Không thành lập được chính phủ, Tổng thống Italia mất chức
Do không thể hối thúc các đảng phải thành lập chính phủ mới sau cuộc bầu cử vừa qua, Tổng thống Italia Giorgio Napolitano sẽ bị mất chức sau khi các nhà lập pháp quyết định triệu tập phiên họp vào ngày mai để chọn người thay thế.
Ông Giorgio Napolitano sẽ sớm bị thay thế
Hãng tin AFP cho biết một phiên họp toàn thể của cả hạ và thượng viện Italia đã được triệu tập vào ngày mai để bầu ra một Tổng thống mới, nhằm chấm dứt 2 tháng bế tắc trong việc thành lập một chính phủ mới.
Video đang HOT
Ngoài các nghị sỹ của hạ viện và thượng viện, đại diện của các vùng cũng được triệu tập để bầu người thay thế Tổng thống Giorgio Napolitano. Cuộc bầu cử này có thể diễn ra chỉ trong 1 ngày những cũng có thể kéo dài vài tuần. Bởi theo quy định người được chọn phải giành được hai phần ba số phiếu trong 3 vòng bỏ phiếu đầu tiên trước khi chỉ cần đạt quá bán ở lần sau đó.
“Tất cả chúng ta đều đang đi trên dây”, Stefano Folli, bình luận viên của nhật báo Il Sole 24 Ore khẳng định, trước khi cảnh báo hệ thống chính trị Italia hiện “quá cũ kỹ và mong manh để có thể chịu được áp lực từ một cuộc tranh cãi về vị trí tổng thống trong vòng vài ngày”.
Với việc không có đảng phái hay liên minh nào nắm được đa số ghế tại quốc hội, sẽ phải có một sự thỏa hiệp giữa các bên. Đây chính là điều các nhà phân tích mong chờ để chấm dứt những trì hoãn kéo dài trong việc thành lập chính phủ mới cho nền kinh tế lớn thứ ba eurozone.
Trong cuộc tổng tuyển cử ngày 24 và 25/2 vừa qua, liên minh trung tả đã chiến thắng nhưng với cách biệt mong manh và không thể giành đủ số phiếu để chiếm đa số trong quốc hội. Lãnh đạo của liên minh này, ông Pier Luigi Bersani, đã cố gắng thuyết phục các nghị sỹ từ phong trào 5 sao, một đảng theo đường lối tẩy chay chính trị, nhưng không thành công.
Trong khi đó ông Bersani lại bác bỏ lựa chọn bắt tay với liên minh trung hữu của cựu thủ tướng Silvio Berlusconi bởi lo ngại có thể gây ra tranh cãi lớn trong những người cánh tả, vốn phản ứng dữ dội vị tỷ phú nhiều bê bối. Chính vì vậy đến nay việc thành lập chính phủ mới tại Italia vẫn bế tắc.
Theo hiến pháp Italia, Tổng thống Napolitano, 87 tuổi, không thể tuyên bố giải tán quốc hội để tổ chức bầu cử lại bởi ông đã ở những tháng cuối trong nhiệm kỳ 7 năm của mình. Tuy nhiên người kế nhiệm ông lại có thể làm điều đó.
Một số nhà phân tích nhận định việc bầu cử lại không thể diễn ra trước cuối tháng 6 tới, một viễn cảnh đáng lo ngại cho Italia trên thị trường tài chính, vốn hầu như bất động.
Theo Dantri
Nga quyết lọc "những đạo luật ngớ ngẩn"
Các nghị sĩ của phe đa số trong Quốc hội Nga đã quyết định thành lập một hội đồng nhằm lọc ra những dự luật "ngớ ngẩn" trước khi chúng có cơ hội được Duma Quốc gia, tức Hạ viện thông qua.
Nhật báo RBC trích nguồn từ nhân vật cấp cao trong Đảng Nước Nga thống nhất cho hay, hội đồng này sẽ tổ chức những cuộc thảo luận sơ bộ đối với những sáng kiến hay dự luật đặc biệt quan trọng, sau đó hoặc là cho phép đệ trình lên Quốc hội hoặc chỉ là gợi ý tham khảo.
Nhiều nghị sỹ Nga thuộc các phe đối lập cho rằng động thái này đơn thuần là vì quyền lợi của người dân. Qua đó, các nhà lãnh đạo đảng còn tán đồng việc tất cả các sáng kiến về luật cần phải được thảo luận nội bộ chính thức, giúp ngăn chặn các dự thảo luật "lạ" xâm nhập vào Quốc hội Liên bang.
Mặt khác, cũng có trường hợp cơ quan lập pháp khu vực của Nga nhiều "sáng kiến" hơn so với các đồng nghiệp của họ ở Thủ đô. Ví dụ các đại biểu của Hội đồng lập pháp St Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga khi thảo luận dự luật về ngăn chặn ô nhiễm tiếng ồn đã đề nghị không chỉ cấm tiếng nhạc to, tiếng la hét mà còn cả tiếng di chuyển đồ nội thất, tiếng hú của chó - mèo, và tiếng ồn do "chuyện ấy".
Theo ANTD
Đại biểu quốc hội Trung Quốc giàu hơn hẳn các nghị sỹ Mỹ Số đại biểu quốc hội Trung Quốc thuộc tầng lớp siêu giàu đã tăng 20% trong năm nay. Trong đó 3% những người giàu nhất có trong tay tới hơn 1 tỷ USD, gần gấp 4 lần số tài sản trung bình của các nghị sỹ giàu nhất Quốc hội Mỹ. Ông Zong Qinghou - đại biểu quốc hội cũng là tỷ phú...