Không tái diễn sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ ngành thanh tra
“Công tác bổ nhiệm cán bộ được chấn chỉnh ngay, kiên quyết không để tái diễn sai phạm. Công tác tuyển dụng công chức, viên chức được tiến hành thận trọng, chặt chẽ hơn. Chấm dứt việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn và không có trong kế hoạch”
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý vừa được Thanh tra Chính phủ nêu ra trong Báo cáo tổng kết một số điểm nổi bật trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và xây dựng nội bộ nhiệm kỳ 2011-2015.
Trụ sở Thanh tra Chính phủ.
Trong 5 năm qua, toàn ngành thanh tra đã triển khai trên 37.390 cuộc thanh tra hành chính và trên 783.200 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế với số tiền 208.540 tỷ đồng, trong đó đã kiến nghị thu hồi gần 119.400 tỷ đồng và 19.230 ha đất, lập biên bản, ban hành 945.900 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 29.300 tỷ đồng, xử lý khác hơn 59.840 tỷ đồng.
Các cơ quan thanh tra cũng đã kiến nghị xử lý kỷ luật 6.460 tập thể, 22.700 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 297 vụ, 355 người. Trong đó, riêng Thanh tra Chính phủ ban hành 108 kết luận thanh tra, phát hiện vi phạm 74.550 tỷ đồng, 10.727 ha đất; kiến nghị thu hồi 22.676 tỷ đồng; kiến nghị kiểm điểm, xử lý tập thể, cá nhân vi phạm; chuyển cơ quan điều tra 48 vụ việc.
Video đang HOT
Riêng thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đã tiến hành 13.584 cuộc tại 28.902 đơn vị (riêng từ năm 2013 đến nay đã tiến hành 6.986 cuộc, phát hiện 2.109 đơn vị vi phạm, kiến nghị xử lý 973 tổ chức, 1.101 cá nhân).
Thanh tra Chính phủ cho biết so với nhiệm kỳ trước, khiếu nại, tố cáo có xu hướng giảm. Các bộ, ngành, địa phương ngày càng quan tâm hơn đến đến việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chính vì thế đã tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, tỉ lệ đạt cao hơn so với trước, bình quân hàng năm đạt trên 86%. Quá trình giải quyết luôn coi trọng công tác đối thoại, hòa giải ở cơ sở.
Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ đánh giá công tác phát hiện và xử lý tham nhũng qua hoạt động thanh tra có chuyển biến tích cực. Cụ thể, qua thanh tra đã phát hiện 441 vụ (tăng 212 vụ so với nhiệm kỳ trước), 692 người có dấu hiệu tham nhũng với 769 tỷ đồng, 10 ha đất; kiến nghị thu hồi 745 tỷ đồng (tăng 637 tỷ đồng so với nhiệm kỳ trước); kiến nghị xử lý hành chính 23 tập thể, 596 cá nhân, xử lý trách nhiệm 157 người đứng đầu; chuyển cơ quan điều tra 162 vụ, 272 đối tượng.
“Công tác bổ nhiệm cán bộ được chấn chỉnh ngay, kiên quyết không để tái diễn sai phạm. Công tác tuyển dụng công chức, viên chức được tiến hành thận trọng, chặt chẽ hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra được đổi mới, nhiều nội dung mới được cập nhật, bổ sung. Chấm dứt việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn và không có trong kế hoạch”- Thanh tra Chính phủ đánh giá về công tác xây dựng nội bộ trong 5 năm qua.
Bên cạnh nỗ lực khắc phục những hạn chế, yếu kém, ngành thanh tra đặt ra mục tiêu không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh tra, làm cho hoạt động thanh tra thực sự là phương thức hữu hiệu, sắc bén trong việc phát hiện, xử lý tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân…
Thế Kha
Theo Dantri
Chống đối, né tránh, chậm thực hiện kết luận thanh tra
Ông Lê Quang Hà - Phó vụ trưởng Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra - cho biết, đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thường có biểu hiện chống đối, né tránh hoặc chậm thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
Kết thúc thanh tra quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Hà Tĩnh, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý số tiền rất lớn và kỷ luật hàng loạt cá nhân, tổ chức liên quan (Ảnh minh họa).
Tại hội nghị chia sẻ kinh nghiệm xử lý sau thanh tra diễn ra chiều 31/3 tại Hà Nam, ông Lê Quang Hà - Phó vụ trưởng Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra (Thanh tra Chính phủ) - cho biết từ năm 2012 đến nay, công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra trong ngành thanh tra được quan tâm và đề cao thực hiện đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra. Nhất là năm 2014, khi qua công tác thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 51.583 tỷ đồng, trong đó có 8.059 tỷ đồng kiến nghị thu hồi qua thanh tra hành chính (đã thu hồi được 639 tỷ đồng) và 43.524 tỷ đồng qua hoạt động thanh tra chuyên ngành (đã thu hồi 12.553 tỷ đồng).
Toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 4.357 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra (chủ yếu kết luận từ năm 2013 và thời gian trước), thu hồi và xử lý khác 1.160/1.1670 tỷ đồng (đạt tỷ lệ trên 69%), 1.479/1.505 ha đất (98,3%).
"Kết quả xử lý sau thanh tra năm 2014 cho thấy tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản vi phạm phát hiện qua thanh tra đạt tỷ lệ cao hơn so với những năm trước đây. Năm 2014 đạt tỷ lệ 69,5%, những năm trước tỷ lệ này chỉ đạt trên 30% đến dưới 50%"- ông Hà cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Hà, trong công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra cũng gặp phải không ít những khó khăn như: thiếu quy định về các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra; chế tài xử lý trong việc không thực hiện kết luận thanh tra; một số kết luận thanh tra tính khả thi chưa cao, kiến nghị còn chung chung, chưa chỉ được cụ thể những tập thể, cá nhân có vi phạm; quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức để xảy ra các hành vi vi phạm trong công tác quản lý, điều hành do Hội đồng kỷ luật của cơ quan quản lý trực tiếp cán bộ quyết định.
"Do vậy còn hiện tượng quyết định hình thức kỷ luật chưa tương xứng đối với hành vi vi phạm; việc phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong công tác xử lý sau thanh tra chưa chặt chẽ, nhất là trong xử lý về kinh tế"- ông Hà nói.
Thực tiễn công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra cho thấy đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thường có biểu hiện chống đối, né tránh hoặc chậm thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. "Do vậy cần có những giải pháp như: tuyên truyền, thuyết phục, cưỡng chế,...để đối tượng thanh tra cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra"- ông Hà nêu kinh nghiệm.
Ngoài ra, việc chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra cần được thực hiện bằng văn bản và cần nêu rõ ai là người phải thực hiện, thực hiện nội dung gì và khi nào thực hiện. "Nếu có sai phạm về hành chính, kinh tế thuộc thẩm quyền thì xử lý sai phạm kịp thời. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật"- ông Hà đề nghị.
Thế Kha
Theo Dantri
Ông Lê Trương Hải Hiếu trở thành chủ tịch quận trẻ nhất TPHCM Được bổ nhiệm làm Chủ tịch quận kiêm Phó Bí thư Quận ủy quận 12 khi ở tuổi 34, ông Lê Trương Hải Hiếu đã trở thành chủ tịch quận huyện trẻ nhất TPHCM. Ngày 25/8, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã tổ chức trao các quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự mới cho các địa phương, đơn vị....