Không tháo thép Trung Quốc trên tàu 67, DN sẽ bị xử lý hình sự
Nếu Công ty TNHH Đại Nguyên Dương không chịu tháo thép Trung Quốc kém chất lượng để thay thép mới, kéo dài thời gian sửa chữa, UBND tỉnh Bình Định sẽ yêu cầu công an xử lý hình sự.
Đăng kiểm: Giám sát rất chặt chẽ!
Tại Xí nghiệp đóng tàu Tam Quan (huyện Hoài Nhơn, Bình Định), Công ty TNHH MTV Nam Triệu đang tiến hành sửa chữa và thay máy mới chính hãng Mitsubishi cho 7/15 tàu vỏ thép mà công ty cam kết khắc phục.
Theo ngư dân Nguyễn Ảnh – Chủ tau BĐ 99678 TS, các công nhân của Công ty Nam Triệu rất tích cực khắc phục sự cố tàu hư hỏng. Tuy nhiên, do thời tiết bất lợi nên việc sửa chữa tàu đang gặp rất nhiều khó khăn.
Công ty TNHH MTV Nam Triệu đang khắc phục tàu cá cho ngư dân. Ảnh: D.T
“Hiện tại, tàu đã được sơn xong và đưa máy xuống tàu. Tuy nhiên, 2 hầm bảo quản và 2 hầm chứa nước ngọt vẫn còn đang thi công, dự kiến 1 tuần nữa sẽ xong. Sau đó, tôi coi ngày giờ phù hợp để đưa lưới lên tàu và hạ thủy. Ngư dân nằm bờ lâu quá rồi, hi vọng chuyến biến này này tàu sẽ đánh bắt hiệu quả để có cái trả nợ ngân hàng”- ngư dân Ảnh nói.
Ông Nguyên Văn Cương – Pho trương Phong đăng kiêm Trung tâm Đăng kiêm tau ca (Tông cuc Thuy san, Bộ NNPTNT) cho biết, cơ quan đăng kiểm cùng các bộ phận liên quan đa kiêm đinh, giam sat chăt che qua trinh sưa chưa chiêc tau vo thep cua ngư dân Nguyễn Ảnh.
“Chúng tôi đã kiểm tra, kiểm định quy trình sơn 5 lớp trên tàu rất đảm bảo, máy là máy thủy mới có biên bản, hộp số mới. Hiện đã đưa hộp số, máy chính lên tàu. Sau khi chờ ngư dân lắp lưới lên tàu, hạ thủy thì chúng tôi sẽ cân chỉnh hệ động lực, trục chân vịt,… để tàu ra khơi đảm bảo an toàn”- ông Cường cho hay.
Buộc tháo thép Trung Quốc “dỏm”, thay mới
Trong khi đó, theo Sở NNPTNT Bình Định, kết quả kiểm tra lại 10 mẫu thép Trung Quốc trên 5 con tàu hư hỏng (do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng) thì có đến 4 tàu không đạt thép cấp A. Do vậy, nhiều ngư dân yêu cầu công ty này tháo bỏ thép Trung Quốc, thay bằng thép mới Hàn Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tại cuộc họp gần đây, đại diện Công ty TNHH Đại Nguyên Dương năn nỉ ngư dân cho sửa chữa tàu với lý do: nếu tháo ra, thay thép thì khó hơn đóng tàu mới, kéo dài thời gian sửa chữa, công ty đang khó khăn về tài chính…
Dùng thép Trung Quốc “dỏm”, nhiều tàu cá do công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng bị rỉ sét. Ảnh: D.T
Liên quan đến vấn đề trên, ông Trần Châu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: “Quan điểm của tỉnh, đóng tàu bằng thép kém chất lượng thì phải tháo bỏ, đóng lại bằng thép đúng quy chuẩn, chất lượng”.
Theo lãnh đạo tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đã nhận tiền của ngư dân để đóng tàu bằng thép Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Tuy nhiên, công ty này lại sử dụng thép Trung Quốc kém chất lượng, giờ lại xin sửa chữa kiểu chắp vá là không thể chấp nhận.
“Thép đã không đạt chất lượng, giờ cào ra sơn lại, chắc chắn sử dụng một thời gian rồi lại thủng, rất nguy hiểm. Do đó, UBND tỉnh Bình Định yêu cầu Công ty TNHH Đại Nguyên Dương phải thực hiện đúng phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt, chậm nhất phải hoàn thành trước ngày 30.8. Nếu Công ty cố tình không thay thép mới, kéo dài thời gian tàu nằm bờ, tỉnh Bình Định sẽ đề nghị cơ quan công an xử lý hình sự về hành vi gian dối trong đóng tàu cho ngư dân” – ông Châu cho hay.
Theo Danviet
Vụ tàu 67: Ngân hàng thúc trả nợ, ngư dân lo sốt vó vì hết cách
Trong khi ngân hàng liên tục giục trả nợ, nhiều ngư dân tại Bình Định lại lâm vào cảnh "tiến thoái, lưỡng nan" khi tàu 67 hỏng hóc vẫn nằm bờ.
Tàu 67 hỏng hóc được Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đưa lên đà đê sưa chưa. Ảnh: D.T
Tàu nằm bờ, nợ chực chờ ngư dân
Những ngày qua, ngư dân Lê Văn Thãi - chủ tàu vỏ thép BĐ 99016 TS (đóng tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu) vẫn đang chạy đôn chạy đáo, yêu cầu doanh nghiệp nhanh chóng sửa chữa tàu.
Ông Thãi cho biết: "Ngân hàng liên tục thông báo nợ quá hạn nhưng tàu của chúng tôi vẫn phải nằm bờ, chờ nhà máy sửa chữa đến khi nào? Kiểu này, ngư dân không chết vì đói thì cũng phải vào "nhà đá" mà nằm. Bởi, nợ quá hạn nhiều quá thì buộc ngân hàng phải thu hồi, chúng tôi hết cách rồi".
Tàu nằm bờ, ngư dân Lê Văn Thãi lo lắng đối mặt với số nợ ngân hàng. Ảnh: D.T
Theo ông Thãi, ngân hàng liên tục gửi thông báo nợ quá hạn buộc gia đình ông phải trả 498 triệu đông. Đến 25.8 tới, tiền nợ gốc phải trả thêm cho ngân hàng 400 triệu đồng nữa nên gia đình chẳng biết phải xoay sở như thế nào với số nợ trên.
"Theo thông báo của Công ty TNHH MTV Nam Triệu thì ngày 30.8 se hoàn thành việc sửa chữa tàu nhưng với tiến độ này tôi nghĩ không kịp. Có lẽ đến năm 2018 thì tàu tôi mới có thể vươn khơi được. Nếu 30.8 này tàu không sửa xong thì chúng tôi sẽ trả lại tàu cho Công ty TNHH MTV Nam Triệu để lấy lại tiền trả nợ cho ngân hàng"- ông Thãi bức xúc noi.
Công ty TNHH MTV Nam Triệu đưa tàu lên đà sửa chữa. Ảnh: D.T
Trong khi đó, kinh tế gia đình ngư dân Nguyễn Công Quý - chủ tàu vỏ thép BĐ 99888 TS cũng rơi vào khủng hoảng khi tàu bị hư hỏng, không thê ra khơi đanh băt ca. Ngư dân này liều mình "cắm" 3 sổ đỏ và nhiều phương tiện cơ giới... thế chấp để vay vốn đóng tàu từ ngân hàng. Thế nhưng, tàu nằm bờ đang trở thành nỗi lo, gánh nặng... cho cả gia đình.
"Giờ tàu không ra khơi được thì lấy gì trả nợ cho ngân hàng. Tôi đề nghị Công ty TNHH MTV Nam Triệu cho biết thời điểm, ngày giờ... cụ thể sửa chữa khắc phục để ngư dân có thể nắm. Chúng tôi không thể chờ đợi được nữa, nếu qua ngày 30.8 tàu chưa khắc phục xong thì tôi sẽ trả tàu lại cho công ty"- ông Quý dứt khoát.
Sau sự cố tàu hỏng hóc, ngân hàng e ngại
Liên quan đến việc sửa chữa 20 tàu vỏ thép bị hư hỏng, Sở NNPTNT Bình Định cho biết, hiện nay 12/20 tàu đã được đưa về Xí nghiệp đóng tàu Tam Quan (huyện Hoài Nhơn) để sửa chữa.
Công ty TNHH MTV Nam Triệu đã đưa 7 tàu lên đà sửa chữa, hoàn thành việc sơn xong 1 tàu và đang tháo máy cũ, tiếp tục lắp máy mới và tiến hành sửa chữa thiết bị theo đúng cam kết. Công ty TNHH Đại Nguyên Dương cũng đưa lên đà 5 tàu để sửa chữa, đồng thời tiếp tục tiến hành lấy 10 mẫu thép đi kiểm tra chất lượng. Theo kế hoạch, dự kiến ngày 30.8 phải hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa tàu.
Công nhân Công ty TNHH MTV Nam Triệu tháo máy cũ, lắp máy mới cho ngư dân. Ảnh: D.T
Về vấn đề không thay thế toàn bộ thép Trung Quốc bằng thép Hàn Quốc, Sở NNPTNT Bình Định đã làm việc với 5 chủ tàu cùng Công ty TNHH Đại Nguyên Dương để hai bên bàn phương án giải quyết. Kết quả, ngư dân và doanh nghiệp đã thống nhất phương án không thay thế toàn bộ thép Trung Quốc bằng thép Hàn Quốc đạt cấp A.
Sau khi kiểm tra, nếu những phần thép Trung Quốc không đạt cấp A thì phải thay thế bằng thép Hàn Quốc đạt cấp A và Công ty sẽ trả tiền chênh lệch giá trị thép cho ngư dân. Số tiền này sẽ được chuyển cho ngân hàng để giảm nợ vốn vay cho chủ tàu.
Tàu nằm bờ vì hư hỏng, ngư dân Bình Định lại đang đối mặt với số nợ ngân hàng. Ảnh: D.T
Theo ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định, địa phương này đã có 290 tàu được phê duyệt đóng mới theo Nghị định 67 nhưng hiện tại chỉ mới giải ngân 55 tàu.
"Các trường hợp tàu đã được duyệt vay vốn nhưng chưa được giải ngân có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, về phía ngân hàng họ bắt đầu e ngại. Lý do đưa ra là nếu có rủi ro, không thu hồi được nợ thì phía ngân hàng phải gánh chịu trách nhiệm chính. Thực tế với sự cố 20 tàu 67 hư hỏng của ngư dân Bình Định thì việc ngư dân trả nợ cho ngân hàng sẽ rất khó khăn" - ông Hổ cho biết.
Theo Danviet
Sửa chữa tàu 67 theo kiểu chắp vá: Ngư dân đòi tháo thép Trung Quốc Theo kết quả kiểm tra 10 mẫu thép Trung Quốc trên 5 con tàu hư hỏng (do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng) thì có đến 4 tàu không đạt thép cấp A. Hiện nay, ngư dân yêu cầu thay toàn bộ thép mới thì doanh nghiệp lại xin "chắp vá". 4/5 tàu dùng thép Trung Quốc "dỏm" Chiều 7.8, Sở NNPTNT...