‘Không thể chôn bừa bãi chất thải Formosa’
Các chuyên gia phân tích chuyện công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh chôn chất thải của Formosa ở trang trại.
Chất thải rắn từ Formosa bị phát hiện chôn lấp dưới đất những ngày qua. Ảnh: Thiện Lương
Sáng nay, Sở TN&MT Hà Tĩnh cung cấp cho báo chí công văn số 07, ngày 18/1 của Chi cục Bảo vệ môi trường trả lời cho Formosa về việc phân loại chất thải rắn từ lò luyện cốc của công ty trên.
Theo đó, các chất thải rắn gồm bùn ép từ xưởng xử lý nước thải công nghiệp và tro than cốc và bùn than cốc phát sinh từ xưởng luyện cốc của công ty này được kết luận là chất thải công nghiệp thông thường.
Căn cứ của kết luận nêu trên được dựa trên kết quả phân tích ngày 25/12 của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với 2 mẫu bùn ép từ xưởng xử lý nước thải, 1 mẫu bùn than cốc và 1 mẫu tro than cốc từ xưởng luyện cốc của Formosa.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, Viện trưởng INEST cho biết, ngày 14/12/2015, INEST có nhận được yêu cầu phân tích 4 mẫu chất thải từ Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Tĩnh, ký hiệu từ R15-R18, bao gồm 2 mẫu là bùn thải và 2 mẫu là chất thải rắn.
Kết quả phân tích mẫu bùn thải của Formosa do INEST thực hiện
“Khách hàng yêu cầu chúng tôi phân tích 14 chỉ tiêu, trong đó 2 mẫu bùn ép phân tích theo quy chuẩn 50 năm 2013 – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại với bùn thải từ quá trình xử lý nước. 2 mẫu chất thải rắn phân tích theo quy chuẩn 07-2009 – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại”, ông Dũng cho hay.
Video đang HOT
Ông Dũng cũng cho biết, INEST chỉ thực hiện phân tích theo yêu cầu của khách hàng mà ở đây là Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Tĩnh chứ không trực tiếp tham gia lấy mẫu. Vì vậy, trong tờ kết quả phân tích của Viện nêu rõ: Kết quả này chỉ có giá trị đối với mẫu do khách hàng mang đến và các thông tin về mẫu do khách hàng cung cấp chịu trách nhiệm.
Từ góc độ chuyên môn, ông Dũng cho rằng, không thể dựa vào kết quả phân tích này để khẳng định những chất thải rắn từ Formosa chôn lấp dưới đất vừa bị phát hiện là nguy hại hay không. Kết quả phân tích chỉ có giá trị đối với những mẫu được lấy và gửi đi phân tích.
Bên cạnh đó, việc lấy mẫu để phân tích cũng cần căn cứ vào quá trình hoạt động của nhà máy cũng như nhiều yếu tố khác. Với những nhà máy chỉ mới đang ở giai đoạn vận hành thử như Formosa thì cần phải căn cứ trên báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty này – ông Dũng cho hay.
“Những mẫu chất thải mà chúng tôi phân tích là do Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Tĩnh lấy. Chúng tôi chỉ phân tích kết quả. Việc mẫu này có phải là của Formosa hay không và việc lấy mẫu có đảm bảo hay không chúng tôi không thể khẳng định” – ông Dũng khẳng định.
TS Nguyễn Khắc Kinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và đánh giá tác động môi trường. Ảnh: Lê Văn
Trao đổi với VietNamNet chiều nay, TS Nguyễn Khắc Kinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và đánh giá tác động môi trường – Bộ TN&MT khẳng định, chất thải rắn từ lò luyện cốc của các nhà máy thép chắc chắn sẽ chứa nhiều thành phần độc hại.
Để xác định chất thải này có phải là chất thải nguy hại hay thông thường cần phải căn cứ trên kết quả phân tích các mẫu xem các tiêu chuẩn độc hại có vượt quá ngưỡng nguy hại hay không. Nếu là chất thải nguy hại cần phải được xử lý theo quy định.
Tuy nhiên, ông Kinh cho rằng, kể cả khi chất thải rắn từ quá trình luyện cốc của Formosa không phải là chất thải nguy hại mà chỉ là chất thải công nghiệp thông thường thì việc xử lý vẫn phải tuân thủ các quy định, quy trình chứ không thể chôn lấp bừa bãi.
“Tôi cho rằng việc công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh đem chất thải rắn từ nhà máy luyện cốc của Formosa về chôn lấp trong một trang trại là hành vi vi phạm pháp luật” – ông Kinh khẳng định.
“Ngay cả việc tái sử dụng chất thải công nghiệp đó để bón cho cây thì tôi nghĩ vẫn phải được sự cấp phép của Bộ NN&PTNT chứ không thể làm tùy tiện được” – ông Kinh bổ sung thêm.
Hiện tại, các mẫu chất thải rắn từ Formosa bị phát hiện chôn lấp dưới đất đang được gửi tới Viện Công nghệ môi trường, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ VN để phân tích. Đây sẽ là căn cứ để xác định những chất thải rắn được chôn lấp dưới đất có phải là chất thải nguy hại hay không.
Theo Vietnamnet
Chất thải Formosa chôn ở trang trại: 267 tấn chứ không phải 100 tấn
Cơ quan chức năng xác định số lượng rác thải từ dự án Formosa Hà Tĩnh chôn lấp ở trang trại (phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh) là 267 tấn chứ không phải 100 tấn như thông tin trước đó.
Rác thải được gom từ nhà máy của Formosa Hà Tĩnh
Chiều 13-7, trao đổi với phóng viên, ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh cho biết:
"Tôi đã làm việc với Công ty Formosa Hà Tĩnh và Công ty Môi trường - Đô thị Kỳ Anh. Kiểm tra chứng từ xuất kho, chúng tôi tổng hợp được số lượng chất thải của Formosa đã đưa ra khỏi nhà máy là 267 tấn. Trong đó, bùn thải sinh hoạt là 77 tấn, rác thải công nghiệp thông thường như báo cáo của Formosa là 189 tấn. Công ty Môi trường - Đô thị Kỳ Anh thừa nhận là toàn bộ số chất thải trên đã đưa về chôn lấp vào trang trại (ở phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh), không có đưa đi chôn lấp ở nơi khác. Việc này, ông Lê Quang Hòa - Giám đốc Công ty Môi trường - Đô thị Kỳ Anh đã công nhận và ký vào biên bản rồi".
Công ty Môi trường - Đô thị Kỳ Anh là đơn vị không có chức năng xử lý chất thải công nghiệp nhưng đã ký kết với Công ty Formosa Hà Tĩnh tới 2 loại hợp đồng. Đó là hợp đồng vận chuyển, xử lý bùn thải sinh hoạt với giá 800 đồng/kg và hợp đồng vận chuyển, xử lý bùn thải công nghiệp thông thường với giá 1.000 đồng/kg.
Theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, Công ty Formosa phải giám sát vị trí mà Công ty Môi trường - Đô thị Kỳ Anh xử lý bùn thải nhưng thời gian qua Formosa Hà Tĩnh không thực hiện.
"Công ty Môi trường - Đô thị Kỳ Anh không chuyển giao số bùn thải đã tiếp nhận từ Công ty Formosa cho đơn vị có chức năng xử lý mà tự chôn lấp chất thải không đúng nơi quy định là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc Công ty Formosa Hà Tĩnh ký kết với Công ty Môi trường - Đô thị Kỳ Anh, một đơn vị không có chức năng vận chuyển, xử lý bùn thải công nghiệp, là Formosa Hà Tĩnh đã vi phạm nghiêm trọng luật Bảo vệ môi trường"- ông Đinh nói.
Xe cẩu rác thải.
Cho đến chiều nay (13-7), hiện trường việc đổ chất thải từ dự án Formosa Hà Tĩnh vào trang trại ở phường Kỳ Trinh vẫn đang giữ nguyên. Mẫu chất thải đã gửi ra Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam để phân tích, nhưng chưa có kết quả.
Ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, cho biết: "Hiện chúng tôi đang chờ kết quả phân tích mẫu rác thải để đưa ra hướng xử lý tiếp theo".
Ông Vĩnh cho biết thêm, trang trại trên trước đây ông Hòa khai hoang để trồng rừng, nhưng thời gian qua chưa được cấp giấy chứng nhận. Còn Công ty Môi trường - Đô thị Kỳ Anh do ông Hòa làm giám đốc là công ty cổ phần 100% vốn tư nhân.
Rác thải từ nhà máy ở dự án Formosa Hà Tĩnh đưa lên đổ vào trang trại.
Như đã đưa tin, thời gian gần đây, người dân ở thị xã Kỳ Anh phát hiện nhiều chiếc xe tải chạy từ dự án khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh lên đổ chất thải vào trang trại ở phường Kỳ Trinh. Chất thải này màu đen, lỏng, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Sau khi xe tải chở chất thải xuống có máy xúc đào đất san lấp lại. Xung quanh trang trại là hệ thống cây tràm bao bọc xung quanh. Trang trại này ở xa khu nhà dân, nhưng nằm ở thượng nguồn Sông Trí - nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân nơi đây. Trang trại này cách Công ty Formosa Hà Tĩnh khoảng 15 km.
Sự việc trên đã diễn ra nhiều ngày nhưng cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh không hay biết. Người dân lo lắng, lo sợ ô nhiễm môi trường sống nên đã trình báo cho UBND phường Kỳ Trinh. Đến ngày 11 và 12-7, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh, Sở TN&MT tỉnh, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (PC49), Công an tỉnh Hà Tĩnh... đến hiện trường và vào cuộc làm rõ.
Theo Đ.LAM (Pháp luật TP.HCM)
Trang trại xin 100 tấn chất thải Formosa để... bón cây? Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh nói 100 tấn chất thải rắn từ nhà máy Formosa được đem bón cho cây. Trang trại tư nhân nơi đổ 100 tấn chất thải của Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh Ngày 12/7, ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh cho biết, khoảng...