‘Không thay đổi, Việt Nam sẽ làm thuê cho thế giới’
Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn ở đẳng cấp thấp. Campuchia và Lào đã vượt mặt.
Mặc dù thừa nhận kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu nhưng các đại biểu tham dự diễn đàn “Tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam (VN)” do Viện Kinh tế VN tổ chức ngày 19-11 đều chung nhận định: Kinh tế VN vẫn tụt hậu, đang ở đẳng cấp thấp.
Hàn Quốc xuất khẩu ông chủ, Việt Nam xuất khẩu làm thuê
Dẫn lời một chuyên gia nổi tiếng, Viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên tổng kết: “Hiện nay Hàn Quốc xuất khẩu ông chủ sang VN, còn VN chủ yếu xuất khẩu lao động làm thuê sang Hàn Quốc. Đây là một hình ảnh đáng giá để nói về sự tụt hậu của VN 30 năm qua”.
Theo ông Thiên, 30 năm, Hàn Quốc thay đổi chân dung quốc gia rất nhanh, còn VN vẫn là hình ảnh quốc gia xuất khẩu lao động. Dẫn lời GS Trần Văn Thọ, ông Thiên cho rằng: “Dù xuất khẩu đẳng cấp thấp nhưng vẫn đang được nhiều người coi là thành công, song nếu cứ tiếp tục định hướng này thì VN sẽ là quốc gia đi làm thuê cho toàn thế giới”.
Đồng tình, TS Vũ Tuấn Anh, chuyên gia cao cấp của Viện Kinh tế VN, chỉ ra một nghịch lý khác: VN xuất khẩu lao động được đào tạo sang các nước Trung Đông, Hàn Quốc, Đài Loan… nhưng lại nhập khẩu lao động cơ bắp vào VN. Điển hình là lao động Trung Quốc tại những công trình do Trung Quốc làm tổng thầu ở Hà Tĩnh, Tây Nguyên.
Ở khía cạnh khác, TS Vũ Tuấn Anh nhận xét năng suất của lao động VN có tốc độ tăng trưởng rất chậm, thua kém nhiều nước trong khu vực như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
“Năng suất lao động của chúng ta đứng ở mức thấp nhất khi so sánh với một số nước châu Á và chỉ đóng góp 20% vào sự tăng trưởng trong nhiều năm qua” – ông Tuấn nêu thực trạng.
Còn GS Nguyễn Quang Thái – Hội Kinh tế VN thì nhìn nhận năng suất lao động VN kém chủ yếu do cơ cấu kinh tế lạc hậu, dẫn đến lao động làm việc ở khu vực năng suất thấp quá đông. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không đạt yêu cầu và không phù hợp với tiềm năng kinh tế của VN” – ông Thái bình luận.
Việc nâng tỉ lệ nội địa hóa ngành ô tô sản xuất trong nước coi như bị phá sản. Ảnh: CTV
“Xin đừng tô hồng Việt Nam”
GS Nguyễn Quang Thái kể: Tuần trước, ông làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới. Họ khen ngợi và đánh giá VN rất cao.
Đáp lại những lời khen này, ông Thái nói: “Cám ơn các bạn đã yêu quý VN nên đã tô hồng VN quá nhiều. Các bạn muốn để VN tiến lên, có khát vọng tăng trưởng thì các bạn nên nói rõ những khuyết điểm, những mặt còn yếu kém”.
Video đang HOT
Dưới góc nhìn của ông Thái, VN hiện đã tụt hậu và có những khía cạnh tụt hậu rất xa so với thế giới. “Chúng ta xuất khẩu được 150 tỉ USD nhưng để xuất khẩu được chừng này thì lại phải nhập khẩu nguyên liệu rất nhiều. Chúng ta đã làm nhân đạo rất tốt là… xuất khẩu hộ các nước khác!” – ông Thái tỏ vẻ ngậm ngùi.
Lấy ví dụ về xuất khẩu gạo, GS Thái nói VN xuất khẩu gạo được 3 tỉ USD nhưng dành ra tới 3,8 triệu ha để trồng lúa. “Chúng ta đang thích định lượng và thích sự ổn định về số lượng, không quan tâm đến chất lượng nên gạo của VN không có thương hiệu”.
Dẫn ra một con số khác, TS Vũ Tuấn Anh chỉ ra VN xuất khẩu gạo được 3 tỉ USD nhưng lại nhập khẩu tới 4 tỉ USD ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi.
Từ đây các đại biểu cho rằng nền nông nghiệp của VN cũng tụt hậu như đặc trưng chung của nền kinh tế. TS Lê Xuân Bá, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, phát biểu: “Nền nông nghiệp VN không chỉ lạc hậu mà còn là nền nông nghiệp bẩn, đang đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn”.
Theo ông Lê Xuân Bá, nếu không khắc phục được tình trạng này, nền nông nghiệp Việt chẳng những không tận dụng được cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại, mà còn bị những thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế nhấn chìm.
Mai mốt có còn đi vay được không?
Lấy ví dụ về sự phát triển của hạ tầng VN, TS Vũ Tuấn Anh nhận xét hạ tầng đã có những thay đổi rất nhanh. Có điều cơ sở hạ tầng đó có được là nhờ VN đi vay.
“Trong tương lai, chúng ta có còn đi vay được nữa không? Nếu không thì chúng ta sẽ xử lý bài toán hạ tầng thế nào?” – ông Anh lo lắng. Ông cũng cho rằng nếu nói về tốc độ tăng trưởng, VN thuộc loại có tốc độ tăng trưởng cao. Thế nhưng chúng ta vẫn ở một đẳng cấp thấp so với các quốc gia khác. Hiện nay Campuchia và Lào cũng đã vượt VN.
“Niềm tự hào tốc độ tăng trưởng nhanh cũng chưa đủ để giúp chúng ta tiến lên” – ông Anh nhìn nhận.
Vạch ra lý do, TS Vũ Tuấn Anh nói VN hiện tăng trưởng nhờ vào vốn (60%), mà chủ yếu là nhờ đầu tư nước ngoài. Công nghệ rất lạc hậu, còn việc chuyển giao công nghệ chủ yếu là nhờ các tập đoàn lớn của nước ngoài.
Trong khi các doanh nghiệp của chúng ta chỉ chuyển giao và tiếp nhận công nghệ mới rất ít. “Nếu cứ đà này thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chiếm lĩnh toàn bộ nền công nghiệp VN. Nếu một nền kinh tế với công nghệ lạc hậu, rệu rã thì có thể phát triển được hay không?” – ông Anh đặt vấn đề.
Để tăng trưởng bền vững và có hiệu quả, GS Thái đề nghị cần phải xem lại chính sách đầu tư của VN. “Tiền trong túi ít thì phải dè xẻn, phải tính toán sao cho hiệu quả. Nhưng đáng tiếc là chúng ta chưa quan tâm đến điều này” – GS Thái nói.
Đi vào cụ thể hơn, TS Dương Đình Giám nói: “Tư duy tỉnh này có nhà máy thép, tỉnh kia cũng phải có, tỉnh này có xi măng, tỉnh kia cũng đầu tư, không chịu kém đã làm lãng phí nguồn lực để phát triển”.
Bị ràng buộc bởi “vòng kim cô” Chúng ta phải chú ý đến những bài học không thành công. Do khách quan, VN không có một mô hình, một chủ thuyết phát triển rõ ràng. Sự đổi mới kinh tế cũng chưa chú ý đến chất lượng. Người VN thích tranh luận. Chúng ta 30 năm nay vẫn đang tranh luận với nhau về kinh tế thị trường định hướng XHCN, doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo. Cuộc tranh luận này vẫn chưa kết thúc. Những quan điểm hiện đại như kinh tế tri thức, kinh tế xanh, quốc gia khởi nghiệp, chúng ta cũng đã tranh luận 15 năm nay mà không rõ nội hàm của nó là gì. Chúng ta vẫn bị ràng buộc bởi nhiều vòng kim cô, mãi không thoát ra được. Chúng ta đang luẩn quẩn với những triết lý, chẳng hạn như cái chung hay cái riêng mang tính quyết định. Nguyên Phó Thủ tướng VŨ KHOAN Theo ông Lê Xuân Bá, ngành ô tô, tỉ lệ nội địa hóa với mục tiêu 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010 với xe thông dụng đã bị phá sản. Bởi hiện nay ngành này mới chỉ đạt có 7%-10% với xe con và 50% xe khách và tải nhẹ. Như vậy VN đang tụt hậu so với chính mục tiêu chúng ta đề ra.
CHÂN LUẬN
Theo_PLO
Cơ hội đầu tư cổ phiếu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
ACV sẽ bán 3,47% vốn (tương đương 77.804.122 cổ phần) ra công chúng. Mức giá khởi điểm là 11.800 đồng/CP
Cơ hội đầu tư cổ phiếu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã được ACV giới thiệu sáng nay (19/11) tại Hà Nội. Đây là sự kiện được các nhà đầu tư quan tâm khi có tới trên 300 tổ chức và cá nhân khu vực phía Bắc quan tâm đến tham dự.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP có vốn điều lệ: 22.430.985.040.000 đồng. Tổng số cổ phần: 2.243.098.504 cổ phần. Mệnh giá 1 cổ phần là 10.000 đồng/CP.
Theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ACV sẽ bán 3,47% vốn (tương đương 77.804.122 cổ phần) ra công chúng. Bán cho nhà đầu tư chiến lược 20% vốn (448.619.701 cổ phần), công đoàn tại doanh nghiệp 0,13% vốn (3.003.003 cổ phần), người lao động 0,99% (22.127.800 cổ phần), còn lại nhà nước vẫn nắm giữ 75% vốn (1.682.323.878 cổ phần) của ACV sau cổ phần hóa.
Việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ được thực hiện theo phương thức bán đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/12 tới.
Mức giá khởi điểm trong đợt chào bán này được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt là 11.800 đồng/CP, như vậy, thị trường sẽ cần khoảng 918 tỷ đồng để mua hết số cổ phần ACV chào bán ra công chúng (77.804.122 cổ phần).
Tại hội thảo, đại diện ACV đã cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin liên quan đến cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, giải đáp các câu hỏi về tiềm năng phát triển, cơ hội đầu tư vào Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam trước khi thực hiện việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng theo phương thức đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/12/2015.
Quản lý 22 cảng hàng không, bao gồm 7 cảng quốc tế
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 Tổng công ty: Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung và Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, hiện đang quản lý 22 cảng hàng không trên cả nước (bao gồm 7 cảng hàng không quốc tế và 15 cảng hàng không quốc nội) trong đó có 21 cảng hàng không đang khai thác, góp vốn vào một số công ty con và công ty liên kết.
Các cảng hàng không được đầu tư ngày càng hiện đại và tiện nghi, đảm bảo an ninh an toàn.
Năng lực khai thác của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tăng từ 45,15 triệu hành khách/năm (năm 2011) lên gần 70 triệu hành khách/năm (năm 2015).
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam luôn duy trì tốc độ phát triển ổn định, đảm bảo an ninh an toàn trong mọi tình huống, kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Trong 3 năm (từ 2012 đến 2014): Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã phục vụ trên 132,608 triệu lượt hành khách, tăng trung bình khoảng 16%/năm; đảm bảo an tòan tuyệt đối cho trên 1,006 triệu lượt chuyến bay, tăng trung bình 9,97%/năm; vận chuyển trên 2,284 triệu tấn hàng hóa - bưu kiện, tăng trung bình 15,29%/năm; tổng doanh thu (3 năm) đạt 28.114 tỷ đồng, tăng trung bình 14,86%/năm; lợi nhuận sau thuế (3 năm) đạt 6.342 tỷ đồng, tăng trung bình 29,75%/năm; vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tăng từ 14.805 tỷ đồng (khi hợp nhất năm 2012) lên 19.833 tỷ đồng (năm 2014), tăng 33,96%.
9 tháng năm 2015, sản lượng hành khách của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đạt trên 46,5 triệu hành khách, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển trên 716.000 tấn hàng hóa bưu kiện, tăng 16,1%; phục vụ 331.775 lượt chuyếncất hạ cánh, tăng 19,3% so với cùng kỳ 2014.
Dự báo kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt
Hoạt động kinh doanh của ACV được tách thành 3 phần chính: dịch vụ hàng không, dịch vụ phi hàng không và bán hàng. Trong đó 81% doanh thu đến từ dịch vụ hàng không, nguồn thu này tăng liên tục qua các năm, đạt khoảng 5.000 - 6.400 tỷ nhờ tốc độ tăng trưởng khối lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa qua cảng và số lượt máy bay hạ cất cánh tại các cảng.
Nguồn dịch vụ phi hàng không chiếm 11% doanh thu. Hoạt động kinh doanh chủ yếu là khai thác không gian và diện tích mặt bằng trong nhà ga do ACV quản lý như cho thuê văn phòng, cho thuê mặt bằng quảng cáo, phí bến giữ xe.
Hoạt động bán hàng chiếm khoảng 8% tổng doanh thu của ACV chủ yếu từ hoạt động bán hàng miễn thuế, đồ lưu niệm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh các sản phẩm tiện ích.
Lợi nhuận sau thuế của ACV cũng tăng đều qua các năm, mức tăng 53,6% năm 2013 và 9,3% năm 2014, 6 tháng đầu năm 2015 ACV đạt lợi nhuận sau thuế 533 tỷ đồng, ROE năm 2014 là 12,29% và ROA đạt 5,83%.
ACV đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu sau cổ phần hóa hàng năm khoảng 3%, sau 5 năm tăng 12%, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân 12% trong 5 năm, cổ tức 5%/năm, tiếp tục khai thác các cảng hàng không hiện hữu và đầu tư cảng hàng không Long Thành.
Cụ thể: Doanh thu hàng không được dự báo đạt 8.204 tỷ đồng năm 2015 và đạt 11.122 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng tương đương 8%/năm.
Doanh thu phi hàng không và bán hàng được dự đoán đạt 979 tỷ đồng năm 2015 và đạt 1.209 tỷ đồng vào năm 2019, tốc độ tăng trưởng tương đương 7%/năm.
AVC cũng dự báo doanh thu tài chính đạt 823 tỷ đồng năm 2015 và đạt 987 tỷ đồng vào năm 2020.
Doanh thu từ cổ tức được chia dự báo đạt 67 tỷ đồng năm 2015 và đạt 109 tỷ đồng vào năm 2020.../.
Đặng Khanh
Theo_VOV
Petrolimex Quảng Bình bán vượt 1.300 tấn gas trong năm 2015 Ngày 09 tháng 11 năm 2015, tại Khách sạn Mường Thanh Nhật Lệ (Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình), Tổng Công ty Gas Petrolimex đã tổ chức lễ vinh danh Công ty Xăng dầu Quảng Bình (Petrolimex Quảng Bình) đạt sản lượng trên 1.300 tấn gas trong năm 2015. Tốc độ tăng trưởng Gas Petrolimex qua các năm từ 2011 đến 2015 Đến...