Không thể để dân phòng, trật tự lạm quyền hành hung dân
Vụ dân phòng, trật tự đô thị phường 25, quận Bình Thạnh – TP. HCM đánh đập một người buôn bán hàng rong đã làm nhiều đại biểu HĐND TP. HCM bức xúc.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Câu chuyện xảy ra rất đau lòng. Hình ảnh, clip anh Trịnh Xuân Tình bị còng tay và bị đánh ngất xỉu nằm dưới đất được đưa lên mạng đã làm dư luận phẫn nộ. Không ai có thể chấp nhận hành động côn đồ của những người khoác áo trật tự và dân phòng.
Phó trưởng Ban văn hóa – Xã hội HĐND TP. HCM Nguyễn Hồng Hà phát biểu: “Thực thi nhiệm vụ thì cương quyết nhưng phải thể hiện tính nhân văn. Không ai được phép đánh người dân và tất nhiên, trong trường hợp người dân kháng cự thì có thể có những va chạm xảy ra, nhưng cố ý đánh người không có khả năng chống đỡ là không được. Tôi đề nghị các cơ quan chức năng cần phải tìm hiểu, làm rõ và xử lý một cách cụ thể sự vụ này và có biện pháp chấn chỉnh để tránh tái diễn”.
Dân mình còn khổ. Không ai muốn đem thân đi làm phận hàng rong, nhưng đó là cách mưu sinh của họ. Tại cuộc họp HĐND TP. HCM ngày 10.12, đại biểu Lê Trương Hải Hiếu cho rằng, còn một bộ phận người dân rất nghèo. Nếu họ buông vỉa hè ra thì không biết sống bằng gì. Sự chia sẻ này rất thực tế, cho nên, dù việc dẹp hoạt động buôn bán hàng rong, lấn chiếm lòng lề đường là cần thiết và phải làm, nhưng không thể để xảy ra việc hành hung người dân.
Video đang HOT
Trật tự, dân phòng cậy quyền “múa gậy” thị uy với dân không phải mới. Dân phòng dùng gậy chặn xe dân thay cảnh sát giao thông xuất hiện trên nhiều tuyến đường tại Hà Nội từng làm cho người dân “sôi máu”. Dân phòng không dừng lại ở việc giữ trật tự, mà xông vào chặn xe, thu chìa khóa, quát nạt người đi đường bằng những lời lẽ rất thiếu văn hóa.
Còn nhiều vụ khác như dân phòng là hung thủ hoặc nghi phạm liên quan đến các vụ đánh chết người từng xảy ra ở Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nghệ An. Các vụ án này cho thấy, dân phòng quá lạm quyền và đến lúc phải có biện pháp chấn chỉnh.
Hoạnh họe, ăn hiếp người dân thì dễ, nhưng có nhiều vụ côn đồ lộng hành ở các khu dân cư thì dân phòng biến mất tiêu, không dám ló mặt ra.
Mới đây, vụ xe bia đổ ở Biên Hòa, dân xông vào hôi của, xin hỏi dân phòng đâu, trật tự đâu, công an đâu mà để cho một vụ “cướp” tập thể xảy ra công khai giữa ban ngày? Dư luận lên án những người tham gia hôi của, đặt vấn đề khởi tố vụ án, nhưng xin hỏi, trách nhiệm của chính quyền tại đây, trong đó có công an, dân phòng.
Vụ dân phòng, trật tự còng tay đánh người bán hàng rong vừa xảy ra cần phải điều tra, làm rõ trách nhiệm và xử lý cá nhân sai phạm. Để cho dân phòng, trật tự lạm quyền ứu hiếp dân, đánh dân thì chính quyền tại đó không thể không chịu trách nhiệm.
Theo Dân trí
Hàng trăm người ký tên tố trật tự đô thị đánh người
Nhiều người dân đồng ý ký tên để làm chứng tố tổ công tác trật tự đô thị của P.25 (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) còng tay, dí dùi cui điện vào người bán hàng rong.
Ngày 9/12, ông Nguyễn Văn Quý - Chủ tịch UBND P.25, Q.Bình Thạnh - có văn bản báo cáo Quận ủy, UBND Q.Bình Thạnh về vụ việc diễn ra vào ngày 6/12.
Theo văn bản này thì vào17h chiều 6/12, tổ công tác gồm 6 cán bộ trật tự đô thị và 3 bảo vệ dân phố làm nhiệm vụ dọn dẹp lòng lề đường. Khi đến chợ tự phát ở cư xá 304 đường D1 thì phát hiện ông Trịnh Xuân Tình (SN 1979, quê Thanh Hóa, tạm trú Bình Dương) đứng bán bên lề đường có xe gắn máy kéo theo xe 3 bánh tự chế chứa rau củ quả.
Người dân ký tên làm chứng.
Sau đó, tổ công tác lập biên bản tạm giữ phương tiện và mời ông Tình về trụ sở UBND phường làm việc. Tuy nhiên, ông Tình có uống rượu say, nhảy vào đạp ngã xe gắn máy, đá vào người của tổ công tác...
Trước thái độ chống đối của ông Tình, tổ công tác dùng còng số 8 còng tay lại và đưa lên xe để chở về UBND phường làm việc. "Khi lên xe, ông Tình nhảy xuống đất và cố tình nằm ra đường ăn vạ và có dấu hiệu bị trúng gió. Công an phường đã phối hợp kêu taxi đưa ông Tình vào khoa cấp cứu của bệnh viện Nhân dân Gia Định để khám", bản báo cáo ghi.
Thế nhưng, theo những người chứng kiến sự việc thì "tổ công tác trật tự đô thị không lập biên bản thu phương tiện và hàng hóa của người dân mà cứ đi qua "hốt" rồi quăng hàng hóa lên xe chở đi. Nếu họ lập biên bản thu phương tiện như CSGT và hẹn ngày người dân lên làm thủ tục nộp phạt, lấy phương tiện hàng hóa về thì ai cũng phải chấp hành".
Bản báo cáo của chủ tịch P.25, Q.Bình Thạnh.
Theo người dân, so sánh với những lời ông Quý nói và đoạn clip người dân cung cấp thì không thấy tổ công tác có hành động nào "tự nguyện" đưa ông Tình đi cấp cứu. Đoạn clip cho thấy khi ông Tình nằm bất tỉnh, những người xung quanh đã kêu taxi đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Tuy nhiên, có một người đàn ông mặc thường phục, đội nón bảo hiểm màu xanh, đi dép lê ngăn cản lại không cho đưa đi. Sau đó, cũng chính người này cầm chìa khóa, cúi xuống mở khóa còng số 8 trong tay ông Tình. Mãi cho tới khi người dân hô hoán gọi báo chí tới, lúc này tổ công tác mới chịu đưa ông Tình vào bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Ngoài ra, những câu trả lời báo chí của ông Quý cũng không nhất quán. Chiều 7/12, ông Quý nói trong lúc đang giằng co thì ông Tình lăn ra ngủ (?!); còn trong văn bản báo cáo quận thì nói "khi lên xe ông Tình nhảy xuống đất và cố tình nằm ra đường ăn vạ và có dấu hiệu bị trúng gió".
Theo Tri thức
Gần 20 cán bộ làm oan ông Chấn chưa chắc sẽ "hạ cánh an toàn" Thực tiễn pháp lý trong thời gian qua có một nghịch lý là lấy lý do năng lực chuyên môn yếu kém hoặc lỗi vô ý thì những người tiến hành tố tụng làm oan người vô tội đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và khỏi phải hoàn trả tiền mà nhà nước đã bồi thường cho người bị oan....