họp nào đó Chính phủ bàn về điều này; Nếu Thủ tướng nói với một tư lệnh ngành nào đó rằng, điều kiện kinh doanh này bị phản ứng quá, mà vẫn chưa được bỏ đi, đấy là vấn đề của anh, anh phải giải quyết; Nếu như Thủ tướng vạch mặt, chỉ tên những trường hợp cụ thể thì tác dụng sẽ rất lớn.

Tôi rất hi vọng, trong bối cảnh ta đang soạn thảo một Luật sửa nhiều Luật thì sẽ giải quyết được tương đối hiệu quả vấn đề này.

Nhà báo Phạm Huyền:Theo các ông, Chính phủ cần thực hiện ngay giải pháp căn cơ nào để chấm dứt tình trạng loạn giấy phép con?

Ông Hoàng Tư Giang: Tôi nghĩ là không ngay được. Vì quá trình rà soát là quá trình liên tục.

Điều cơ bản nhất là, Chính phủ dù quyết tâm bao nhiêu mà hệ thống thừa hành ở dưới, từ các bộ, các ngành, các UBND 63 tỉnh, kể cả cấp huyện… không nghiêm thì khó.

Anh Tuấn đi nhiều cũng đã thấy, kể cả cấp huyện cũng có thể ban hành điều kiện kinh doanh, cho phép uống bia này, nhập xi măng kia.

Tôi nghĩ đây là việc phải chiến đấu rất dài. Cái quan trọng nhất là Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tư pháp, cộng đồng doanh nghiệp phải có tiếng nói vào trong quá trình rà soát này. Không phải ngày 1/7 đã là xong.

Ông Lê Duy Bình: Tôi kỳ vọng, các điều kiện kinh doanh ban hành này được đưa lên một cơ sở dữ liệu của Chính phủ và kèm theo đó là các giải trình về tính cần thiết, hợp lý, hợp pháp để mọi người dân theo dõi được, đánh giá được một lần nữa.

Như vậy, họ sẽ tiếp tục phản biện, đóng góp ý kiến cho VCCI, cho Chính phủ về cải cách tiếp theo.

Không thể một người đau bụng bắt cả làng uống thuốc - Hình 3

Sau 1/7, với quyết tâm của Chính phủ, với chỉ đạo cụ thể, với Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, tôi tin là chương trình cải cách điều kiện kinh doanh sẽ thiết thực hơn.

Ông Đậu Anh Tuấn: Thời điểm 1/7 không phải là thời điểm bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp. Tôi nghĩ báo chí kỳ vọng hơi quá.

Ngày 1/7 chỉ là thời điểm quy định các điều kiện kinh doanh ở cấp Thông tư không còn hiệu lực và Chính phủ đảm bảo là không có khoảng trống pháp lý về vấn đề này. Tuy vậy, qua rà soát vừa qua, những ý kiến của VCCI đã được lắng nghe, chấp thuận mặc dù chưa có thay đổi lớn. Trong quá trình soạn thảo các Nghị định, nhiều kiến nghị của VCCI và CIEM được tiếp thu. Điều đó chứng tỏ, quá trình bàn thảo công khai về điều kiện kinh doanh giữa nhiều bên liên quan, trong đó có bên độc lập là một cách thức rất tốt để rà soát và xây dựng một hệ thống điều kiện kinh doanh tốt.

Đó là tiền đề cho việc xây dựng một luật sửa nhiều luật sau này và những chương trình sửa rà soát về sau. Trông chờ các bộ tự rà soát thì chắc là sẽ rất khó nên phải huy động các chuyên gia bên ngoài nhiều hơn, huy động cộng đồng doanh nghiệp tham gia.

Sau 1/7, với quyết tâm của Chính phủ, với chỉ đạo cụ thể, với Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, tôi tin là chương trình cải cách điều kiện kinh doanh sẽ thiết thực hơn.

Nhà báo Phạm Huyền: Năm nay và 5 năm tới, Chính phủ đã xác định là năm của khởi nghiệp. Khởi nghiệp không có nghĩa là gia nhập thị trường, thành lập mới một doanh nghiệp nào đó, mà còn có ý nghĩa trong việc mở rộng đầu tư, phát triển những sáng tạo kinh doanh mới của những DN hiện nay.

Nhưng nếu chỉ 1 giấy phép con, 1 loại điều kiện kinh doanh vô lý còn tồn tại, nó có thể giết chết đi hàng trăm, hàng ngàn DN Việt Nam, làm héo mòn sức sáng tạo và năng lực cạnh tranh.

Điều này không chỉ gây hệ luỵ vô cùng to lớn cho môi trường kinh doanh Việt Nam, làm cản trở quá trình đưa Việt Nam vươn lên TOP ASEAN-4 và còn lạm chậm lại quá trình phát triển của cả nền kinh tế, khi mỗi DN là một hạt nhân. DN khoẻ thì kinh tế mới phát triển và quốc gia mới thịnh vượng.

Chúng tôi hi vọng, câu hỏi chủ đề của Bàn tròn trực tuyến “Giấy phép con: cuộc chiến bao giờ có hồi kết” sẽ có sớm có câu trả lời tất cả vì lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia.

Xin trân trọng cảm ơn ông Đậu Anh Tuấn, ông Lê Duy Bình, ông Hoàng Tư Giang đã có những ý kiến đóng góp thiết thức.

Kính chào quý vị, bạn đọc, tạm biệt và hẹn gặp lại ở các chương trình “Bàn tròn trực tuyến” khác của Tuần Việt Nam.

Theo NTD

Bộ trưởng phải gỡ bỏ 'hòn đá tảng' giấy phép con

Các bộ trưởng là những "mắt xích" cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại của việc cởi trói cho doanh nghiệp khỏi những điều kiện kinh doanh vô lý.

Từ 1-7, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chính thức có hiệu lực. Người dân và doanh nghiệp hy vọng sẽ được thực hiện quyền tự do kinh doanh hiến định tốt hơn, thuận lợi hơn, không còn bị các điều kiện kinh doanh (ĐKKD) làm khó như trước đây.

Bên cạnh đó, hàng loạt nghị định về ĐKKD cũng được ban hành theo đúng kế hoạch. Tuy vậy, việc rà soát và cắt giảm các ĐKKD bất hợp lý, không minh bạch sẽ vẫn tiếp tục như quyết tâm của Chính phủ. Pháp Luật TP.HCM ghi nhận một số ý kiến về quyết tâm này.

NGUYỄN CHÍ DŨNG, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT:

Chuyển từ tư duy tiền kiểm sang hậu kiểm

Tôi cho rằng đợt rà soát, cắt giảm các ĐKKD lần này đã chỉ ra thay vì đưa ra các ĐKKD hạn chế người dân gia nhập thị trường, Nhà nước cần đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn để giám sát, chuyển mạnh từ tư duy tiền kiểm sang hậu kiểm, quản lý dựa trên phân tích, đánh giá rủi ro.

Các thành viên Chính phủ đều thống nhất rất cao về mục tiêu, định hướng cải cách thể chế nói chung và cải thiện môi trường kinh doanh nói riêng. Sau ngày 1-7, quá trình rà soát các ĐKKD sẽ tiếp tục chứ không dừng lại.

Bộ KH&ĐT đã được Thủ tướng giao nhiệm vụ xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư kinh doanh để trình Chính phủ vào tháng 8 tới. Tất cả quy định không còn phù hợp với thực tiễn, trái với xu thế đổi mới và hội nhập, gây cản trở việc làm ăn kinh doanh thì phải bổ sung, sửa đổi.

Bộ KH&ĐT cũng phải rà soát Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; còn các bộ, ngành khác phải rà soát và sửa đổi các luật chuyên ngành theo tinh thần đó. Tôi cho rằng luật mới này sẽ cơ bản khắc phục được tình trạng phát sinh thêm các ĐKKD không hợp lý, không minh bạch.

Cùng với Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ, môi trường kinh doanh minh bạch, có thể tiên liệu và thân thiện với người dân và doanh nghiệp sẽ được thúc đẩy. Mặt khác, trách nhiệm của người đứng đầu cũng sẽ được nâng cao, dẫn chiếu cụ thể để tránh tình trạng có một số công chức gây phiền hà cho doanh nghiệp vì những động cơ khác.

Theo nghị quyết của Chính phủ, Chính phủ sẽ lấy nguyên tắc phục vụ doanh nghiệp thay vì với cách thức nặng nề tính quản lý như trước kia. Các bộ, ngành cũng như chính quyền cần thân thiện hơn nữa với doanh nghiệp. Bởi khi doanh nghiệp thấy sự thân thiện của Chính phủ, pháp luật đồng bộ hiệu quả thì mới yên tâm bỏ tiền ra đầu tư, làm ăn.

Bộ trưởng phải gỡ bỏ &'hòn đá tảng' giấy phép con - Hình 1

Nhiều ý kiến cho rằng điều kiện kinh doanh gas gây khó cho doanh nghiệp nhỏ. Ảnh: HTD

TS NGUYỄN ĐÌNH CUNG, Viện trưởng Viện Quản lý nghiên cứu kinh tế Trung ương:

"Mắt xích" của cải cách là các bộ trưởng

Tôi nghĩ rằng so với yêu cầu, kỳ vọng về cải cách thực sự thì đợt rà soát, cắt giảm các ĐKKD vừa rồi chưa đạt nhưng có một số điểm tốt hơn.

Đầu tiên là bỏ những quy định giới hạn về quy mô như quy định sàn giao dịch bất động sản, chứng khoán phải có diện tích ít nhất 50 m2. Đây là tiền đề tốt để bỏ những quy định tương tự trong các lĩnh vực khác. Tiếp nữa là những yêu cầu về máy móc, thiết bị thì chuyển về quy chuẩn, bởi nếu ĐKKD là giấy phép, là "xin cho", tiền kiểm thì quy chuẩn kỹ thuật sẽ là hậu kiểm, không cần giấy phép và giảm được phiền hà, rắc rối cho DN. Như vậy về nguyên tắc là bỏ được nhiều thứ.

Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm được hiểu là thay vì đặt ra các ĐKKD - đặt ra rào cản với doanh nghiệp ngay từ khi gia nhập thị trường thì cần quản lý bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng với hàng hóa sau khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Phải nói rõ ĐKKD là tiền kiểm, gánh nặng thực thi đè nặng lên vai doanh nghiệp.

Tuy vậy, việc rà soát các ĐKKD này phải là quá trình liên tục. Thủ tướng đã có những thông điệp mạnh mẽ về vấn đề này. Tôi cho rằng các bộ trưởng cần phải quan tâm đến việc rà soát, cắt giảm các ĐKKD hơn nữa. Các bộ trưởng phải hiểu được cái gì thực sự hợp lý hay không hợp lý. Phải hiểu, nghe và cảm nhận được cái gì là thuận lợi, cái gì là rào cản đối với doanh nghiệp và người dân. Bởi lẽ các bộ trưởng là những "mắt xích" cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại của công cuộc cải cách lần này.

VŨ TIẾN LỘC, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:

Thà bỏ sót còn hơn siết nhầm doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 đã hiện thực hóa quan điểm về "quyền tự do kinh doanh" được khẳng định trong Hiến pháp 2013, bằng những quy định có tính cải cách, đột phá, đặc biệt là các quy định liên quan đến ĐKKD.

Nhưng cần lưu ý kết quả ngày hôm nay không phải là "ván đã đóng thuyền", mà mới là bước đầu cho một cuộc cải cách thực sự. Nói cách khác đây mới là thời điểm bắt đầu hành trình cởi trói doanh nghiệp khỏi các ĐKKD vô lý, không cần thiết; giảm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong số 267 ngành nghề đã được quy định.

Thực sự ĐKKD chính là cơ chế xin cho. Quản lý nhà nước cần phải dùng quy chuẩn, chuyển sang hậu kiểm để giảm bớt "xin cho" trong đầu tư, kinh doanh. Làm được điều này, cả Nhà nước và doanh nghiệp đều giảm được gánh nặng. Đồng thời, quá trình rà soát các ĐKKD cần tuân thủ nguyên tắc thà bỏ sót ĐKKD còn hơn siết nhầm doanh nghiệp.

LS TRƯƠNG THANH ĐỨC, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam:

Tôi có niềm tin về bước tiến lớn

Tất cả ĐKKD được ban hành theo thông tư trong suốt 16 năm qua đều trái với Luật Doanh nghiệp năm 1999 cũng như 2005 và gần đây là trái với Luật Đầu tư năm 2014. Do đó, trong tình hình hiện nay, việc rà soát và cắt bỏ những ĐKKD là cần thiết và nên tiến hành liên tục.

Sự chỉ đạo rất quyết liệt của Chính phủ trong đợt rà soát các ĐKKD lần này đã tạo ra sự thay đổi lớn. Đặc biệt, công tác thẩm tra của Văn phòng Chính phủ, của Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp đã rất sát sao, có những kết luận chính xác về nhiều ĐKKD.

Tôi có niềm tin rằng sẽ có bước phát triển lớn cả về nhận thức và thể chế kinh tế sau đợt rà soát về ĐKKD lần này.

Đề nghị bỏ hàng loạt giấy phép con VCCI trong một thời gian rất ngắn đã phải rà soát 49 dự thảo nghị định về ĐKKD của các bộ, ngành, qua đó đã hoàn thiện 221 trang kiến nghị về 331 quy định, phục vụ các buổi họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ vừa diễn ra. Nhiều ĐKKD chung chung, định tính, dễ bị công chức lạm dụng làm khó doanh nghiệp, nảy sinh tham nhũng, quan liêu, cửa quyền đã bị VCCI đề nghị bỏ hẳn hoặc phải quy định rõ. Chẳng hạn dự thảo nghị định quy định ĐKKD trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ NN&PTNT quy định về điều kiện cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm: Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại... VCCI cho rằng cần phải bỏ quy định chung chung này. Dự thảo nghị định của Bộ Công Thương cho rằng nhượng quyền thương mại là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhưng VCCI khẳng định nhượng quyền thương mại thực ra là phương thức kinh doanh và đề nghị bãi bỏ Nghị định 35/2006, 120/2011 và Thông tư 09/2006. Trong quá trình rà soát, VCCI nhận thấy quy định liên quan đến giấy ủy quyền hoặc giấy chỉ định của chính hãng sản xuất trong Thông tư 20/2011 của Bộ Công Thương không được đề cập. Có ý kiến cho rằng quy định này chỉ là thủ tục hành chính, không phải là ĐKKD, do đó vẫn giữ ở thông tư. Ngược lại, VCCI cho rằng điều này không hợp lý và đề nghị bãi bỏ toàn bộ thông tư này. Nghị định 19/2016 của Chính phủ do bộ này soạn thảo liên quan đến ĐKKD gas cũng được VCCI đề nghị thu hẹp điều kiện về quy mô, dung tích bồn chứa. Tuy vậy, theo TS Nguyễn Đình Cung, quy định này cần phải được loại bỏ để đảm bảo tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng. Nếu không, ngành gas sẽ rơi vào độc quyền. Thông điệp nhất quán của Thủ tướng Trong quá trình rà soát các ĐKKD, thông điệp nhất quán của Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là kiên quyết cắt giảm các quy định về ĐKKD, loại bỏ các giấy phép con bất hợp lý; quy định về điều kiện đầu tư phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện; đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo động lực cho phát triển.

Theo_PLO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024

Tin đang nóng

Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"
11:39:35 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Thanh Thảo rút đơn kiện Thúy Vinh sau 13 năm: "Tôi muốn ngừng đấu đá"
13:33:13 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024

Tin mới nhất

Quốc gia hạnh phúc nhất Bhutan: trên bờ 'tan vỡ', đây mới là đời sống thật?

16:30:53 19/11/2024
Nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới, và nằm trên dãy Himalaya, là Bhutan. Được biết đến là Vùng đất của Rồng Sấm, đây là một chế độ quân chủ Phật giáo với 700.000 cư dân.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h

15:05:34 17/11/2024
Do tác động của bão Man-yi, từ chiều 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16; sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Lộ dung mạo chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh, bật mí 1 chi tiết khủng trong lễ cưới

Sao việt

16:56:15 19/11/2024
Chỉ còn 1 ngày nữa, ca sĩ Thái Trinh sẽ chính thức lên xe hoa về nhà chồng. Trước thềm ngày trọng đại, cô dâu tung trọn bộ ảnh cưới sang xịn mịn và tiết lộ tất tần tật thông tin về ông xã.

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến du lịch đẳng cấp quốc tế

Du lịch

16:54:03 19/11/2024
Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là viên ngọc xanh của Quảng Bình mà còn là điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch quốc tế.

Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội

Sao châu á

16:48:51 19/11/2024
Ngày 19/11, tờ iFeng đưa tin Triệu Vy và Công ty truyền thông Văn hóa Long Vy Tây Tạng, Công ty Văn hóa Tường Nguyên bị buộc nộp phạt khoản tiền 8.488 NDT (gần 30 triệu đồng).

Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:45:52 19/11/2024
Bữa cơm này tuy không cầu kỳ nhưng lại có thể gây thương nhớ cho những ai thưởng thức. Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Cổ phiếu của tập đoàn Trump tăng vọt

Thế giới

16:45:12 19/11/2024
Nếu thỏa thuận này thành công sẽ giúp công ty của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thêm sự hiện diện trong ngành công nghiệp tiền điện tử vốn đang được kỳ vọng sẽ có những thay đổi pháp lý tích cực dưới sự lãnh đạo của ông khi nhậm ...

Xót xa cảnh cậu bé 7 tuổi xin ký tên để chị gái được làm phẫu thuật: Ông bà mất rồi, cháu có thể ký thay

Netizen

16:44:39 19/11/2024
Trước cổng bệnh viện trực thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), một cậu bé 7 tuổi đang cố gắng đẩy một chiếc giường bệnh. Trên giường lúc này, một cô bé 11 tuổi với gương mặt tái nhợt, liên tục khóc nấc lên từng hồi vì đau đớn.

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng

Lạ vui

16:16:03 19/11/2024
Một thợ sửa ống nước may mắn đã phát hiện ra kho báu trị giá hơn 64 tỷ đồng trong một chiếc rương mà những công nhân khác không để ý đến.

Tấm ảnh bí mật của mẹ khiến chồng tôi thay đổi hoàn toàn sau màn phản đối kịch liệt về việc về quê sống

Góc tâm tình

15:42:17 19/11/2024
Cuộc sống công nhân đầy khó khăn đã khiến lời đề nghị của mẹ tôi về việc trở lại quê ngoại sống và làm việc trở thành một tia hy vọng.

Cậu con trai út hiếm hoi lộ diện và bí ẩn của Angelina Jolie và Brad Pitt

Sao âu mỹ

15:28:41 19/11/2024
Ngày 17/11, Angelina Jolie cùng con trai út Knox Jolie-Pitt (16 tuổi) gây chú ý khi tham dự lễ trao giải Governors Awards tại Los Angeles (Mỹ).

Huy Thanh Jewelry: Nơi trang sức kể câu chuyện về sự hoàn mỹ

Làm đẹp

15:25:54 19/11/2024
Trang sức không chỉ là phụ kiện tô điểm mà còn chứa đựng những câu chuyện tinh tế về nghệ thuật chế tác. Tại Huy Thanh Jewelry, từng món trang sức là kết tinh của sự sáng tạo, công nghệ hiện đại và tay nghề thủ công tinh xảo.