Không thể chủ quan khi tự điều trị bệnh vẩy nến
Vảy nến là bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc.
Bệnh được đánh giá là lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, vảy nến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh.
Cũng chính vì sự khó chịu mà căn bệnh này mang lại, một số bệnh nhân đã tìm mọi cách để chữa trị căn bệnh khó chịu này, kể cả bằng các biện pháp phản khoa học. Mới đây một phụ nữ đã phải tới BV Da liễu TP HCM khám trong tình trạng da bị tổn thương nặng nề do tự ý sử dụng thuốc nam để chữa bệnh vảy nến. Trước đó, do mắc bệnh vảy nến nhiều năm, nghe người quen giới thiệu thuốc của dân tộc Dao trị khỏi hẳn bệnh vảy nến, nên bệnh nhân ra nhà thuốc gần nhà mua về và bôi lên toàn thân. Thời gian đầu khi bôi thuốc lên người, bệnh nhân bị khô da, bong tróc, trở lại hỏi nhà thuốc thì được khuyên tiếp tục sử dụng vì đây là dấu hiệu bình thường. Bệnh nhân sử dụng tới tuýp bôi thứ 20 thì toàn thân sưng phù, lở loét, chảy dịch…
Được biết, sau quá trình điều trị tại BV Da liễu, bệnh nhân đã bình phục trở lại, tuy nhiên vẫn còn những vết tích của việc tổn thương da do tự ý sử dụng thuốc nam. Theo bác sĩ BV Da liễu TP HCM, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến, nhưng cho đến nay thì chưa có phương pháp nào có thể khống chế vảy nến hoàn toàn. Tuy nhiên rất nhiều người do khát khao được chữa khỏi hẳn bệnh này mà tin vào những lời quảng cáo đường mật.
Thuốc nam, thuốc bắc có nhiều ưu điểm, giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao thể trạng, điều trị bệnh tật. Nhưng để sử dụng các bài thuốc này cũng cần có sử hướng dẫn rõ ràng của các bác sĩ. Sử dụng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ có thể dẫn tới ngộ độc, hoặc nặng hơn nữa là nguy hiểm tính mạng. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc và không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Một bệnh nhân có dấu hiệu vảy nến da đầu. Ảnh: N.Đăng
Một trường hợp đáng tiếc khác cũng xuất phát từ việc tự điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc đông y kết hợp tây y, kèm tự tiêm một số loại thuốc, một người đàn ông rơi vào tình trạng sốt rét liên tục, rối loạn dung nạp đường huyết, giảm albumin máu, tăng men gan đã được cấp cứu tại khoa Da liễu dị ứng – BV Trung ương Quân đội 108. Trước đó, bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến thông thường tại BV Da liễu Hải Phòng hai năm nay. Thời gian qua, bệnh nhân đã tự điều trị bằng các loại thuốc đông y và thuốc tây y, tổn thương nhẵn. 10 ngày nay, sau khi tự tiêm một số thuốc, bệnh nhân thấy sốt liên tục (>38,5 độ C), kèm sốt rét, tổn thương vảy nến xuất hiện nhiều, có nhiều mụn mủ.
Tại BV Trung ương Quân đội 108, sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc vảy nến mụn mủ, rối loạn dung nạp đường huyết, giảm albumin máu, tăng men gan. Hiện tại, bệnh nhân đã được truyền dịch, truyền đạm, hạ men gan, sử dụng các thuốc làm dịu da. Sau một tuần, men gan đã về ổn định, bệnh nhân được bổ sung thuốc ức chế miễn dịch. Hiện tại bệnh nhân hết sốt, da giảm đỏ nền, tổn thương mụn mủ giảm, có chỗ đã hết, tiến triển tốt dần lên.
ThS, BS Nguyễn Lan Anh, khoa Da liễu dị ứng cho biết, vảy nến là bệnh da tương đối phổ biến, chiếm từ 1-3% dân số. Tổn thương gặp ở da, móng và khớp, tiến triển từng đợt xen kẽ. Hiện nay, bệnh được xác định là có cơ chế di truyền và tự miễn. Điều trị bệnh vảy nến chủ yếu là các loại thuốc bôi làm mềm da và bạt sừng (salicyclic, corticoid, calcipotriol…), kết hợp với điều trị bằng tia UVB bước sóng chọn lọc 311nm. Những trường hợp nặng dùng thêm các thuốc ức chế miễn dịch hoặc các thuốc sinh học.
“Với việc điều trị đúng phác đồ và sự tư vấn thường xuyên của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, rất nhiều bệnh nhân vảy nến kiểm soát được bệnh trong thời gian rất dài. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân nói trên là một điển hình trong việc tự điều trị tại nhà và tin tưởng vào các phương pháp chữa bệnh không có cơ sở khoa học, các loại thuốc không rõ nguồn gốc”, BS Lan Anh cho biết thêm.
Theo đó, những phương pháp, loại thuốc (chủ yếu là các thuốc uống và tiêm có thành phần corticoid) mà bệnh nhân đang dùng chỉ làm giảm tổn thương vảy nến tạm thời nhưng gây hậu quả khó lường về sau như chuyển từ vảy nến thể thông thường sang vảy nến thể mủ, vảy nến khớp gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gây tử vong do tác dụng phụ của thuốc và gây khó khăn trong việc điều trị.
Video đang HOT
Điều trị viêm tai giữa tái diễn ở trẻ
Thống kê cho thấy 6-14% trẻ dưới 6 tuổi bị viêm tai giữa tái diễn. Bệnh gây nghe kém, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ
Viêm tai giữa là hiện tượng niêm mạc tai giữa bị tăng tiết, tai giữa chứa dịch. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, và thường xuyên bị đi bị lại. Thống kê cho thấy 6-14% trẻ dưới 6 tuổi bị viêm tai giữa tái diễn.
Viêm tai giữa tái diễn khiến trẻ ăn kém, ngủ kém, gầy sút cân, quấy khóc nhiều; làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ và bố mẹ. Viêm tai giữa tái diễn có thể gây nghe kém, ảnh hưởng tới quá trình học hỏi và tiếp thu ngôn ngữ, quá trình phát triển nhận thức và tư duy của trẻ, khiến trẻ chậm nói, giao tiếp kém, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi.
Vậy viêm tai giữa tái diễn là gì, cách phòng tránh và điều trị ra sao?.
Viêm tai giữa tái diễn là gì?
Viêm tai giữa được gọi là viêm tai giữa tái diễn khi có tần suất từ 3 đợt khác nhau trong vòng 6 tháng, hoặc từ 4 đợt trở lên trong vòng 12 tháng.
Người ta cho rằng nguyên nhân gây viêm tai giữa tái diễn có thể do những tổn thương sớm của vòi nhĩ hoặc tai giữa, hay do các yếu tố về mặt giải phẫu, di truyền khiến trẻ dễ mắc viêm tai giữa hơn; hoặc kết hợp các yếu tố trên.
Phòng và điều trị viêm tai giữa tái diễn
Điều trị viêm tai giữa tái diễn không khó, tuy nhiên đòi hỏi phải kiên trì và tuân thủ điều trị, có trường hợp phải kéo dài hàng tháng và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và bác sỹ.
Các biện pháp dự phòng và điều trị viêm tai giữa tái diễn bao gồm:
- Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi gây viêm tai giữa (ví dụ: phơi nhiễm với khói thuốc lá)
- Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều nhất có thể giúp trẻ có miễn dịch đầy đủ, với những trẻ dưới 12 tháng, khi cho bú nên để trẻ nằm nghiêng, tránh sặc lên mũi, có thể dẫn đến viêm tai giữa vì giai đoạn này đường thông giữa họng và tai giữa rộng và ngắn.
- Dùng kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ
- Can thiệp phẫu thật trong trường hợp cần thiết (nạo VA và/hoặc đặt ống thông khí)
Các biện pháp can thiệp này được thực hiện theo mô hình bậc thang, bắt đầu bằng việc xác định yếu tố thuận lợi, cảnh báo bố mẹ trẻ về giữ sức khỏe cho trẻ, không cho trẻ đến chố đông người...; sau đó tới biện pháp dùng kháng sinh dự phòng và/hoặc phẫu thuật.
Những biện pháp can thiệp gồm loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển, thay đổi thói quen của bố mẹ trẻ (như không cho trẻ đi chơi khuya, đến chỗ đông người, phát hiện những thực phẩm trẻ bị dị ứng...) có thể được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên do tỉ lệ viêm tai giữa giảm một cách đáng kể sau 2 tuổi.
Những biện pháp can thiệp kế tiếp: kháng sinh dự phòng, nạo VA và/hoặc đặt ống thông khí) được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi (việc nghe rõ rất quan trọng đối với quá trình học nghe-nói của trẻ), nhất là những trẻ bị viêm tai giữa sớm (dưới 6 tháng tuổi).
- Nhiều yếu tố nguy cơ, đặc biệt là khi các yếu tố này không thể thay đổi (ví dụ: mùa trong năm, lớp học có đông trẻ ...)
- Trẻ có các bệnh lý gây thuận lợi cho viêm tai giữa tái diễn: VA quá phát, cơ địa dị ứng...
- Trẻ có biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ.
MỘT SỐ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ
Điều trị kháng sinh dự phòng
Khi viêm tai giữa có tần suất 3 lần hoặc hơn trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trong vòng 12 tháng; hoặc bệnh xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi có nhiều anh chị em; bác sĩ sẽ chỉ định dung kháng sinh dự phòng.
Ưu điểm của biện pháp này là giúp dự phòng viêm tai giữa tái diễn, giảm số đợt viêm tai giữa từ 20-50% và không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nhược điểm là các tác dụng không mong muốn của kháng sinh và nguy cơ phát triển hệ vi khuẩn kháng thuốc tại chỗ.
Nạo VA
Bác sĩ sẽ chỉ định nạo V.A cho trẻ khi V.A quá phát gây viêm tai giữa tái diễn từ 3 lần trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trở lên trong vòng 12 tháng, không đáp ứng với điều trị nội khoa (lưu ý phải là phác đồ đúng).
Cách này có ưu điểm là góp phần phục hồi chức năng vòi tai do giải phóng cản trở cơ học là V.A. Nhược điểm là các nguy cơ của phẫu thuật như dị ứng, thậm chí sốc phản vệ, tử vong do thuốc, chảy máu và nhiễm trùng.
Đặt ống thông khí
Thường sau khi nạo V.A từ 6 - 12 tháng mà trẻ vẫn tồn tại bệnh viêm tai giữa với tần suất 3 lần trong 6 tháng hoặc từ 4 lần trở lên trong vòng12 tháng; hoặc vẫn xuất hiện viêm tai giữa cấp trong thời gian dùng kháng sinh dự phòng; hoặc phải ngừng dùng kháng sinh dự phòng do có các tác dụng phụ hay trẻ bị dị ứng với nhiều loại kháng sinh; lúc này bác sĩ sẽ cho đặt ống thông khí.
Ống thông khí sẽ giúp bệnh nhi cân bằng áp lực tai giữa với môi trường, cải thiện sức nghe của trẻ, giảm số lần viêm tai giữa.
Tuy nhiên, việc đặt ống thông khí cũng khiến cho trẻ phải đối mặt với các nguy cơ của phẫu thuật như: Dị ứng, phản vệ thuốc gây tê/gây mê, nguy cơ rách màng nhĩ, dị vật tai giữa do ống, tổn thương thành trong hòm nhĩ, chảy máu hoặc nhiễm trùng... Trẻ cũng có thể bị các biến chứng như: vôi hóa màng nhĩ, bất sản màng nhĩ cục bộ và cholesteatoma.
Do vậy, các bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ trước khi chỉ định đặt ống thông khí cho trẻ bị viêm tai giữa tái diễn./.
Uống nước rau má tưởng mát, nhưng sẽ thành "độc dược" nếu phạm phải những sai lầm này Rau má có tính hàn, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Theo thói quen, người dân vẫn truyền tai nhau dùng rau má để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng và cho rằng đây là liệu pháp an toàn. Tuy nhiên, theo...