Không thắt dây an toàn, tài xế ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
Dây an toàn là trang bị thường bị các bác tài xế Việt ít sử dụng. Chúng ta nên tự giác thắt dây an toàn để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Xuất hiện cách đây hơn 50 năm, dây an toàn là trong những hệ thống an toàn đầu tiên được trang bị trên xe ô tô và và có giá trị to lớn trong việc bảo vệ mạng sống con người. Kể từ khi ra đời, chiếc đai an toàn đã giảm số người tử vong do các tai nạn giao thông xuống hơn một nửa.Theo sau là một loạt các trang bị an toàn tiếp theo như cột lái tự đổ, nóc xe chịu lực, thanh chống lật và quan trọng nhất chính là túi khí.
Không có dây an toàn, những công nghệ an toàn tiên tiến khác cũng mất đi rất nhiều giá trị nếu chẳng may tai nạn xảy ra dù bạn đang sở hữu những chiếc sedan hay SUV. Thế nhưng, nhiều người vẫn có thói quen không chịu thắt dây an toàn khi lái xe hay ngồi trên xe.
Chưa kể, trên những dòng xe đời mới được trang bị hệ thống cảnh báo thắt dây an toàn, một số chủ xe hay lái xe còn tìm cách tắt đi tính năng này bằng cách này hay cách khác. Điều này gián tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của con người.
Không thắt dây an toàn bị xử phạt hành trính: (Ảnh minh họa)
Được biết, từ ngày 01/01/2018, cả người điều khiển và người ngồi tại bất kỳ vị trí nào trên xe đều phải thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy. Căn cứ Điểm k và Điểm l Khoản 1 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau: “Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: k) Không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy; l) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Khoản 7 Điều 80 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: “Điều 80. Hiệu lực thi hành
7. Việc áp dụng quy định tại Điểm k, Điểm l Khoản 1 Điều 5 Nghị định này để xử phạt đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô trong trường hợp người được chở ở hàng ghế phía sau trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Không nên sử dụng những công cụ để đánh lừa hệ thống cảnh báo thắt dây an toàn trên xem.
Điển hình trong năm 2018, vụ tai nạn thương tâm trên cao tốc Liên Khương – Đà Lạt. Theo thông tin, chiếc xe gặp nạn là Ford Everest, một chiếc xe hiện đại và an toàn, nhưng chỉ vì người ngồi trên xe không thắt dây an toàn, nên đã văng ra khỏi xe và tử vong. Nguyên nhân gây ra tai nạn còn nhiều yếu tố khác, tuy nhiên nếu có thắt dây thì mọi chuyện có thể đã khác, khi rủi ro đã được hạn chế.
Một số người vẫn chủ quan trên xe đã có túi khí. Tuy nhiên trên thực tế, không thắt dây an toàn khiến hiệu quả của túi khí giảm đi rất nhiều, thậm chí gây nguy hiểm ngược lại đối với người ngồi trên xe. Vì vậy các bác tài nên chủ động đồng thời nhắc nhở người ngồi trên xe sử dụng trang bị này để được bảo vệ, cũng như tránh bị phạt không đáng có.
theo Khampha
Một số đồ vật tưởng như vô hại nhưng bạn lại không nên để chúng trong ô tô
Son môi, chai nước bằng nhựa, lon nước có ga... là những thứ tưởng như chẳng có vấn đề gì khi để chúng trong ô tô. Nhưng lí do vì sao không nên làm như vậy thì hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Nước có ga
Với lượng khí ga nhiều trong lon nước, nếu bạn để chúng quá lâu trong xe có thể gây ra tình trạng phát nổ, nhất là trong điều kiện nắng nóng như ở Sài Gòn hiện nay.
2. Chai nước bằng nhựa
Chai nhựa có thể rất tiện dụng, chúng dễ dàng để đem đi và cũng nhẹ nhàng khi "vứt bỏ", nhưng nước khoáng đóng trong chai nhựa cũng có hạn sử dụng, nếu bạn để quá lâu sẽ không tốt cho sức khoẻ.
Theo các nhà khoa học, khi bị phơi dưới nắng trong một thời gian dài, các thành phần hóa học có trong nhựa sẽ bị biến đổi, từ đó sản sinh ra các loại độc tố gây hại cho cơ thể con người, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư cực kỳ đáng sở của thế kỷ.
Thêm nữa, chai nhựa là chất cực kì khó phân huỷ và gây ra ô nhiễm môi trường. Hãy hạn chế sử dụng đồ nhựa bằng việc chuẩn bị bình nước cá nhân và đem theo mọi lúc mọi nơi nhé.
3. Son môi
Chất cấu thành của son môi đa phần là sáp, bột màu, dầu, và chất làm mềm da. Khi để trong ô tô với nhiệt độ cao sẽ làm son bị tan chảy, gây ra những vết bẩn khá là mất thẩm mỹ cho chiếc xe của bạn đấy.
4. Máy bật lửa
Nhiều lái xe thường có thói quen hút thuốc để giữ cho cơ thể tỉnh táo trong quá trình lái xe, mà đã hút thuốc thì phải có bật lửa kèm theo. Đôi khi, vì lơ đễnh hay do thói quen mà họ thường đặt bật lửa ngay trên bảng táp lô phía sau kính lái, khi bị ánh sáng mặt trời chiếu vào thì nguy cơ cháy nổ ngay trên xe sẽ là rất lớn.
5. Chocolate và các loại kẹo, băng dính
Nhiệt độ cao sẽ khiến cho chocolate, các loại kẹo, dép cao su hay băng dính rất dễ bị biến dạng, tan chảy và dễ có nguy cơ bị bốc cháy. Do vậy, việc để những món đồ này trong ô tô quá lâu cũng là không nên, bởi hậu quả sẽ khiến chủ xe mất không ít thời gian và công sức để loại bỏ các vết bẩn. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất kẹo chocolate (socola) khuyến cáo người dùng bảo quản chúng trong tủ lạnh hoặc khu vực có nhiệt độ phù hợp.
6. Các thiết bị điện tử
Dưới tác động của ánh sáng mặt trời với nhiệt độ cao, các linh kiện có thể dễ dàng bị phá hỏng dù được sản xuất với công nghệ cao đi chăng nữa.
Đặc biệt, điện thoại di động với pin bên trong sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm, bởi khi lượng acid bên trong bị rò rỉ, nó có thể gây hại nghiêm trọng cho da và mắt của những người ngồi trên xe. Nghiêm trọng hơn, những thiết bị này dễ phát nổ khi nhiệt độ trong xe quá cao, có thể gây nên những tai nạn đáng tiếc.
Theo Khampha
10 mẫu ô tô đáng mua nhất năm 2019 Tạp chí ô tô Motor1 mới đây công bố 10 mẫu ô tô đáng mua nhất năm 2019. Danh sách 10 mẫu xe đáng mua nhất năm 2019 trải dài ở nhiều phân khúc khác nhau như sedan, SUV, MPV... đã dựa vào nhiều tiêu chí chấm điểm, trong đó khả năng vận hành, thiết bị an toàn được đánh giá cao nhất....