“Không thể chấp nhận việc BOT không đạt chuẩn vẫn thu phí như đạt chuẩn”
Thông xe trong tình trạng thiếu đường gom và phương án phân luồng cho xe máy đi vào đường nhánh không thành, phương tiện đi lại hỗn độn là nguyên nhân làm tai nạn trên tuyến BOT Hà Nội – Bắc Giang tăng cao trong thời gian qua. “Đường không đủ tiêu chuẩn mà vẫn thu tiền như cao tốc thì không thể chấp nhận được. Đó có thể coi là hành động bòn rút tiền của dân”, TS. Nguyễn Xuân Thuỷ thẳng thắn nhận xét.
Đùa giỡn tử thần trên tuyến BOT “nguy hiểm bậc nhất Việt Nam”
Vấn đề cao tốc không đạt chuẩn nhưng vẫn thu phí như đạt chuẩn như tuyến BOT Hà Nội – Bắc Giang một lần nữa khiến dư luận không khỏi thắc mắc. Thực trạng người đi xe máy đi vào làn đường dành cho ô tô, người dân vẫn vô tư chăn thả trâu bò ngay trên cao tốc khiến không ít người rùng mình khi lưu thông qua tuyến đường này.
Tuyến BOT Hà Nội – Bắc Giang hiện đang được dư luận quan tâm với vấn đề cao tốc không đạt chuẩn nhưng thu phí như đạt chuẩn. Ảnh: Toàn Vũ.
Với hơn 40 năm nghiên cứu về vấn đề giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, đã gọi là cao tốc thì phải đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng tại Việt Nam, TS. Thuỷ nhận định chuyện này không đơn giản vì ngay từ khâu thi công đã “mắc”. “Mắc ở đây đầu tiên là từ chủ đầu tư của công trình. Các đơn vị này có lẽ vì nhiều lý do, muốn hồi vốn nhanh và thu lãi nên không tuân theo đúng thiết kế. Bên cạnh đó, công tác nghiệm thu công trình trước khi thông xe cũng là vấn đề đáng nói. Chính những vấn đề này đã phần nào dẫn đến thực trạng hiện tại như cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, cũng như ở một số tuyến BOT khác ở Việt Nam”, TS. Thuỷ nhận xét.
“Làm đường cao tốc phải đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng công nghệ, đảm bảo tuổi thọ… Đường không đủ tiêu chuẩn mà vẫn thu tiền như cao tốc thì khó có thể chấp nhận được. Đó có thể coi là hành động bòn rút tiền của dân”, TS. Nguyễn Xuân Thuỷ thẳng thắn nhận xét.
Tuyến đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang có tổng chiều dài 45 km, được khởi công xây dựng năm 1998 và hoàn thành sau đó 4 năm. Ngày 5/1/2015, tuyến cao tốc này được mở rộng lên thành 4 làn xe, thông xe ngày 3/1/2016.
Tuy nhiên, vấn đề đáng nói là dự án BOT nâng cấp, cải tạo QL1, đoạn Hà Nội – Bắc Giang được coi là cao tốc “châm trước” bởi không đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn an toàn tối thiểu để vận hành như một tuyến cao tốc thực sự.
Xe máy và ô tô trên cao tốc “chung đường”.Ảnh: Toàn Vũ.
Thực tế, ngay khi tuyến BOT này được đưa vào sử dụng, nhiều chuyên gia trong ngành giao thông tại thời điểm đó cũng đã lên tiếng cảnh báo tình trạng giao thông hỗn hợp như vậy rất không an toàn, nguy cơ tai nạn giao thông là rất lớn.
Thực trạng này đến nay vẫn tiếp diễn. Bằng chứng là từ 10/6/2016 – 10/6/2017, trên tuyến QL1 thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9 người, bị thương 5 người.
Vấn đề thu phí tại cao tốc này cũng gây nhiều bức xúc khi vị trí đặt trạm thu phí (TTP) tại Km152 080 Quốc lộ 1 (xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) chỉ cách TTP Phù Đổng cũ (thuộc địa phận huyện Gia Lâm, Hà Nội) vài km, đồng nghĩa với việc, muốn vào Hà Nội hoặc đi Hà Nam, các phương tiện đi từ Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh (theo đường 1A) đều phải qua trạm thu phí này.
Video đang HOT
Theo quy định, xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng đều áp dụng mức phí 35.000 đồng/lượt. Tức là sau khi đã đi qua trạm thu phí, phương tiện đi ra ở bất kỳ chỗ nào trên đường cũng phải chịu một mức phí như nhau. Nhiều lái xe cho rằng áp dụng như vậy là không hợp lý và quá cao. Có người hàng ngày chỉ đi một đoạn ngắn quãng 12km từ Khu công nghiệp Ninh Hiệp (Gia Lâm) sang Từ Sơn (Bắc Ninh) cũng phải trả phí như người đi suốt tuyến đường dài 45km.
Gia súc nhở nhơ gặm cỏ ngay trên cao tốc. Ảnh: Toàn Vũ.
Nhận định về thực trạng này, TS. Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, rõ ràng có vấn đề bất hợp lý tại cao tốc Hà Nội – Bắc Giang. Để giải quyết tình trạng này, các cơ quan chức năng liên quan cần phải có sự giám sát chặt chẽ, kiểm tra, thanh tra chủ đầu tư BOT để đơn vị liên quan sớm có phương án khắc phục, đảm bảo đúng tiêu chuẩn của cao tốc và quyền lợi cho người dân.
“Đường cao tốc muốn thu hút người dân tham gia thì phải đảm bảo cả chất lượng và giá phí tương xứng. Đó là quyền lợi đương nhiên của người dân. Khi phát hiện sai phạm hoặc bất hợp lý thì phải xử lý ngay. Kể cả Bộ GTVT cũng phải nghiêm túc kiểm tra và giải quyết dứt điểm”, ông Thuỷ nhấn mạnh.
Nhiều chủ phương tiện đi qua tuyến BOT này không khỏi bức xúc vì mức phí thu bất hợp lý, không tương xứng so với chất lượng. Ảnh: Toàn Vũ.
Trên thực tế, dự án chỉ nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang theo hình thức hợp đồng BOT, nhưng hiện tại đã được nâng cấp thành cao tốc và vẫn cho ô tô đi chung với xe máy. Cụ thể, QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang đã chính thức thu phí hoàn vốn từ 25/5/2016, mức phí từ 35.000 – 200.000 đồng/lượt, nhưng vẫn thiếu đường gom dành cho xe máy, buộc loại phương tiện này phải lưu thông chung với ô tô, tiềm ẩn nguy cơ tại nạn giao thông nghiêm trọng.
Trước thực trạng như hiện tại tại tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang và tình trạng chất lượng các tuyến cao tốc nói chung trên cả nước, TS. Nguyễn Xuân Thuỷ nhận định, ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng có tình trạng như ở Việt Nam nhưng không nhiều bởi các nước khi làm đường cao tốc theo tiêu chuẩn AASHTO. Họ thanh tra, kiểm tra rất chặt chẽ, nếu phát hiện ra sai phạm sẽ bị xử lý rất nặng nên chủ đầu tư không dám làm ẩu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề “rút ruột” công trình từ lâu vẫn bị dư luận nghi ngờ. Trong kh đó, vấn đề xử lý vi phạm vẫn còn một số bất cập nên mới dẫn đến tình trạng chất lượng một đằng thu phí một nẻo.
Để xử lý vấn đề này, ông Thuỷ nhấn mạnh, việc giảm phí thực tế không phải là giải pháp triệt để. Theo chuyên gia này, các cơ quan chức năng của nhà nước phải xử lý nghiêm các sai phạm và điều chỉnh lại đúng tiêu chuẩn của đường cao tốc theo thiết kế. Như vậy mới đảm bảo an toàn giao thông, quyền lợi chính đáng của người dân và không gây bức xúc trong dư luận.
Xuân Ngọc
Theo Dantri
Đùa giỡn tử thần trên tuyến BOT "nguy hiểm bậc nhất Việt Nam"
Có lẽ hiếm cao tốc nào trên thế giới này có hiện trạng giống như tuyến BOT Hà Nội - Bắc Giang. Người tham gia giao thông bằng xe máy vô tư đi vào làn đường chỉ dành cho ô tô đang lưu thông với vận tốc gần 100 km/h. Và thậm chí, bạn có thể bắt gặp từng đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ giữa cao tốc.
Tuyến đường này có chiều dài 45 km được khởi công xây dựng năm 1998 và hoàn thành sau 4 năm thi công. Ngày 5 tháng 1 năm 2015, tuyến cao tốc được mở rộng lên thành 4 làn xe và được thông xe ngày 3 tháng 1 năm 2016 sau 1 năm thi công nâng cấp, sửa chữa.
Dự án BOT nâng cấp, cải tạo QL1, đoạn Hà Nội - Bắc Giang vốn được coi là cao tốc "châm trước" bởi không đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn an toàn tối thiểu để vận hành như một tuyến cao tốc thực thụ. Tiếng là cao tốc nhưng ô tô, xe máy phải đi chung đường. Xe ôm, ô tô khách dừng đỗ đón trả khách bừa bãi...
Ngay khi tuyến BOT này được đưa vào sử dụng, nhiều chuyên gia trong ngành giao thông đã lên tiếng cảnh báo tình trạng giao thông hỗn hợp như vậy rất không an toàn, nguy cơ tai nạn giao thông là rất lớn.
Và thực tế đã diễn ra như lo ngại, theo cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh, TNGT tăng trên cả 3 tiêu chí. Từ 10/6/2016 - 10/6/2017, trên tuyến QL1 thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra 11 vụ TNGT (tăng 5 vụ), làm chết 9 người (tăng 7 người), bị thương 5 người (tăng 5 người).
Bất chấp nguy hiểm, rất nhiều người điều khiển xe máy lạng lách giữa làn ô tô lưu thông tốc độ cao
Thậm chí, xe đạp, xe thô sơ cũng lững thững di chuyển trên tuyến đường cao tốc này.
Một xe máy đua tốc độ, cắt mặt ô tô trên tuyến đường cho phép lưu thông tốc độ cao Hà Nội - Bắc Giang
Bất chấp nguy hiểm, người tham gia giao thông đi sát lề đường bên trái của làn đường ô tô và vượt một chiếc container cực kỳ nguy hiểm.
Trên thực tế dự án chỉ nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang theo hình thức hợp đồng BOT, nhưng đã được nâng cấp thành cao tốc và hiện vẫn cho ô tô đi chung với xe máy. Cụ thể, QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang đã chính thức thu phí hoàn vốn từ 25/5/2016, mức phí từ 35.000 - 200.000 đồng/lượt, nhưng vẫn thiếu đường gom dành cho xe máy, buộc loại phương tiện này phải lưu thông chung với ô tô, tiềm ẩn nguy cơ cao mất ATGT.
Trong khi đó, nhiều ý kiến cũng bức xúc với cách thu phí tại đây. Với vị trí đặt trạm thu phí (TTP) tại Km152 080 quốc lộ 1 (xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) chỉ cách TTP Phù Đổng cũ (thuộc địa phận huyện Gia Lâm, Hà Nội) vài kilômét, đồng nghĩa với việc, muốn vào Hà Nội hoặc đi Hà Nam, các phương tiện đi từ Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh (theo đường 1A) đều buộc phải qua TTP này. Theo quy định, xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng đều áp dụng mức phí 35.000 đồng/lượt. Tức là sau khi đã đi qua TTP, phương tiện đi ra ở bất kỳ chỗ nào trên đường cũng bị thu một mức phí đồng đều như nhau. Nhiều lái xe cho rằng áp dụng "cứng" như vậy là không hợp lý và quá cao. Có người hằng ngày chỉ đi một đoạn ngắn quãng 12km từ Khu công nghiệp Ninh Hiệp (Gia Lâm) sang Từ Sơn (Bắc Ninh) cũng phải trả phí như người đi suốt tuyến đường dài 45km là không công bằng...
Hiện tượng đón trả khách diễn ra rất phổ biến trên tuyến đường này.
Hình ảnh thường thấy tại đường BOT Hà Nội - Bắc Giang
"Một ngày tôi di chuyển 4 lượt trên tuyến đường này, mật độ phương tiện rất cao, nhiều xe gắn máy lấn sang làn ô tô khiến việc di chuyển trên đường cao tốc quá khó khăn. Với mức thu phí hiện tại xe ô tô con 4 chỗ với giá 35 nghìn/lượt là mức thu cao so với tình trạng đường hiện tại", một người dân tại đây cho biết.
Trước phản ứng dữ dội của 2 địa phương là Bắc Ninh và Bắc Giang, Bộ GTVT đã "hạ" tuyến đường này về đúng chuẩn QL. Được biết, tiến độ của tuyến đường gom cho xe máy đi lại vừa được Bộ GTVT gia hạn đến hết năm 2018. Kiểm toán Nhà nước cũng vừa chỉ ra một loạt tồn tại trên tuyến cao tốc được châm trước này dẫn đến chênh lệch, phải xử lý tài chính hơn 90 tỷ đồng do sai khối lượng, sai đơn giá...
Toàn Vũ
Theo Dantri
Sở GTVT TPHCM nói về kết luận sai phạm 2.100 tỷ đồng ở TPHCM Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra dự án BOT, BT trên địa bàn TPHCM, qua đó kiến nghị xử lý 6 dự án sai phạm hơn 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Sở GTVT TPHCM, liên quan đến các dự án BOT, BT có nhiều văn bản luật đã thay đổi, nên cần rà soát lại để hiểu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM

Cô gái 23 tuổi tố cáo bị tài xế ô tô hành hung

Vụ cháu bé bị bò thả rông tấn công: Tìm được sẽ tạm giữ đàn bò

Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh

Xe máy nối đuôi nhau đi ngược chiều ở Hà Nội bị cảnh sát xử phạt
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
2 giờ trước
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
2 giờ trước
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
3 giờ trước
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
3 giờ trước
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
3 giờ trước
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
3 giờ trước
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
3 giờ trước
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Thế giới
3 giờ trước
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
4 giờ trước
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
4 giờ trước