“Không thể cứ thấy người cầm súng là nổ súng vào họ”
“Người thi hành công vụ không thể thấy người dân cầm súng là nổ súng ngay vào họ vì lúc đó anh chưa biết súng của người dân là thật hay giả. Hơn nữa, người dân không phải là kẻ thù nên nổ súng trực tiếp vào người dân là không được”.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Quốc hội Lê Việt Trường nêu quan điểm.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Việt Trường, cho biết, băn khoăn của người dân về đề xuất cho phép lực lượng thi hành công vụ nổ súng trực tiếp vào người chống người thi hành công vụ (trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng)… là đúng. Ngay cả việc người dân cầm súng, theo ông Trường lực lượng thi hành công vụ cũng không thể nổ súng ngay vì chưa biết súng của dân là thật hay giả.
Ông Lê Việt Trường – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Quốc hội (ảnh TTO)
Đề xuất cho phép lực lượng thi hành công vụ nổ súng trực tiếp vào người chống đối (trường hợp có thể gây hậu quả nghiêm trọng) khiến người dân có những lo ngại. Những lo ngại đó của người dân là có cơ sở, thưa ông?
Tôi cho rằng lo ngại đó của người dân là đúng. Người thi hành công vụ không thể thấy người dân cầm súng là nổ súng ngay vào họ vì lúc đó anh chưa biết súng của người dân là thật hay giả. Hơn nữa, người dân không phải là kẻ thù nên nổ súng trực tiếp vào người dân là không được. Thực tế chúng ta vẫn chứng kiến người thi hành công vụ hi sinh khi làm nhiệm vụ nhưng cũng không phải vì thế mà có thể xem nhẹ mạng sống của người khác.
Thời kỳ tôi ở Úc đã từng chứng kiến trường hợp một cảnh sát trẻ bị bọn cướp bắn trực tiếp vào người mà không kịp phản xạ. Sau vụ việc người ta cũng thảo luận rất gay cấn về việc cho phép cảnh sát dùng súng như thế nào. Tuy nhiên, mọi việc sau đó vẫn không thể khác, người thi hành công vụ ở Úc vẫn phải tuân thủ quy trình sử dụng súng rất nghiêm ngặt.
Thực tế người thi hành công vụ gặp phải hàng ngàn tình huống chống đối khác nhau. Do vậy, nếu cho phép nổ súng thì trường hợp nào được bắn, trường hợp nào không cũng là điều rất dễ nhầm lẫn khi tác nghiệp tại hiện trường?
Video đang HOT
Đúng vậy! Thực tế hoạt động công vụ gặp phải hàng nghìn trường hợp chống đối khác nhau, trong đó cũng không có trường hợp nào giống trường hợp nào. Do vậy, phải xem xét lại cái quyền của người thi hành công vụ được bắn người chống đối gây hậu quả nghiêm trọng vì nếu phán đoán, đánh giá không chuẩn xác thì hậu quả cũng khó lường.
Nếu cho phép nổ súng chống người thi hành công vụ, trong trường hợp cụ thể, việc bắn hay không bắn vẫn phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm và bản lĩnh của người thi hành công vụ?
Nổ súng hay không, theo tôi nó chỉ là sự phán đoán và đánh giá tình huống của người thi hành công vụ. Phán đoán đánh giá tình huống của một anh dày dạn kinh nghiệm trận mạc khác hẳn với một anh mới vào nghề. Quyết định nổ súng còn gắn với trách nhiệm của người thi hành công vụ.
Lực lượng cảnh sát 141 Hà Nội luôn đối mặt với hiểm nguy
Không chỉ e ngại người thi hành công vụ “nhầm lẫn” các tình huống nổ súng, nhiều người còn lo ngại khi có thêm quyền một số chiến sĩ có thể lạm dụng quyền bắn trong những trường hợp không cần thiết?
Đây không còn là lo ngại nữa vì thực tế nó đã diễn ra rồi. Trường hợp ở Thái Nguyên trước đây là một ví dụ mà báo chí đang nhắc lại. Có hai người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, không dừng xe theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Trường hợp đó đâu có phải người ta dùng hung khí chống lại. Đó cũng không phải là trường hợp gây nguy hại đến tính mạng người thi hành công vụ thế mà lại dùng súng bắn vào đùi người ta.
Trước những lo ngại của người dân, tới đây Ủy ban Quốc phòng – An ninh Quốc hội có xem xét và cho ý kiến về đề xuất của Bộ Công an không, thưa ông?
Chúng tôi đang tính toán. Thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh Quốc hội và nhất là tiểu ban về trật tự an toàn xã hội có lẽ sớm xem xét vấn đề này và phải có ý kiến cụ thể.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dantri
Quảng Ninh: Hàng trăm người tấn công CA
Cả nghìn người kéo đến vây kín khu vực đối diện dự án khu đô thị Kim Sơn (huyện Đông Triều, Quảng Ninh). Nhiều người mang theo quan tài, nằm lăn ra đường ngăn trở giao thông, gây ách tắc Quốc lộ 18A.
Ngày 21/12, UBND huyện Đông Triều đã tổ chức lực lượng tháo dỡ các khẩu hiệu sai quy định và lều bạt trái phép tại dự án khu đô thị Kim Sơn (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Sự việc lên đến đỉnh điểm khi có hàng trăm người kéo đến khu vực này phản ứng gây ra ách tắc trên Quốc lộ 18A.
Nhiều người mang quan tài, nằm ra đường chống đối lực lượng chức năng.
Theo quan sát của PV, trên quốc lộ 18A, đoạn đối diện dự án khu đô thị Kim Sơn từ 11 giờ trưa có cả nghìn người vây kín, nhiều người mang theo áo quan, nằm lăn ra đường ngăn trở giao thông. Do lượng người tiếp tục kéo đến ngày càng đông nên khoảng 12 giờ Công an huyện và CSGT được điều đến. Cao trào của sự việc vào khoảng 17 giờ khi nhiều người dân dùng gỗ, đá tấn công lượng CSCĐ. Phải đến 19 giờ tối đám đông mới được giải tán.
Một số đối tượng quá khích dùng gỗ đá tấn công CSCĐ.
Ông Vũ Kiên Cường - Phó chánh văn phòng UBND tỉnh xác nhận sự việc và cho biết, vụ xô xát khiến 5 người bị thương. Theo ông Cường, ngày 4/9/2009 UBND tỉnh ra quyết định thu hồi 41,59ha của 852 hộ dân giao cho Công ty TNHH Thành Tâm 668 thực hiện đầu tư Dự án khu đô thị Kim Sơn.
Đường Quốc lộ 18A, đoạn từ thị trấn Mạo Khê đến thị trấn Đông Triều ách tắc kéo dài từ 11h trưa đến 19h tối 21/12.
Lượng người kín đặc khiến lực lượng công an rất vất vả phân luồng giao thông.
Từ tháng 6/2010 đến nay đã có 778 hộ dân tiền bồi thường, hỗ trợ. 74 hộ dân còn lại không chịu nhận tiền hỗ trợ vì họ cho rằng đền bù chưa thỏa đáng. Theo quyết định cưỡng chế, hết ngày 23/12 chính quyền sẽ tổ chức cưỡng chế. Được biết, Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng và cản trở giao thông.
Theo 24h
Ném đá cảnh sát vì nghĩ 'kho cổ vật' giá 120 tỷ đồng Lãnh đạo huyện Bình Sơn cho rằng, ngư dân nghĩ tàu chứa cổ vật ở vùng biển Bình Châu trị giá đến 120 tỷ đồng và lấy một thứ bán được nhiều tiền hơn chuyến đi biển nên chống đối mà không biết đó là tài sản quốc gia. Công an Quảng Ngãi đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án...