Không thể chặn hết thực phẩm “bẩn”
Ngày 16-1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các Bộ, ngành liên quan đã làm việc với UBND TP Hà Nội về vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm ( ATTP). Hà Nội là 1 trong 2 thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn nhất cả nước nhưng hiện tình trạng mất ATTP rất đáng báo động, đặc biệt khi Tết Nguyên đán đã cận kề.
Tình trạng vận chuyển mua bán gia cầm vẫn khó kiểm soát
Trong ảnh: Mua bán gia cầm tại chợ Long Biên, Hà Nội. Ảnh: PHÚ KHÁNH
Hàng chục chốt chặn bị qua mặt
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, toàn thành phố hiện có 7 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán thủ công, 6 khu giết mổ thủ công tập trung, trong khi có đến 2.571 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, hộ gia đình chưa đảm bảo ATTP. Năm 2013, các cơ quan chức năng của thành phố đã xử lý 3.146 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vi phạm phạt trên 12 tỷ đồng; Điều tra 8 vụ, khởi tố 5 vụ với 7 đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP, quá hạn sử dụng, hàng giả. Chỉ tính riêng trong đợt kiểm tra thực phẩm Tết đang diễn ra, các đoàn đã phát hiện hàng loạt vi phạm như: nhiều mẫu giò chả có hàm lượng Natribenzoat vượt giới hạn cho phép, Chi cục Thú y đã xử lý 283 vụ vi phạm, Công an thành phố xử lý 115 vụ…
Video đang HOT
Ông Nguyễn Khắc Hiền nhận định, dù thành phố đã rất cố gắng kiểm soát thực phẩm không rõ nguồn gốc, song vẫn chưa triệt để, đặc biệt ở các chợ tạm, chợ cóc. Việc triển khai cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở thức ăn đường phố gặp khó khăn do nhiều cơ sở không cố định, hoạt động mùa vụ. Đặc biệt, tình hình vận chuyển buôn bán thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn từ các tỉnh khác vào Hà Nội vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Nếu không ngăn chặn được từ gốc, nghĩa là kiểm soát được chất lượng thực phẩm đầu vào thì có kiểm tra, giám sát nhiều đến mấy cũng không thể phát hiện, thu hồi hết được.
Phân tích thêm về thực trạng này, bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, nhiều thực phẩm chủ yếu là hàng Trung Quốc nhập lậu bày bán tràn ngập thị trường, rất đáng lo ngại, báo động. “Chưa bao giờ như năm 2013, chúng tôi bắt giữ phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, mất an toàn tính bằng con số hàng tấn, hàng xe, chứ không phải vài chục, vài trăm kilogam như trước. Không hiểu sao hệ thống kiểm soát có hàng chục chốt chặn của rất nhiều cơ quan chức năng liên quan mà những mặt hàng thực phẩm vi phạm này vẫn dễ dàng vượt qua, tràn về Hà Nội được” – bà Nguyễn Thị Như Mai trăn trở.
Cuộc chiến gian nan
Đồng tình với những vướng mắc của Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, ngay cả khi Hà Nội đã chủ động làm tốt công tác liên kết với các địa phương lân cận để đảm bảo nguồn cung thực phẩm nhưng cũng khó giám sát hết được chất lượng nguồn thực phẩm này đưa vào thành phố. Bộ trưởng Cao Đức Phát đặc biệt lo ngại vấn đề buôn lậu gia súc, gia cầm đang tái diễn phức tạp, số gia cầm này tràn qua biên giới rồi ồ ạt về Thủ đô, kéo theo các loại virus cúm gia cầm đang bùng phát dịch ở Trung Quốc có thể xâm nhập bất cứ lúc nào. Do vậy, Hà Nội cần kiểm soát tốt hơn nữa mặt hàng gia súc, gia cầm, tăng cường lực lượng để khóa chặt đầu vào ở các cửa ngõ thành phố.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh đến khía cạnh xử phạt vi phạm. Theo Bộ trưởng, ngoài 2 tháng trọng điểm về ATTP trong năm là tháng 4-5 và tháng Tết thì ở các tháng còn lại trong năm công tác thanh kiểm tra, xử phạt vi phạm về ATTP chưa thực sự được chú ý. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị, trong tháng Tết này, Hà Nội phải tập trung cao độ việc thanh kiểm tra các mặt hàng thực phẩm, đồng thời phải xử phạt thật nghiêm những hành vi vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, ATTP hiện nay thực sự là mối lo ngại lớn, mọi người dân khi tiêu dùng thực phẩm đều rất thấp thỏm, bất an. Do đó, công tác đảm bảo ATTP là một cuộc đấu tranh đầy gian nan, đòi hỏi sự mưu trí, quyết liệt. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, để ngăn chặn thực phẩm không đảm bảo tràn vào thị trường thì phải “phòng thủ” từ biên giới, phải ngăn chặn ngay từ đầu vào. Mặt khác, phải tuyên truyền sâu rộng hơn để các doanh nghiệp và người dân nhận thức tốt hơn về ATTP. Phó Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ngành phải gỡ ngay những vướng mắc về mặt chính sách để các địa phương thuận lợi hơn trong triển khai công tác đảm bảo ATTP vì sức khỏe nhân dân.
Theo ANTD
Thất nghiệp nhiều thuộc trách nhiệm Bộ Lao động
Trong điều kiện thất nghiệp gia tăng, cuộc sống người dân khó khăn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Lao động tập trung giải quyết việc làm trong năm 2014.
Ngày 6/1, Bộ Lao động Thương binh Xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác lao động, người có công và xã hội. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho biết, năm 2013 có hơn 1,5 triệu lao động được giải quyết việc làm, trong đó khoảng 88.000 người đi xuất khẩu lao động. Phần đông trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc, tất cả trẻ dưới 6 tuổi được tiếp cận các dịch vụ y tế công... Cả nước có hơn 8,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tăng 5,8% so với năm trước. Ty lê hô ngheo ca nươc cuôi năm 2013 con 7,8%.
Bên cạnh đó, Bộ Lao động thừa nhận, nhiều doanh nghiệp đưa người lao động ngoài nước vào làm việc ở Việt Nam không chấp hành đúng các quy định của pháp luật. Người lao động thiếu việc, tiến trình giải quyết việc làm thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, lao động thất nghiệp nhiều và đời sống của lao động còn khó khăn. Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Lao động cần tập trung giải quyết việc làm trong năm 2014.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, trong các lĩnh vực do Bộ Lao động Thương binh Xã hội phụ trách không thể nói mặt nào quan trọng hơn mặt nào. Lĩnh vực trẻ em, bình đẳng giới, ma túy, mại dâm...đều cần phải giải quyết, nhưng một mình Bộ Lao động không thể làm hết mà cần có sự hợp tác của xã hội.
Phó Thủ tướng chỉ đạo, năm 2014 Bộ Lao động phải tập trung giải quyết vấn đề việc làm vì tình trạng thất nghiệp còn nhiều thì trách nhiệm một phần thuộc về Bộ. Ở nông thôn, khi đưa khoa học kỹ thuật vào, giải phóng sức lao động thì một bộ phận người dân có nhu cầu làm công nhân trong các nhà máy. Trung ương vừa có Nghị quyết đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nên các trường dạy nghề thuộc Bộ cũng cần đổi mới, cần đột phá theo hướng gắn cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.
Theo ông Đam, trong điều kiện nguồn lực ít, Bộ Lao động cần phải làm có trọng tâm với hiệu quả cao nhất. Đầu tiên là gắn nơi có tiềm năng tập trung lao động với việc phát triển cơ hội việc làm và tập trung xuất khẩu lao động, tiến tới xem xuất khẩu lao động như một mũi nhọn.
"Dư luận đang bức xúc về việc các công ty thu phí người lao động hơn mức quy định. Năm 2014 cần phải chấn chỉnh việc này. Đơn vị nào thu sai cần xử lý nghiêm", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ông Đam cũng lưu ý, hơn 4 triệu người đang được hưởng trợ cấp. Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn thì vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng tiền tốt nhất. Không nên làm chính sách theo bình quân, chẳng hạnnhững người cao tuổi gia đình khá giả không cần bảo trợ, nếu dồn được tiền đó vào người thực sự khó khăn thì mới có ý nghĩa.
"Năm 2014 có thể lựa chọn làm thử một chính sách, bảo trợ đúng đối tượng, đúng yêu cầu. Làm được điều này sẽ là cuộc cách mạng trong bảo trợ xã hội", Phó Thủ tướng đề xuất.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Thứ hạng quốc gia cũng là tiền bạc!" Trước thực trạng Việt Nam luôn trong nhóm "đội sổ" về xếp hạng cạnh tranh thế giới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, việc nâng vị thứ Việt Nam là yêu cầu bắt buộc và gắn với trách nhiệm cá nhân, trước hết vì chính quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp. Chỉ đạo tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia...