Không thể chủ quan khi nhiều ngành 6 tháng liền không tăng trưởng
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sự giảm sút tốc độ tăng trưởng không chỉ trong nông nghiệp – ngành bị thiệt hại nặng do thiên tai, xâm nhập mặn, mà cả trong công nghiệp. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho thấy, 6 tháng đầu năm 2016 toàn ngành nông nghiệp không tăng trưởng. Thậm chí, lĩnh vực nông-lâm-thủy sản giảm 0,18%, giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2015 (ước tính đạt 397.400 tỉ đồng) bởi tác động nặng nề của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.
Không thể chủ quan khi nhiều ngành 6 tháng liền không tăng trưởng
Nhiều ngành tăng trưởng âm
Ngành nông nghiệp đã kết thúc công tác 6 tháng đầu năm với những con số không mấy sáng sủa: Sản xuất, trồng trọt bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, dẫn đến tăng trưởng giảm. Vụ lúa đông xuân, cả nước đạt 19,37 triệu tấn, giảm 1,326 triệu tấn (giảm 6,4%) so với vụ đông xuân năm 2015; riêng ĐBSCL giảm 1,14 triệu tấn so với cùng kỳ (giảm 10,2%). Bên cạnh đó, các loại cây trồng ngắn ngày cũng có diện tích và sản lượng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Khu vực Nam Trung Bộ do tiếp tục bị ảnh hưởng gay gắt của hạn hán dự kiến tổng diện tích lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước có khả năng lên tới 25.100ha, trong đó Ninh Thuận: 10.000ha, Khánh Hòa: 11.000ha, Bình Định: 4.100ha… Các loại cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu tập trung thâm canh diện tích sẵn có, trồng mới không nhiều; tập trung trồng tái canh cây cà phê, cải tạo vườn điều, vườn caosu. Do ảnh hưởng của thời tiết nên diện tích của hầu hết các cây trồng cạn vụ đông xuân 2016 đều giảm: Ngô giảm 8,5 nghìn hécta, khoai lang giảm 8,8%; sản lượng rau các loại giảm 38.000 tấn, giảm 1,1%…
Ngành trồng trọt gặp nhiều khó khăn, ngành thủy sản và chăn nuôi cũng đương đầu với nhiều hiểm họa, do hiện tượng cá chết tại 4 tỉnh miền Trung khiến sản lượng khai thác tại các tỉnh này giảm mạnh. Trong đó, khai thác hải sản tại Hà Tĩnh giảm khoảng 6%, Quảng Bình giảm khoảng 10%, Quảng Trị giảm khoảng 12%, đặc biệt Thừa Thiên – Huế giảm tới 30% sản lượng khai thác…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các ngành được coi là mũi nhọn khác cũng không có đà tăng trưởng. Ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – khẳng định: Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm chỉ tăng 7,5%, trong khi mức tăng của 6 tháng đầu năm ngoái là 9,6%. Thậm chí, trong sản xuất công nghiệp nói chung, thì công nghiệp khai khoáng lại giảm 2,2% so với cùng kỳ, còn tăng trưởng công nghiệp chế biến – chế tạo mặc dù được kỳ vọng sẽ phục hồi nhanh, song trên thực tế, chỉ đạt mức tăng tương đương cùng kỳ năm 2015 (10,1%).
Ảnh hưởng đến đà tăng trưởng
Như vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội đề ra là 6,7%, thì 6 tháng cuối năm, tăng trưởng GDP phải đạt 7,6% – cao hơn trên 2 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm. “Không dễ đạt được con số này” – các chuyên gia kinh tế đều thừa nhận như vậy.
Ông Hà Quang Tuyến – Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) – cho rằng: Đây là con số khá thách thức, khi năm 2015 tăng trưởng kinh tế Việt Nam khá cao, đạt 6,68%. Mức tăng trưởng tập trung vào một số ngành và lĩnh vực như: Khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng. Như vậy, năm 2016, nếu những ngành này không giữ được đà tăng trưởng tương đương, thậm chí cao hơn, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng năm 2016. Cụ thể, đối với ngành công nghiệp, khai khoáng, sản lượng dầu thô khai thác trong quý II/2016 giảm so với quý I. Trong khi đó, ngành công nghiệp, khai khoáng đã tăng trưởng rất lớn trong năm 2015, đóng góp đứng thứ 4 vào các chỉ tiêu kinh tế.
“Từ đầu năm đến nay, ngành khai khoáng đang tăng trưởng âm. Cụ thể, sản lượng khai thác dầu thô trong quý II đã giảm hơn quý I và hiện vẫn đang tiếp tục chững lại. Trong khi đó, để đạt được sản lượng khai khoáng tương đương năm trước, trong 6 tháng còn lại của năm 2016, khai thác dầu thô phải tăng hơn 2 triệu tấn so với kế hoạch đã đặt ra là 14,2 triệu tấn” – ông Hà Quang Tuyến tỏ ra lo ngại.
Theo ông Phạm Đình Thúy – Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) – tốc độ sản xuất của ngành khai khoáng giảm, không phải do sản xuất, kinh doanh yếu kém, mà do nguồn tài nguyên than, dầu khí đang cạn dần. “Xu hướng ngành khai khoáng sẽ giảm trong những năm tiếp theo” – ông Phạm Đình Thúy cho biết thêm.
Ông Tuyến cũng cho rằng, nhập khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng âm, nguyên vật liệu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu từ Châu Âu, là nguyên liệu để sản xuất, nên sẽ tác động trực tiếp lên kinh doanh. Muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, trong ngắn hạn nông nghiệp phải có chỉ đạo quyết liệt để đạt được kết quả lớn nhất từ vụ hè thu, thu đông. Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cũng phải đạt kết quả tốt trong những tháng còn lại.
Theo Lao Động
Bộ Nông nghiệp đề xuất hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng cá chết
Tuần tới, Bộ Nông nghiệp sẽ trình Chính phủ ban hành chính sách chuyển đổi nghề và tạo việc làm bà con ngư dân 4 tỉnh Bắc Trung Bộ nhằm ổn định cuộc sống, sau sự cố cá chết hàng loạt.
Hiện tượng cá chết ở 4 tỉnh miền Trung ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khai thác hải sản của ngư dân. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản đều giảm, cụ thể Hà Tĩnh giảm 16.000 tấn (6%); Quảng Bình gần 24.000 tấn (8,7%); Quảng Trị 16.000 (giảm 14,3%); Thừa Thiên - Huế hơn 13.000 tấn (giảm 30%).
Từ thực tế này, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, Bộ đang tham mưu cho Chính phủ ban hành chính sách chuyển đổi nghề, khôi phục môi trường và tạo việc làm cho ngư dân để họ ổn định đời sống. Tuần tới Bộ sẽ trình Chính phủ để ban hành chính sách này.
Theo đó, ngư dân 4 tỉnh sẽ được tạo điều kiện đánh bắt vùng lộng và vùng ven bờ, chủ tàu công suất dưới 90CV sẽ được hưởng đầy đủ chính sách để đóng tàu khai thác vùng xa bờ.
Ngư dân không còn mặn mà bám biển sau thảm họa môi trường cá chết hàng loạt. Ảnh minh họa: Đức Hùng.
Bộ cũng đề xuất phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho ngư dân. "Nếu ngư dân không đi khai thác thì sẽ lên bờ làm những nghề phù hợp với điều kiện và có thể tăng thu nhập. Bộ cho rằng, việc tạo điều kiện để mỗi hộ gia đình có được một người đi xuất khẩu lao động cũng là hướng giúp họ ổn định cuộc sống tốt hơn", Thứ trưởng Tám nói.
Trong dự án khôi phục các rạn san hô, hệ sinh thái, Bộ Nông nghiệp cho rằng cần đưa lao động của các hộ ngư dân bị ảnh hưởng tham gia.
Diễn tiến điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định tăng thời gian hỗ trợ ngư dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Chính phủ cấp 15/kg gạo một người mỗi tháng trong 6 tháng đối với nhân khẩu thuộc gia đình chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu khai thác hải sản vùng ven bờ, vùng lộng không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90 CV. Những người làm nghề muối cũng được hỗ trợ.
Đầu tháng tư, cá nuôi lồng bè tại một số hộ gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chết. Hiện tượng này sau đó lan dọc hơn 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Để tìm nguyên nhân, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc.
Hôm nay, nguyên nhân và thủ phạm khiến cá chết hàng loạt sẽ được công bố.
Phạm Hương
Theo VNE
TPP hút doanh nghiệp Việt kiều Australia đầu tư tại quê hương Theo phóng viên TTXVN tại Australia, ngày 28/6, tại thành phố Melbourne, bang Victoria của Australia, đã diễn ra buổi Tọa đàm doanh nhân Việt kiều "Cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam" nhằm tìm biện pháp hiệu quả để hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp Việt kiều tại Australia đầu tư, kinh doanh về Việt Nam. Quang cảnh buổi...