Không thể làm khác

Theo dõi VGT trên

Dư luận thế giới có nhiều đ.ánh giá khác nhau về cuộc khủng hoảng đang nhấn chìm Ukraine. Nhưng dưới góc độ của “chú gấu Nga”, việc cương quyết giữ Crimea để chặn đà “Đông tiến” của phương Tây là điều không thể làm khác.

Không thể làm khác - Hình 1

Tổng thống Putin quyết tâm hậu thuẫn Crimea ly khai để trả đũa phương Tây tăng cường ảnh hưởng tại Kiev.

Nếu nhìn lại thời điểm khi mới khởi phát cuộc khủng hoảng tại Ukraine, chắc chắn không ít người nhận thấy nước Nga đã cố gắng kiềm chế như thế nào trước làn sóng biểu tình nổ ra từ cuối tháng 11 năm ngoái chống chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych, một đồng minh của Nga trong không gian hậu Xô Viết.

Thái độ này của Mátxcơva từng bị đ.ánh giá là thờ ơ, yếu kém và đáng trách, nhất là khi Tổng thống Vladimir Putin đã chọn cách im lặng suốt một tuần trước việc phe đối lập Ukraine đơn phương truất quyền của Tổng thống Yanukovych hôm 22/2, chỉ một ngày sau khi hai bên vừa ký thỏa thuận giải quyết khủng hoảng dưới sự chứng kiến của Nga và EU. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Mátxcơva cho rằng đây là sự im lặng cần thiết để thể hiện sự tôn trọng với Kiev và cam kết thực thi nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ của nước khác.

Thế nhưng, trước sự gia tăng mạnh các hành động bài Nga của các nhóm dân tộc cực đoan tại Ukraine và việc chính quyền lâm thời Kiev nhất mực ngả theo phương Tây, chính phủ Nga không thể mãi tiếp tục im lặng.

Nga không thể để Ukraine tự do đi theo quỹ đạo của phương Tây để rồi phải chứng kiến Kiev trở thành vùng đệm trung gian cho một kế hoạch lớn hơn do các cường quốc phương Tây hoạch định. Vì vậy, Tổng thống Putin đã quyết định “bài binh, bố trận” ở Crimea để đặt cả Kiev và phương Tây vào chiếu bí, lấy đây là quân bài chủ lực cho chiến lược “kỳ đà cản mũi” trước các đòn tấn công từ bên ngoài.

Trong vô số phương án có thể lựa chọn can thiệp vào Crimea, việc điều quân và giành thắng lợi hoàn toàn không khó đối với nước Nga, nhưng chắc chắn nó sẽ để lại những “di căn” hết sức nguy hiểm. Làn sóng bài Nga bùng phát mạnh mẽ tại Ukraine và phương Tây; sự nghi ngại của quốc tế trước thói quen sử dụng các biện pháp quân sự của Nga; nguy cơ sa lầy vào một trận chiến ở Ukraine và viễn cảnh bị cô lập trên trường quốc tế … là những hệ lụy mà nhà lãnh đạo Nga không thể không tính đến. Do đó, việc để chính người dân Crimea tự nói lên nguyện vọng của mình thông qua cuộc trưng cầu dân ý sẽ là kế sách vẹn toàn nhất đối với Mátxcơva hiện nay, cho dù ai cũng biết để thực hiện được kế sách đó không thể không có sự sắp đặt trong hậu trường.

Nhà lãnh đạo Nga có nhiều lý do để hành động như vậy khi những diễn biến ở Ukraine và hành động của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, khiến ông không thể làm khác. Sau màn thua đau ở bàn cờ chinh trị Kiev với việc bị phe đối lập Ukraine lật kèo, ông Putin quyết định bày bàn cờ chế ở Crimea dựa trên những lợi thế tự nhiên đang có trong tay ở bán đảo này.

Cụ thể, nếu như phương Tây hậu thuẫn “cuộc nổi dậy” trong Quốc hội Kiev (phế truất Tổng thống thân Nga Yanukovych) thì Mátxcơva cũng đã đáp trả bằng một “cuộc lật đổ” tương tự trong Nghị viện Crimea (lật đổ Thủ tướng thân Kiev Anatoly Mogilyov). Nếu như phương Tây tìm mọi cách kéo Kiev về gần phía mình, thì Nga cũng sẽ sử dụng mọi lợi thế để hút lại Crimea. Rõ ràng mọi kịch bản dân chủ ở thủ đô Kiev đang được lặp lại ở thủ phủ Simferopol theo chiều ngược lại với ranh giới của sự đúng – sai được hiểu hoàn toàn khác nhau ở hai phía.

Ai cũng biết, trong chính trị không chỉ có hai màu trắng-đen và không tồn tại khái niệm “bạn bè vĩnh viễn” hay “kẻ thù vĩnh viễn”. Thứ tồn tại vĩnh viễn duy nhất đối với mọi quốc gia là “lợi ích dân tộc”. Do đó, mọi toan tính, mọi quyết định chiến lược của các quốc gia đều chỉ nhằm phục vụ những lợi ích này và khi cần, những nước lớn sẵn sàng hy sinh lợi ích của các nước nhỏ.

Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay cũng vậy. Để đạt được lợi ích của mình, phương Tây và Nga sẵn sàng đi mọi nước cờ cần thiết miễn sao có thể đạt được lợi ích tối đa trong ván cờ chung cuộc. Những thua thiệt cuối cùng chỉ mình người dân Ukraine phải gánh chịu, mà hậu quả lớn nhất là việc đất nước sẽ bị khoét sâu thêm chia rẽ sắc tộc và mất đi một phần lãnh thổ sau một cuộc trưng cầu dân ý mà tính đúng – sai của nó cũng đang được nhìn nhận rất khác nhau dựa theo lợi ích của từng bên.

Video đang HOT

Bài học độc lập cho Kosovo khỏi Serbia và Nam Ossetia khỏi Gruzia năm 2008 là những minh chứng rõ nhất cho điều này.

Đức Vũ

Theo Dantri

T.iền lệ xấu

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang khoét rộng vết nứt trong không gian hậu Xô Viết vốn xưa nay thuộc ảnh hưởng của Nga. Mặc dù những tác động của phương Tây ở khu vực vẫn rất hạn chế, song không thể phủ nhận xu hướng này đang ngày càng tăng lên.

Tiền lệ xấu - Hình 1

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang tạo ra t.iền lệ nguy hiểm với cả Nga và phương Tây.

Dù muốn dù không, cuộc khủng hoảng ở Ukraine - mà đặc biệt là tại nước Cộng hòa tự trị Crimea - đang tạo ra hai xu hướng chuyển động rõ rệt trong khu vực không gian hậu Xô Viết với một bên là các nước và vùng lãnh thổ muốn tham gia Liên minh Hải quan do Nga đứng đầu, và bên kia là các nước muốn hướng về phương Tây do Mỹ và EU lãnh đạo.

Nhóm đầu tiên là Armenia, Belarus và Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine.

Trong 3 nước này, bán đảo Crimea thể hiện quyết tâm mạnh mẽ nhất khi Quốc hội nước này đã thông qua quyết định sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 để ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga.

Với những gì đã và đang diễn ra ở Crimea thời gian qua, không khó để đoán biết kết quả lựa chọn cuối cùng của người dân trên bán đảo này, nhất là khi nơi đây có gần 60% dân số là người gốc Nga và hầu hết đều cho rằng sáp nhập vào Nga là cứu cánh để tránh một tương lai bất định nếu vẫn tiếp tục ở lại với Ukraine.

Không cùng tình cảnh như Crimea song Armenia và Belarus cũng đang nhất mực hướng về nước Mátxcơva với tâm điểm là việc gia nhập Liên minh Hải quan do Nga đứng đầu.

Đối với hai quốc gia cộng hòa này, Liên minh Hải quan là chiếc ô bảo trợ lớn nhất không chỉ giúp củng cố các mối quan hệ thương mại gắn kết chặt chẽ với Nga, mà còn đem lại sự bảo vệ vững chắc từ chú gấu Nga trước nguy cơ xảy ra bất ổn như ở Ukraine hiện nay.

Tuy nhiên, nhóm nước thứ hai lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại, khi họ coi Nga là một mối đe dọa tiềm tàng và là nhân tố có thể gây bất ổn trong nước.

Điển hình trong số này là chính phủ tạm quyền Ukraine hiện nay, những người đã lật đổ chính thể hợp hiến thân Nga của Tổng thống Viktor Yanukovych và đang phải đau đầu lo giữ Crimea.

Trong những quyết định đầu tiên sau khi lên nắm quyền, các nhà lãnh đạo lâm thời ở Kiev đã thẳng thừng loại bỏ sự ảnh hưởng đã "ăn sâu, bám rễ" của Nga thông qua việc ngả sang hợp tác với phương Tây và cấm sử dụng tiếng Nga như quốc ngữ thứ hai. Trong thông báo mới nhất, chính phủ tạm quyền Ukraine cũng đã thông báo sẽ ký thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu (EU) vào trung tuần tháng này, có thể tại cuộc họp cấp bộ trưởng EU ngày 17/3 hoặc cuộc họp thượng đỉnh ngày 21/3.

Ở phía bờ Đông Biển Đen và nằm tại điểm nối Đông Âu - Tây Á, Gruzia cũng đang ráo riết chuẩn bị cho kịch bản tiến lại gần hơn với phương Tây để có thể nhận được sự bảo vệ lớn hơn trong tương lai.

Từng đụng độ Nga trong cuộc chiến 5 ngày năm 2008 và từ lâu phải đối mặt với những thách thức ở hai nước cộng hòa Nam Ossetia và Abkhazia đã ly khai, các nhà lãnh đạo Tbilisi thấu hiểu hơn ai hết nguy cơ "mất trắng" Cộng hòa tự trị Crimea của chính phủ lâm thời Ukraine, cũng như những cái giá mà Kiev sẽ phải trả cho việc quay lưng lại với Nga để hướng sang phía Tây. Chính vì thế, nhân cuộc khủng hoảng tại Ukraine, chính quyền Tbilisi đã kêu gọi EU đưa ra lộ trình rõ ràng cho tất cả các nước trong việc trở thành thành viên của khối.

Trong khi đó, quốc gia láng giềng của Ukraine là Moldova cũng đang "nóng như lửa đốt" trước tương lai có thể bị mất tỉnh ly khai Transdniestria mà Nga cũng có ảnh hưởng rất lớn. Trong chuyến thăm Mỹ ngày 3/3, Thủ tướng nước này Iurie Leanca đã không ngần ngại so sánh tình hình ở bán đảo Crimea với tỉnh Transdniestria khi mở màn các cuộc thảo luận về hội nhập với phương Tây. Ông Leanca quan ngại một ngày nào đó, Moldova cũng sẽ bị "hụt" mất một phần lãnh thổ giống như Gruzia hay Ukraine.

Những động thái trái chiều này cho thấy đang có một sự phân cực rõ rệt trong không gian hậu Xô Viết. Khi sự phân cực càng lớn, hệ lụy sẽ càng nhiều đối với tất cả các bên.

Với Nga, hậu quả nhãn t.iền nhất là việc nước này bị thu hẹp vùng ảnh hưởng. Thay vì có 6 quốc gia Đông Âu làm vùng đệm ngăn với châu Âu thì nay Mátxcơva chỉ còn lại 2 quốc gia và 3 vùng tự trị. Chủ nghĩa k.hủng b.ố ở Bắc Cacasus, một khu vực mà Nga không còn khả năng kiểm soát, cũng sẽ được dịp trỗi dậy.

Cùng với đó, Nga sẽ phải căng sức nhiều hơn để đối phó với phương Tây khi đường biên giới của EU dịch chuyển về gần Nga hơn. Thật khó hình dung nước Nga sẽ phải đối phó như thế nào khi Mỹ và NATO lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở các vị trí chỉ cách các trung tâm quan trọng trên lãnh thổ Nga khoảng ... 1.000 km.

Trên mặt trận kinh tế, Nga sẽ để tuột mất một trong những thị trường xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt quan trọng nhất của mình. Theo thống kê, hầu hết khí đốt và hơn 80% số dầu thô cùng các sản phẩm dầu mỏ của Nga có đích đến là châu Âu. Nếu để mất thị trường này, Nga cũng tự chặt đi nguồn thu lớn nhất cho ngân sách liên bang, vốn chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp năng lượng. Đó là chưa kể những kế hoạch của Tổng thống Vladimir Putin như thành lập Liên minh Hải quan, Liên minh Á- Âu và các dự án quy mô quốc tế khác cũng sẽ có nguy cơ sụp đổ.

Trên mặt trận ngoại giao, Mátxcơva tiếp tục bị đẩy vào thế cô lập hơn ngay tại "sân nhà", trong khi vai trò nước lớn của Nga như một trung gian hòa giải quốc tế sẽ bị thui chột. Không chỉ tạo ra không khí đối đầu trong khu vực, quan hệ của Nga với các nước lớn cũng sẽ đi vào băng giá. Không loại trừ một cuộc chiến tranh lạnh có thể sẽ lại hình thành.

Trong khi đó, với các nước thuộc không gian hậu Xô Viết, hậu quả đầu tiên là nhiều chính quyền bị xé lẻ và không bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ. Các vùng tự trị ở nhiều nước sẽ nhân dịp này để đẩy mạnh các hoạt động chống đối, ly khai. Kết quả là các nước sẽ phải đối mặt với tình trạng chính trị bất ổn, kinh tế bấp bênh, xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định.

Ở bình diện lớn hơn, các nước này sẽ tiếp tục trở thành con tốt trên bàn cờ chính trị của các nước lớn hoặc trở thành mặt trận để các bên thi thố tài năng và tìm cách tranh giành ảnh hưởng.

Còn với phương Tây, tương lai cũng không có gì sáng sủa khi "lục địa già" sẽ ngay lập tức phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn năng lượng sưởi ấm trong mùa đông giá rét do mất nguồn cung từ Nga.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), Nga hiện đang cung cấp khoảng 1/3 số khí đốt của châu Âu, 1/3 số dầu mỏ và 1/4 số than đá. Nếu quan hệ hai bên căng thẳng, "lục địa già" sẽ không thể tìm ra ngay nguồn cung đủ lớn để bù đắp số thiếu hụt, ngay cả khi Mỹ thông qua dự luật cho phép xuất khẩu dầu thô sang châu Âu.

Bên cạnh đó, do Mỹ và các nước thành viên EU có lợi ích hợp tác với Nga khác nhau nên việc trừng phạt Nga như thế nào cũng sẽ là một bài toán nan giải, thậm chí có thể gây mâu thuẫn giữa Mỹ với EU hay giữa các nước thành viên EU với nhau.

Đơn cử, trong khi Mỹ - quốc gia đầu trò trong cuộc chơi chống lại Nga - chưa lọt vào top 10 đối tác thương mại lớn nhất của Nga và thiệt hại nếu có cũng không đang kể, thì nền kinh tế lớn nhất EU là Đức lại rất dễ bị tổn thương. Đức không chỉ bị mất đi nhà cung cấp năng lượng lớn nhất, thị trường nhập khẩu ô tô lớn thứ tư của mình, mà còn bị &'bay hơi" khoảng 300.000 việc làm cùng 76 tỷ USD kim ngạch song phương với Nga.

Những khác biệt về mức độ thiệt hại do "nghỉ chơi" với Nga cũng được ghi nhận ở nhiều nước thành viên khác của EU.

Tất nhiên, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga có thể khiến hàng hóa của nước này "bị cảm lạnh" một thời gian trên thị trường châu Âu, song nền kinh tế Đức và nhiều nước EU khác sẽ bị "chết cóng" ít nhất trong suốt mùa đông này. Trong khi đó, với Mỹ, lệnh trừng phạt Nga tuy không gây thiệt hại nhiều về kinh tế song lại khiến Washington mất đi một chỗ dựa quan trọng trong nhiều hồ sơ nóng quốc tế khác như Iran, Syria, Triều Tiên và gần nhất là cuộc chiến tại Afghanistan.

Ngoài những khó khăn kinh tế trực tiếp khi đối đầu với Nga, việc dang tay đón Ukraine và tới đây cả một số quốc gia khác thuộc không gian hậu Xô Viết còn khiến EU chịu thêm nhiều gánh nặng tài chính khác. Chưa thoát khỏi khủng hoảng nợ công, nhưng nay EU sẽ phải gồng mình gánh thêm các khoản cứu trợ không nhỏ, ước tính lên tới hàng chục tỷ USD, cho các nước muốn từ bỏ Nga để liên kết chặt chẽ hơn với châu Âu. Mặc dù phương Tây đã lên kế hoạch cho việc khiến các nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào người cho vay t.iền, cả về kinh tế và chính trị, song hẳn Brussels cũng chẳng thể rủng rỉnh t.iền nong đến mức có thể vung t.iền cho vay theo yêu cầu của các con nợ đang ngấp nghé bờ vực phá sản.

Xét trên mọi góc độ, cuộc khủng hoảng Ukraine và xu hướng phân cực ở không gian hậu Xô Viết hiện nay đang đem lại nhiều hệ lụy cho tất cả các bên. Không thể phủ nhận một thực tế rằng, sức hút từ phương Tây đối với một số nước trong khu vực này đang ngày càng lớn, đồng nghĩa với việc phạm vi ảnh hưởng của Nga bị thu hẹp dần. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bức tranh lớn hơn, xu hướng này sẽ chẳng đem lại lợi ích cho bất kỳ bên nào, nếu không muốn nói còn tạo t.iền lệ xấu trong việc lợi dụng các chiêu bài dân chủ để đẩy mạnh hành động can dự vào những vùng lợi ích chiến lược.

Lịch sử ngoại giao thế giới đã cho thấy, khi cần bảo vệ lợi ích của mình, các nước lớn sẵn sàng mặc cả trên lưng các nước nhỏ. Nhưng điều quan trọng hơn là những lợi ích của các nước lớn không phải là thứ bất biến. Do đó, nếu không tỉnh táo, các nước nhỏ sẽ mãi chỉ là những "con tốt" trên bàn cờ và khi không còn nhiều giá trị để sử dụng, chúng sẽ bị "xe, pháo" của nước lớn nhấn chìm.

Đức Vũ

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
Thái Lan sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế
23:03:40 06/07/2024
Năm điểm then chốt trong 'sứ mạng hòa bình' của Thủ tướng Hungary Orban
15:49:57 06/07/2024
Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
05:59:18 07/07/2024
Campuchia hợp tác với Nhật Bản rà phá bom mìn tại Ukraine
11:02:22 07/07/2024
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
12:05:54 07/07/2024
Hỏa hoạn tại khu Phố Tàu ở Thủ đô Thái Lan
20:36:06 07/07/2024
Lũ lụt và lở đất tiếp diễn ở Nepal, gần 30 người t.hiệt m.ạng
20:50:53 07/07/2024

Tin đang nóng

Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Tiến Luật: Gương mặt một đằng giọng một nẻo!
09:15:53 08/07/2024
Vợ danh hài Việt nổi tiếng: Đẻ 5 con, nhan sắc n.óng b.ỏng, ở nhà dát vàng chồng vẫn nói thiệt thòi
13:25:50 08/07/2024
Diễn viên Minh Tít: "Tôi từng nghĩ mình hết duyên với phim truyền hình"
09:24:38 08/07/2024
Đảo Thiên Đường: Á hậu có tiếng sốc khi không một ai muốn hẹn hò, bị "cà khịa" chuyện trốn nấu ăn
11:59:09 08/07/2024
HOT: Hyuna sắp cưới nam idol tai tiếng Junhyung (HIGHLIGHT), netizen tranh cãi nảy lửa
10:35:48 08/07/2024
Nam Thư từng chê Lý Nhã Kỳ "quê mùa" trong chuyện tình yêu, liền bị đàn chị "bắt bài" đến bật khóc
13:13:59 08/07/2024
Sống chung với mẹ chồng 1 tháng khiến tôi động thai, mẩu giấy bà để lại làm tôi không biết mình đã sai hay đúng!
09:41:48 08/07/2024

Tin mới nhất

Iran bắt giữ 8 nghi phạm liên quan vụ tấn công xe chở thùng phiếu

13:21:03 08/07/2024
Các đối tượng tấn công không lấy được thùng phiếu mặc dù đã làm bị thương 5 người trên xe, bao gồm nhân viên thực thi pháp luật và nhân viên bầu cử. Hai sĩ quan đã t.hiệt m.ạng trong vụ tấn công.

Ukraine yêu cầu đồng minh phương Tây cung cấp tàu ngầm nâng cao năng lực tại Biển Đen

13:16:55 08/07/2024
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Đô đốc Neizhpapa cho biết nước này sẽ cho ngừng hoạt động tàu tuần dương Ukraine mà thay thế vào đó là sớm tiếp nhận tàu hộ tống Ivan Mazepa đang trong quá trình thử nghiệm.

Ai Cập nỗ lực hỗ trợ khôi phục an ninh và ổn định ở Sudan

13:12:34 08/07/2024
Tuyên bố này được đưa ra 1 ngày sau khi các đảng chính trị của Sudan nhất trí thành lập ủy ban kiến tạo hòa bình ở quốc gia Đông Bắc Phi.

Argentina kêu gọi Mercosur ký FTA với Việt Nam và Indonesia

13:11:01 08/07/2024
Bà Mondino nhận định Mercosur đã không tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường lớn ngoài khu vực, cũng như ký FTA với các quốc gia khác tạo động lực cho hội nhập quốc tế.

Gần như toàn bộ dân số Gaza phải di tản sau 9 tháng chiến tranh

13:08:28 08/07/2024
Các quan chức Israel cho biết cuộc tấn công vào Rafah sẽ là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, nhưng sự gia tăng giao tranh ở phía Bắc cho thấy Hamas vẫn duy trì một sự hiện diện vững chắc liên tục.

Mùa mưa bão 2024 - chủ động thông tin dự báo, cảnh báo về La Nina

13:04:41 08/07/2024
Như vậy, mưa lớn sẽ dồn dập về cuối năm, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, làm gia tăng nguy cơ ngập úng kéo dài, lũ lụt trên diện rộng, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực này.

Cứu nạn kịp thời thuyền viên người Trung Quốc bị thương tích trong quá trình lao động

06:46:20 08/07/2024
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân ngày càng chuyển biến xấu do c.hảy m.áu nhiều dẫn đến khó thở, sốt cao liên tục, sức khỏe yếu. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải,

Bầu cử Pháp: Phe cực hữu mất cơ hội nắm chính phủ, Thủ tướng Attal bất ngờ từ chức

06:34:11 08/07/2024
Cuộc khảo sát cũng cho thấy trên 40% cử tri Pháp tin rằng sẽ không có nhóm chính trị nào trong ba khối tranh cử chính giành được đa số tuyệt đối, trong khi chỉ có 35% tin rằng phe cực hữu sẽ đạt được mục tiêu này.

Chuyển đổi số: Trung Quốc dẫn đầu thế giới về thanh toán di động

06:28:53 08/07/2024
Dữ liệu của NetsUnion Clearing Corporation cũng cho thấy hơn 28,75 triệu giao dịch đã được thực hiện bằng ví kỹ thuật số nước ngoài trong nửa đầu năm nay, lên tới 5,32 tỷ Nhân dân tệ.

BRICS phát triển đồng t.iền chung

06:24:07 08/07/2024
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết nước này đã mời các nước thành viên BRICS và các đối tác của liên minh này tiến hành thanh toán xuyên biên giới trên nền tảng thanh toán BRICS Bridge.

Du lịch tâm linh thu hút nhiều bạn trẻ thế hệ Z ở Ấn Độ

06:20:49 08/07/2024
Những người hành hương cũng đến Sarnath, cách Varanasi khoảng 10 km về phía đông bắc. Đây được coi là nơi Đức Phật Gautama đã thuyết giảng bài pháp đầu tiên sau khi được giác ngộ.

Nga kiểm soát địa điểm chiến lược ở vùng Donestk

06:18:28 08/07/2024
Trong khi đó, theo trang Defense Express, cùng ngày lực lượng Ukraine đã thực hiện một loạt các hoạt động chính xác nhắm vào các khí tài quân sự của Nga ở khu vực Donetsk.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Tây Bắc: Ghé ruộng bậc thang Miền Đồi giữa rừng nguyên sinh Hòa Bình

Du lịch

14:25:49 08/07/2024
Hòa Bình - Trên bản du lịch Tây Bắc, ruộng bậc thang Miền Đồi (huyện Lạc Sơn) viên ngọc thô của vùng sơn cước Hòa Bình đang bắt đầu tỏa sáng.

Nữ kế toán ở Hà Tĩnh bị truy nã vì gây thiệt hại hơn 600 triệu đồng

Pháp luật

14:25:48 08/07/2024
Công an huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang truy nã đối tượng Nguyễn Thị Hồng Nhung (nguyên kế toán ngân sách xã Cẩm Quan) vì gây thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 600 triệu đồng.

Sao Việt 8/7: Tâm Tít ngày càng xinh đẹp, Hương Giang có tin vui

Sao việt

14:25:37 08/07/2024
Tâm Tít khoe tối đa vóc dáng nuột nà, thon gọn dù đã qua 2 lần sinh nở, nữ diễn viên Hương Giang thông báo đang mang thai với bạn trai mới.

Chân váy maxi đang "hot" rần rần, chị em lưu ngay 10 cách diện để phong cách Hè thêm sành điệu

Thời trang

14:12:38 08/07/2024
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để diện những chiếc chân váy maxi thướt tha, bay bổng. Không chỉ thoải mái, mát mẻ, chúng còn giúp các nàng thăng hạng phong cách.

Vui lên nào anh em ơi - Tập 1: Bộ ba Hưng, Tiến, Thắng khởi nghiệp bất thành

Phim việt

13:44:23 08/07/2024
Bộ ba bạn thân Hưng, Tiến, Thắng cùng hùn vốn để khởi nghiệp, hy vọng kiếm được t.iền nhưng lại thất bại ê chề. Mỗi người phải đối mặt với những vấn đề của riêng mình.

Giờ tốt khởi công, động thổ, khai trương cho từng ngày trong tuần mới từ 8/7 - 14/7/2024

Trắc nghiệm

13:43:44 08/07/2024
Dưới đây chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã chia sẻ ngày giờ tốt xấu cho từng ngày trong tuần mới từ 8/7 - 14/7/2024.

Đen Vâu là khách mời đặc biệt trong live concert của Hà Trần

Nhạc việt

13:41:08 08/07/2024
Tối 7-7, Hà Trần và ê kíp sản xuất live concert Thiên hà tinh khôi khiến khán giả bùng nổ khi xác nhận nam rapper Đen Vâu chính là khách mời đặc biệt cho hai đêm nhạc tại TP.HCM và Hà Nội.

Dàn diễn viên lần đầu tiên đóng vai chính của Vui lên nào anh em ơi

Hậu trường phim

13:35:50 08/07/2024
Ba chàng trai trong Vui lên nào anh em ơi do ba diễn viên quen mặt nhưng lại lần đầu đảm nhận vai chính phim truyền hình.

Người phụ nữ hồi sinh sau khi tắt thở, ngừng tim

Sức khỏe

13:35:23 08/07/2024
Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vừa cứu sống cụ bà 70 t.uổi ngừng tim, tắt thở do bị nhồi m.áu cơ tim cấp.

Lana Del Rey 'hẹn hò' cùng Quavo trong MV mới

Nhạc quốc tế

13:30:59 08/07/2024
Quavo và Lana Del Rey - hai nghệ sĩ tài năng từng nhận đề cử giải GRAMMY - đã cùng nhau phát hành đĩa đơn hoàn toàn mới mang tên Tough, kết hợp cùng music video với những cảnh quay vô cùng ấn tượng.

Siêu phẩm ngôn tình chiếu 100 lần vẫn cực hot, nữ chính gây sốt nhờ nhan sắc "xé truyện bước ra"

Phim châu á

13:22:58 08/07/2024
Tác phẩm này đã được chiếu đi chiếu lại hơn 100 lần trên các đài truyền hình và vẫn nhận được sự yêu thích của khán giả với nhiều lời khen