Không thấy nhân viên ghi chỉ số, sao vẫn có hóa đơn tiền nước?
Trong thời gian giãn cách xã hội tại TP.HCM, nhiều gia đình vì một số lý do không ở nhà, trường hợp ở nhà thì không thấy nhân viên ghi số nước nhưng đến tháng vẫn nhận hóa đơn tiền nước, cơ sở nào có chỉ số nước đưa vào hóa đơn?
Ngành nước TP.HCM cho biết sẽ tính hóa đơn tiền nước theo trung bình 3 tháng liền kề nếu không tiếp cận nhà dân để ghi chỉ số nước được và hoàn tiền sau khi có cơ sở – Ảnh: LÊ PHAN
Một người dân thắc mắc sau khi thành phố áp dụng giãn cách thì không có nhân viên nào của Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn đến nhà ghi chỉ số nước. Gia đình khách hàng này có sử dụng nước nhưng không biết công ty lấy đâu ra chỉ số mà quy ra giá tiền?
“Điện thì hiện giờ đã được lắp đặt đồng hồ điện tử nên có thể điều khiển từ xa. Còn đồng hồ nước lại đặt trong nhà dân và không phải đồng hồ điện tử nhưng vẫn có hóa đơn để thanh toán, vậy số tiền này lấy gì làm cơ sở?”, người này đặt câu hỏi.
Một số người dân khác tại quận Bình Thạnh cũng bày tỏ thắc mắc khi cả gia đình đi cách ly tập trung do mắc COVID-19 nhưng vẫn có hóa đơn tiền nước, dù đồng hồ nước để trong nhà và cũng không nhận được điện thoại của nhân viên ghi chỉ số nước.
Giải thích về vấn đề này, ông Lê Trọng Thuần – trưởng phòng kinh doanh Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) – cho biết thời gian qua TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội. TP có nhiều vùng đỏ, nhiều hẻm, khu dân cư bị phong tỏa nên đúng là nhân viên ghi nước không thể tiếp cận được từng nhà như người dân phản ánh.
Theo quy định, nếu không liên hệ được với khách hàng hoặc gia đình khách hàng đóng cửa sau nhiều lần đến ghi nước thì ngành cấp nước sẽ tính hóa đơn dựa trên mức trung bình 3 tháng liền kề mà khách hàng sử dụng trước đó.
Video đang HOT
Sau đó khi liên hệ lại được, ngành cấp nước sẽ căn cứ vào chỉ số nước gần nhất để hoàn số tiền đã đóng cho khách hàng. Do đó khách hàng có thể yên tâm về vấn đề này.
Hiện nay, theo “Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch COVID-19 trên địa bàn TP”, do nguyên chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ký ban hành, đã chấp thuận nội dung giảm tiền nước cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM trong 3 tháng.
Theo đó, đối với người dân sử dụng nước (không tính huyện Củ Chi, do không thuộc địa bàn công ty phụ trách) sẽ được giảm 10% trên hóa đơn tiền nước trong 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 11.
TP.HCM có nhiều chuỗi lây nhiễm, 2 ca F4 dương tính
Từ ổ dịch nhóm truyền giáo Phục Hưng đã phân thành nhiều chuỗi lây nhiễm ở khu công nghiệp, công ty, trường học và khu dân cư.
Sáng 7/6, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM đã họp triển khai công tác chống dịch trên địa bàn. Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh, cho biết đến nay, thành phố đã có 640 ca bệnh, trong đó 433 ca nhiễm trong cộng đồng, 207 ca nhập cảnh.
Hiện, TP.HCM điều trị 371 bệnh nhân dương tính mới. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận 3 bệnh nhân Covid-19 rất nặng, 2 người phải thở bằng ECMO.
Một người dân TP.HCM được lấy mẫu xét nghiệm nCoV. Ảnh: Thanh Tùng.
Liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng được phát hiện ngày 26/5 đến nay đã có 362 ca, chia thành nhiều chuỗi lây nhiễm khác nhau, phân bố ở 21/22 quận, huyện tại thành phố. Cụ thể:
Trong đó, chuỗi tại Khách sạn Sheraton đã có 12 ca. Người phát hiện đầu tiên là bệnh nhân 6282. Kế tiếp, một số đầu bếp, nhân viên phục vụ tại khách sạn có kết quả dương tính. Tất cả đã cách ly tập trung từ ngày 28/5.
Chuỗi Cửa hàng cà phê Trung Nguyên 104 Phổ Quang có 34 ca. Các nhân viên lây sang hộ gia đình và nhà trọ (đường Điện Biên Phủ). Riêng nhánh lây nhiễm tại nhà trọ trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) có 18 ca. Nơi này đã được phát hiện và phong tỏa ngày 29/5.
Chuỗi Trường Mầm non song ngữ Kid Town có 27 ca, khởi phát là bệnh nhân 6427. Sau đó các ca F1 (8), F2 (9), F3 (7) và F4 (2) chuyển dương tính. Người mắc bệnh là giáo viên của trường, sau đó lây sang các hộ gia đình, khu nhà trọ. Kết quả điều tra ghi nhận lây lan sang tỉnh Bạc Liêu (1 ca), Long An (3 ca), Đồng Tháp (1 ca) trong chuỗi lây này. Ngày ghi nhận ca bệnh gần nhất tại thành phố là 5/6.
Khu nhà trọ ở hẻm Dương Quang Hàm (quận Gò Vấp) có 22 ca mắc, gồm ca khởi phát là bệnh nhân 6289, kế tiếp 11 ca F1, 5 ca F2 và 5 ca F3 chuyển dương tính. Về ca nhiễm từ các nhân viên ở Công ty Nàng Khô, ngành y tế ghi nhận một trường hợp lây sang Trà Vinh. Đây là F3 và là bệnh nhân gần nhất, được phát hiện ngày 6/6.
Khu Mả Lạng, phường Nguyễn Cư Tinh, quận 1, TP.HCM bị phong tỏa do có ca bệnh liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng. Ảnh: Thanh Tùng.
Chùm lây nhiễm tại Công ty IDS có 37 ca mắc. 10/23 nhân viên tại đây mắc bệnh rồi lây lan cho hộ gia đình của các nhân viên. Từ đây phát sinh ra ổ dịch ở CEN Sài Gòn (quận 1) với 45 ca.
Ông Bỉnh cho biết ổ dịch CEN Sài Gòn có ca nhiễm là một chiến sĩ đang làm ở một trường đại học tại TP.HCM. Lúc đầu, ngành y tế không xác định được nguồn lây nhưng sau đó phát hiện người này sống chung với anh trai ở Bình Tân, làm tại tòa nhà CEN Sài Gòn. Đây là những trường hợp phát hiện khi truy vết F1.
Công ty TNHH đầu tư dịch vụ Thiên Tú FN, có văn phòng lầu 4 thuộc Toà nhà Phan Khang, Số 1 Hoàng Việt, quận Tân Bình. Chuỗi này có 91 ca gồm ca F0 là bệnh nhân 6301, sau đó 72 ca F1, 16 ca F2, 2 ca F3 chuyển dương tính. Công ty này đã được cách ly tập trung từ ngày 28/5. Hiện đã phát hiện 71 bệnh nhân gồm 46 người phát hiện trước khi cách ly và 25 người đã được cách ly tập trung, xét nghiệm 1 lần âm tính. Ngày phát hiện ca bệnh gần nhất trong cộng đồng của chuỗi này là ngày 3/6.
Chuỗi lây nhiễm trong khu công nghiệp có 3 ca là các nhân viên làm việc tại đây. Tuy nhiên nhờ phát hiện sớm, xử lý dập dịch triệt để nên đến nay chưa ghi nhận có lây lan dịch bệnh trong khu vực này
Ngoài ổ dịch liên quan nhóm truyền giáo, từ ngày 18/5 thành phố còn ghi nhận ổ dịch trong công ty quận 3 với 2 bệnh nhân. Đến ngày 4/6, ổ dịch này có 1 trường hợp tiếp xúc gần có kết quả dương tính, tuy nhiên đã được cách ly tập trung nên không có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng.
Ổ dịch tại quán bánh canh O Thanh ở quận 3 ban đầu có 5 bệnh nhân phát hiện từ ngày 21/5. Đến ngày 2/6 có thêm 2 trường hợp tiếp xúc gần dương tính, đã được cách ly trước đó nên không lây nhiễm cho cộng đồng. Đến nay chưa phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh.
Ông Bỉnh cho biết, nhờ biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, kịp thời của thành phố, sau 6 ngày áp dụng giãn cách xã hội, số ca bệnh phát hiện hàng ngày đang có dấu hiệu giảm dần.
Hiện còn khoảng 20-25 ca trong cộng đồng, còn lại là các ca phát hiện trong khu cách ly hoặc khu phong tỏa. Các ổ dịch trên cũng đã được khống chế.
Tuy nhiên, ông Bỉnh nhấn mạnh, người dân thành phố không nên chủ quan, mà tiếp tục thực hiện 5K và thành khẩn khai báo y tế.
Đề xuất 7 chiến lược chống dịch Covid-19 sau ngày 15/9 tại TP.HCM Sở Y tế TP.HCM vừa có tờ trình đề xuất 7 chiến lược chống dịch Covid-19 tại TP sau ngày 15/9, trong đó có nội dung giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh Covid-19". Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng vừa ký tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành chiến lược phòng chống dịch Covid-19 giai...