Không thể đơn giản như… đang giỡn
Hai con người khác nhau sống với nhau thì kiểu gì chẳng xảy ra xung đột. Mà khi đã xung đột thì người đang “xung” thường có kiểu “chuyện bé xé to”, thay vì nên đơn giản cho đời thanh thản.
Thế nhưng, đôi khi, các ông chồng bà vợ quá đơn giản trong lối sống lại làm cho bạn đời khổ đau. Trong cuộc đời lắm nỗi lo, đầy rủi ro mà anh ấy/cô ấy cứ đơn giản như… đang giỡn. Hãy xem qua vài đoạn trích từ thư họ gởi cho “đối tác” của mình.
Vợ yêu dấu,
Chiều nay, nhà mình được mời đi dự tân gia người bạn khá thân của anh. Sau giờ làm, anh vội vã chạy về nhà. Con gái mừng rỡ vì hiếm khi thấy ba về sớm. Anh đọc lại tấm thiệp của bạn, ghi mời “gia đình bạn…”. Mấy khi mình có cơ hội đi với nhau, anh bảo em mau thay váy đẹp, trang điểm nhẹ nhàng. Con gái rộn ràng diện cái áo đầm mới mua. Chỉ có em, vẫn ngồi trước ti vi, vừa xem phim vừa nói: “Thôi, đi đâu cho đông, phức tạp. Để mình anh đi, vừa gọn vừa đỡ tốn tiền bao thư, quà cáp. Đơn giản thôi anh, nhà người ta tân gia, đông người, gia chủ chẳng để ý ai đâu”.
Em đưa cho anh một bịch trái cây làm quà. Anh ngại quá, vì nó đã được mẹ em ở quê mang lên từ tuần trước. Mấy trái xoài, ổi… chín quá rồi, nhưng em bảo trái cây sạch, quý lắm; nhà có sẵn, mua quà chi. Mà bạn bè quý nhau mới đến chứ đâu phải quý món quà”.
“Tính em vốn đơn giản lắm”. Trước khi cưới, em đã tuyên bố như thế với anh và em coi đó là một ưu điểm. Bây giờ, qua vài năm chung sống, anh không biết mình nên vui hay buồn. Mối quan hệ của tụi mình cũng quá giản đơn, vì ảnh hưởng phong cách của em. Anh đi làm về, thường thì đã hơn chín giờ tối. Cơm có thì ăn, không có thì làm đại gói mì cũng xong. Em và con cũng ăn đơn giản vậy, nên anh đâu dám đòi hỏi chi. Quần áo của anh, em hay ủi sẵn. Lúc nào em không ủi, anh cũng chẳng nói gì, cứ mặc đại đi làm, vì anh biết tính em không thích quá tập trung sức lực và thời gian vào chuyện quần áo.
Chuyện ăn uống, ăn mặc… em cứ bảo đơn giản là được rồi, nhưng anh chẳng thấy được gì cả. Con gái thì ốm nhom, giờ cứ đòi uống trà sữa ngoài quán. Gian bếp nhà mình chỉ dùng để hâm nóng thức ăn làm sẵn mua ở siêu thị, trữ trong tủ lạnh. Đi làm, em mặc đồng phục công sở, vài cái váy để dành lúc đi chơi; còn ở nhà, em mặc mấy bộ đồ mà theo anh thì nên vứt cho rồi.
Tụi mình khó khăn, nên tiết kiệm mới mua được căn hộ chung cư còn trả góp, nhưng đâu phải vì thế mà cứ phải ăn mặc tuềnh toàng, cũng có thể tươm tất đàng hoàng chứ. Nhà mình đâu phải là chỗ trọ – chỉ để tắm rửa, xem ti vi và ngủ. Mọi chuyện trong gia đình, sắm sửa gì, thăm viếng, giúp đỡ ai… anh hỏi ý kiến em, lúc nào cũng nghe câu trả lời: “Tùy anh thôi, nhưng đơn giản thôi anh, em thấy sao cũng được”.
Video đang HOT
Anh cảm thấy dường như mình không có gia đình, chỉ có ba con người và cái nhà. Sáng ra, anh và em, mỗi người phóng xe đi mỗi hướng. Em chở con gái đi học, anh đi làm. Chiều, em thường đưa con đi siêu thị, nhà sách, có khi đi ăn… Trong lúc đó, dường như em chẳng cần biết anh đang ở đâu.
Trương.Q
Chồng dấu yêu,
Ngày trước, mẹ em thường bảo em lấy chồng, để mẹ yên tâm tuổi già. Khi em lập gia đình, mẹ yên tâm rồi, còn em thì đứng ngồi không yên. Tại vì những suy nghĩ của anh quá đơn giản. Em có bầu, anh bảo ngày xưa mẹ anh có bầu bảy lần, khỏe re. Nghe vậy, em chẳng dám… mệt. Ngày em đi sinh, lúc đau bụng, em phải tự gọi taxi vào bệnh viện, vì anh đã lỡ hứa với bạn bè đi đá banh tranh giải gì đó và cũng vì “mẹ anh ngày xưa đi đẻ cũng có ai theo đâu, bố anh đi công tác”.
Con bệnh, anh bảo có sao đâu, con nít mà, đau ốm suốt, lớn lên thì khỏi. Em lại một mình đưa con vào bệnh viện. Nhưng bực nhất là lúc em muốn nói chuyện với anh, anh cũng im im, không biết có đồng ý hay không. Em cáu thì anh ra khỏi nhà, em dịu xuống mới về, bảo anh dễ tính nên em cáu kiểu gì cũng được, anh không sao đâu.
Ảnh minh họa
“Anh không sao đâu. Anh đơn giản lắm”. Điệp khúc đó làm em chán anh kinh khủng. Đến sinh nhật em, con và cả sinh nhật của anh, chỉ có mình em loay hoay nấu nướng, bày dọn. Em có lỡ than mệt thì anh làu bàu: “Đã bảo đơn giản thôi, ai biểu bày chuyện phức tạp”. Đơn giản của anh có nghĩa không làm gì là hay nhất, tốt nhất; có tiền thì ra tiệm, không thì thôi. Ngày tết, cũng chỉ có mình em mua quà cho cha mẹ hai bên, bởi anh cũng đơn giản: “Có quà cũng được, không có cũng đâu có sao, cha mẹ cũng đâu có trách”.
Khi mẹ anh mong có thêm đứa cháu nội con trai, lần đầu tiên, em thấy anh bày tỏ cảm xúc gật gù, tán thành. Nhưng rồi, anh lại đơn giản rằng, đó là nhiệm vụ của em, rằng nếu như em không sinh được con trai là tại em. Khổ quá, em biết làm sao…
Mưatím@yahoo….
Trường Sơn
Theo phunuonline.com.vn
Ngay lần đầu ra mắt, tôi đã bị cả nhà người yêu "mời" xuống bếp ăn cơm một mình
Tôi đỏ ửng mặt vì ngại ngùng và bất ngờ. Lời yêu cầu của dì khiến tôi không biết đáp lại ra sao. Ngay ngày đầu tiên tôi về ra mắt, nhà người yêu đã hành xử "khó đỡ" như vậy...
Tôi là một cô gái không cao, dáng người mập mạp. Từ nhỏ, bố mẹ nuôi tôi đã rất nhàn. Bởi lẽ, tôi ăn uống dễ, không kén chọn. Tôi không quá béo, chỉ "đậm" hơn so với người thường đôi chút. Vì thế, mọi người hay khen tôi dễ thương.
Bố mẹ tôi đi làm xa, đến vài tháng mới về nhà một lần. Tôi gần như trở thành người nội trợ trong gia đình. Không có bố mẹ chăm sóc, tôi phải cơm nước từ đầu đến cuối. Nhờ thế, tôi rất tự tin về khả năng nấu nướng của mình.
Tôi dễ tính trong chuyện ăn uống là thế nhưng lại kén ăn một thứ. Đó là mắm tôm. Hồi còn nhỏ, bố tôi ăn mắm tôm, vô tình làm đổ lên chiếc áo tôi đang mặc. Từ đó, mỗi lần tôi thấy mắm tôm là chạy mất dép.
Người yêu tôi cũng như nhiều đàn ông khác, thích ăn mắm tôm vì vị đậm đà đặc trưng của nó. Tuy nhiên, anh sẽ không bao giờ đụng đến nó trong mỗi buổi hẹn hò. Vì thế, chúng tôi không xảy ra bất đồng trong chuyện ăn uống. Thế nhưng, tôi đâu thể lường trước được tất cả.
Tôi đâu thể lường trước được tất cả. (Ảnh minh họa)
Cuối tuần vừa rồi, nhà anh có giỗ. Nhân dịp này, anh đưa tôi về ra mắt gia đình. Nhà anh không đông anh em. Cả bữa giỗ chỉ có ba mâm cơm. Tôi và anh về nhà sau khi tan làm nên bị muộn. Cỗ bàn đã xong xuôi nên chúng tôi chỉ sẵn ăn.
Tôi ngồi vào mâm mới biết cỗ nhà anh có món giả cầy. Vì món này được nấu bởi toàn phần thịt ngon nên em gái anh gắp cho tôi rất nhiều. Tôi ái ngại nhìn miếng thịt có vị mắm tôm trong bát mình. Dù mắm tôm được nấu chín nhưng tôi cũng không dám ăn.
Vì thế, tôi đành thú nhận thói quen ăn uống của mình rồi gắp miếng thịt ra khỏi bát. Dì anh thấy vậy, nói nhỏ vào tai tôi rằng mọi người sơ ý nên không biết điều này. Thôi thì tôi chịu khó đi xuống bếp ăn cơm một mình để cả nhà đỡ mất tự nhiên. Lát nữa, dì sẽ xuống ăn cùng tôi cho vui.
Tôi cảm thấy tủi thân vô cùng. (Ảnh minh họa)
Tôi đỏ ửng mặt vì ngại ngùng và bất ngờ. Lời yêu cầu của dì khiến tôi không biết đáp lại ra sao. Ngay ngày đầu tiên tôi về ra mắt, nhà người yêu đã hành xử "khó đỡ" như vậy. Bố anh nói câu đãi bôi rằng tôi cứ ở lại ăn cùng nhưng không ai lên tiếng gì thêm. Tôi đành ngậm ngùi đi xuống bếp trước ánh mắt đổ dồn của cả nhà.
Tối đó, anh nài nỉ xin lỗi tôi cho bằng được. Tôi cảm thấy tủi thân vô cùng. Đâu phải tôi chảnh chọe, cố ý phá hỏng bầu không khí vui vẻ của bữa cơm. Tôi không ăn được mắm tôm cũng đáng bị hắt hủi đến vậy sao?
Anh hứa sau này sẽ không bao giờ lặp lại chuyện đó. Tôi nghe vậy, vừa giận vừa thương. Có lẽ anh muốn tôi được tôn trọng nhưng không dám trái ý cả nhà. Nếu tôi lấy anh, có khi nào lại phải chịu sự kỳ thị vì những chuyện nhỏ nhặt đó nữa không?
Theo afamily.vn
Tình giảm, nợ tăng Nhiều khi em thấy mình đang bám víu vào công việc, vào trách nhiệm nợ nần để sống tiếp, chứ tình cảm vợ chồng không còn bao nhiêu. Kính gửi chị Hạnh Dung, Em 28 tuổi, lấy chồng được 3 năm, đã có một bé trai gần 1 tuổi. Em cảm giác mình đang chìm dần xuống hố thẳm hôn nhân, không biết...